Nghiên cứu tình trạng rối loạn điện giải, hội chứng tiết bất hợp lý hormon chống bài niệu, hội chứng-mất muối não trong nhiễm trùng thần kinh cấp ở trẻ em
Luận án Nghiên cứu tình trạng rối loạn điện giải, hội chứng tiết bất hợp lý hormon chống bài niệu, hội chứng-mất muối não trong nhiễm trùng thần kinh cấp ở trẻ em.Nhiễm trùng thần kinh (NTTK) là bệnh hay gặp trong các bệnh lý thần kinh ở trẻ em. NTTK hay gặp nhất ở trẻ em là viêm não và viêm màng não nhiễm khuẩn. Tại Mỹ chỉ tính riêng viêm não tỷ lệ mắc là 7,4/100 000 dân viêm màng não nhiễm khuẩn là 4/100 000 trẻ [25], [48], ở các nước đang phát triển tỷ lệ mắc còn cao hơn và biểu hiện bệnh trầm trọng hơn. Tại bệnh viện Nhi Trung ương hàng năm có khoảng 600 – 700 bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh được tiếp nhận điều trị (viêm não khoảng 400, viêm màng não mủ khoảng 250, còn lại là lao màng não và các NTTK khác). Mặc dù có những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ di chứng và tử vong của bệnh còn cao: Trong viêm não, tỷ lệ tử vong 8,8% [7], viêm màng não nhiễm khuẩn tuỳ theo căn nguyên tỷ lệ tử vong là 8,7% đối với Hemophilus influenza; 30% đối với S.pneumoniae [58].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00286 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Tỷ lệ tử vong và di chứng của các bệnh này cao hơn ở những bệnh nhân có rối loạn điện giải [7], [9], [12]. Chính vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng rối loạn điện giải có ý nghĩa quan trọng đối với tỷ lệ tử vong và tiên lượng trong nhiễm khuẩn thần kinh cấp ở trẻ em.
Trong các rối loạn điện giải trên các bệnh tổn thương thần kinh trung ương nói chung viêm não, màng não nói riêng, hạ natri máu là tình trạng hay gặp nhất. Theo Harrigan [58] tỷ lệ này chiếm khoảng 30%. Hạ Natri máu làm tăng tổn thương thần kinh trung ương bằng việc làm giảm ngưỡng co giật hoặc tăng áp lực nội sọ, tăng phù não. Hạ Natri máu có thể xuất hiện riêng rẽ nhưng có thể nằm trong hội chứng bài tiết bất hợp lý hormon chống bài niệu (syndrome of inappropriate secretion of antidiuretic hormone – SIADH) và hội chứng mất muối não (cerebral salt wasting syndrome – CSWS). Việc phát hiện, chẩn đoán sớm 2 hội chứng này là rất quan trọng vì cách điều trị rất khác nhau. Trong SIADH hạn chế dịch là biện pháp chủ yếu điều trị hạ natri máu, ngược lại bù muối và nước là biện pháp điều trị chính CSWS và điều trị hạ natri máu khác.
Trên lâm sàng khó xác định dấu hiệu và triệu chứng của hạ natri máu nếu không chú ý và khám kỹ, bởi nó thường bị các triệu chứng của bệnh chính làm lu mờ. Việc xác định nguyên nhân, các dấu hiệu lâm sàng, một số yếu tố ảnh hưởng và điều trị rối loạn này là cần thiết, vì rối loạn này làm bệnh chính nặng lên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả và thời gian điều trị bệnh.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh, hậu quả, cũng như vai trò của Natri máu.
Ở Việt Nam, đã có những công trình tổng kết và đánh giá về tình trạng hạ natri máu nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về hạ natri máu trong nhiễm khuẩn thần kinh cấp ở trẻ em.
Nhằm góp phần đánh giá đầy đủ về tình trạng hạ natri máu trong nhiễm khuẩn thần kinh cấp ở trẻ em, góp phần chẩn đoán, điều trị kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và di chứng chúng tôi tiến hành đề tài này với 3 mục tiêu cụ thể sau :
1. Nghiên cứu tình trạng hạ natri máu và các yếu tố liên quan trên trẻ bị viêm não và viêm màng não nhiễm khuẩn
2. Xác định tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của SIADH, CSWS ở trẻ bị viêm não và viêm màng não nhiễm khuẩn
3. Nhận xét kết quả điều trị viêm não, viêm màng não nhiễm khuẩn có hạ natri máu, đặc biệt đối SIADH và CSWS.
Qua đó giúp các bác sỹ lâm sàng có bước tiếp tiếp cận và điều trị trước một bệnh nhân nhiễm trùng thần kinh có hạ natri máu.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. SINH LÝ CHUYỂN HOÁ MUỐI NƯỚC TRONG CƠ THỂ 3
1.1.1 Vai trò của natri trong cơ thể 3
1.1.2. Phân bố nước muối trong cơ thể 3
1.1.3 Điều hoà cân bằng nước và natri 6
1.1.4. Vai trò của thận 10
1.2. RỐI LOẠN CÂN BẰNG MUỐI NƯỚC 11
1.2.1. Rối loạn cân bằng nước 11
1.2.2. Rối loạn chuyển hoá natri 15
1.3. TÌNH HÌNH VIÊM NÃO VÀ VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM …19
1.3.1. Viêm màng não nhiễm khuẩn 19
1.3.2. Viêm não virus cấp 21
1.4. SIADH, CSWS 21
1.4.1. SIADH 21
1.4.2. Hội chứng mất muối não 32
1.5. HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. ĐỐI TƯỢNG 40
2.1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán 40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 43
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 43
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu 43
2.2.3. Nội dung nghiên cứu và các biến nghiên cứu 43
2.2.4 Kỹ thuật thu thập thông tin 49
2.2.5 Xử lý số liệu và các thuật toán trong nghiên cứu 49
2.2.6 Khống chế sai số 50
2.2.7 Đạo đức trong nghiên cứu 50
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM NGHIÊN CỨU 52
3.1.1 Một số đặc điểm dịch tễ học của nhóm nghiên cứu 52
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng chung của nhóm nghiên cứu 53
3.1.3. Tình trạng natri máu ở bệnh nhân viêm não và viêm màng não
nhiễm khuẩn 54
3.1.4. Tỷ lệ rối loạn natri máu ở bệnh nhânVN, VMNNK 55
3.2. TÌNH TRẠNG HẠ NATRI MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 55
3.2.1. Tình trạng hạ natri máu 55
3.2.2. Các yếu tố liên quan 64
3.3. TỶ LỆ SIADH, CSWS Ở TRẺ VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN, VIÊM NÃO. 72
3.3.1 Tỷ lệ SIADH, CSWS 72
3.3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của VN,VMNNK có CSWS,
SIADH 74
3 .4 NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VN, VMNNK CÓ HẠ NATRI MÁU, ĐẶC BIỆT SIADH, CSWS 79
3.4.1 Kết quả điều trị VN, VMNNK có hạ natri máu 79
3.4.2 Kết quả điều trị bệnh chính theo các hội chứng hạ natri máu 81
3.4.3. Thời gian kiểm soát được natri máu 83
Chương 4: BÀN LUẬN 84
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 84
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học và các rối loạn natri máu chung 84
4.2. TÌNH TRẠNG HẠ NATRI MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 86
4.2.1 Tình trạng hạ natri máu 86
4.2.2. Các yếu tố liên quan 96
4.3. TỶ LỆ SIADH, CSWS VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA SIADH, CSWS
TRONG VN, VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN 100
4.3.1. Tỷ lệ SIADH, CSWS 100
4.3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của SIADH và CSWS 105
4.4. NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 107
4.4.1. Kết quả điều trị VN,VMNNK có hạ natri máu 107
4.4.2 Kết quả điều trị các hội chứng SIADH và CSWS 109
4.4.3. Thời gian kiểm soát hạ natri máu 110
KẾT LUẬN 112
KIẾN NGHỊ 114
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trương Thị Mai Hồng, Lê Thanh Hải (2006), “Một vài đặc điểm rối loạn điện giải đồ ở bệnh nhân viêm não”, Y học thực hành số 3 tr 76-77.
2. Trương Thị Mai Hồng, Phạm Nhật An, Lê Thanh Hải (2008), “Hội chứng mất muối não”, Hội nghị Nhi khoa Việt – Úc.
3. Trương Thị Mai Hồng, Phạm Nhật An, Lê Thanh Hải (2008), “Đặc điểm rối loại điện giải đồ ở bệnh nhân viêm não và viêm màng não mủ”. Hội nghị Nhi khoa Miền Trung.TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Phùng Xuân Bình (2006), “Các dịch của cơ thể”, Sinh lý học tập 1, Trường Đại học Y Hà Nội, tr157-165.
2. Trần Thị Chính (2002), “Rối loạn chuyển hoá nước và điện giải”, Bài giảng sinh lý bệnh, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 95-110.
3. Dương Chí Chung (2006) “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ natri máu ở bệnh nhân bị rắn hổ cắn”, Luận văn thạc sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Bùi Đại (1991), “Nhiễm khuẩn do màng não cầu”, Bách khoa thư bệnh học, nhà xuất bản Y học tr 34-36.
5. Phạm Thị Minh Đức (2005), “Đại cương nội tiết và hocmon”, Sinh lý học tập II, NXB y học tr 65-68.
6. Trần Thanh Hoàng (2006), “Xác định hàm lượng BNP ở huyết tương bệnh nhân suy tim bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang vi hạt”, (kiểu Sandwich.), Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Trương Thị Mai Hồng (2006), “Một vài đặc điểm rối loạn điện giải đồ ở bệnh nhân viêm não”, Y học thực hành số 3 tr 76-77.
8. Lê Hùng và cộng sự (1994), “Cân bằng dịch và điện giải”, Dịch và
điện giải từ lý thuyết đến lâm sàng, Nhà xuất bản Y học chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tr 53-93.
9. Trần Thị Thu Hương (2005), “Bước đầu nghiên cứu tình trạng hạ natri máu trên bệnh nhân viêm não ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương”, Luận văn thạc sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Nguyễn Công Khanh và cộng sự (2006), “Hạ Na máu”, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em, Nhà xuất bản Y học, tr 81-84.11. Nguyễn Thế Khánh, Phạm tử Dương (1998), “Áp lực thẩm thấu máu”, Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr 297-302.
12. Nguyễn Hồng Nhân (2005), “Bước đầu nghiên cứu hạ natri máu trên những bệnh nhân viêm não, màng não và xuất huyết não”, Tạp trí nghiên cứu Y học, tập 35, số 2 tháng 3, tr194-197.
13. Đào Văn Phan (2003), “Các chất điện giải chính”, Dược lý học lâm sàng, NXB y học, tr 416-427.
14. Nguyễn Thế Toàn (2002) “Nghiên cứu nguyên nhân và cách xử trí hạ natri máu thường gặp trong hồi sức cấp cứu”, Luận văn thạc sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
15. Lê Xuân Trường (2008) “Chuyển hoá nước – muối vô cơ”, Hoá sinh lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr 47-70.
16. Phan Văn Tư (2000), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị hạ natri máu trong hồi sức cấp cứu trẻ em”, Luận văn Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nộ
Recent Comments