Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun đũa,giun tóc,giun móc và hiệu quả biện pháp can thiệp ở một số xã tỉnh Thái Bình

Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun đũa,giun tóc,giun móc và hiệu quả biện pháp can thiệp ở một số xã tỉnh Thái Bình

Luận án tiến sỹ y học : Lê Thị Tuyết

Chuyên ngành : Ký sinh trùng  : Năm bảo vệ 2001

Hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Hoàng Thế ; TS Trịnh Hữu Vách

Bệnh giun truyền qua đất, phổ biến là giun đũa, giun tóc và giun móc. Các bệnh giun này có hầu hết ở các nước trên thế giới, nhưng tỷ lệ cao ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [149] ước tính khoảng hơn một tỷ người trên thế giới nhiềm các loại giun này, 2 tỷ người có yếu tố nguy cơ. Sự nhiễm các loại giun này liên quan chặt chẽ với tình trạng sống thiếu thốn và nghèo nàn [124]. Các bệnh giun này không những phổ biến mà nó còn gây nhiều tác hại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với trẻ em: làm giảm khả năng phát triển về thể chất, trí tuệ, thậm chí còn là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tử vong.

MÃ TÀI LIỆU

LA.2001.00529

Giá :

 

Liên Hệ

0915.558.890

Theo A. Montresor, D.W.T. Crompton [124] hiện nay trên toàn cầu có: hơn 1 tỷ người nhiễm giun đũa với ít nhất 60 000 người tử vong 11 năm; 1,4 tỷ người nhiễm giun tóc với 10.000 người tử vong/1 năm và 1,3 tỷ người nhiễm giun móc, mỏ với 65.000 người tử vong/1 năm.
Việt Nam là nước có đầy đủ điều kiện thuận lợi cho bệnh giun tốn tại và phát triển. Trên 95% người Việt Nam mang mầm bệnh giun sán [10], trong đó mỗi người nhiễm từ 1-3 loài giun [58], vì vậy việc phòng chống giun truyền qua đất là một trong những vấn đề cần được ưu tiên trong chăm sóc sức khóc cộng đồng [36], [138]. Việc lựa chọn phương pháp phòng chống thích hợp, hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó phụ thuộc vào từng địa phương, từng vùng sinh thái…. Nếu chỉ điều trị đơn thuần cũng làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm các loại giun, song tỷ lệ tái nhiễm cao (51-68%) do môi trường vẫn bị ô nhiễm nặng nề [32]. 

Thái Bình một tỉnh nằm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, mang đầy đủ đặc trưng của khí hậu Việt Nam, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông (94% dân số), hàng năm sử dụng một lượng lớn phân người trong canlı tác, còn tồn tại phong tục tập quán lạc hậu như sử dụng phân tươi bón ruộng. Vì vậy tỷ lệ nhiễm giun trong nhân dân của tỉnh cao [70] và tỷ lệ tái nhiễm cũng cao.
Để góp phần vào chương trình quốc gia phòng chống các bệnh giun sán và tìm ra biện pháp phòng chống bệnh giun nhiễm từ đất có hiệu quả ở Thái Bình chúng tôi nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc và hiệu quả của biện pháp can thiệp ở một số xã tỉnh Thái Bình".
Mục tiêu của đề tài:
1. Đánh giá tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc trong nhân dân và ô nhiễm trứng giun đũa, giun tóc ở môi trường đất thuộc ba xã: Quỳnh Trang, Đông Giang và Đông Hợp tỉnh Thái Bình.
2. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp: điều trị chọn lọc và điều trị chọn lọc kết hợp với tuyên truyền GDSK, VSMT trong phòng chống bệnh giun đũa, giun tóc, giun móc ở hai xã: Đông Giang và Quỳnh Trang.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/