Nghiên cứu nguyên nhân, mức độ vàvai trò của neutrophil gelatinase associated lipocalin trong thương tổn thận cấp ở bệnh nhi nặng
Luận án Nghiên cứu nguyên nhân, mức độ vàvai trò của neutrophil gelatinase associated lipocalin trong thương tổn thận cấp ở bệnh nhi nặng.Thương tổn thận cấp (Acute Kidney Injury – AKI) hay suy thận cấp (Acute Renal Failure – ARF) là tình trạng suy giảm chức năng thận đột ngột và nhất thời, làm mất khả năng điều hòa số lượng và thành phần nước tiểu để duy trì tình trạng nội môi của cơ thể [10], [27], [28].
Thương tổn thận cấp là hội chứng lâm sàng thường gặp trong bệnh viện, đặc biệt trong hồi sức Nhi khoa. Những nghiên cứu về thương tổn thận cấp thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, kể cả ở các nước phát triển và đang phát triển [49]. Tỷ lệ mắc thương tổn thận cấp dao động từ 1 – 80% tùy thuộc vào quần thể nghiên cứu và tiêu chuẩn chan đoán được sử dụng. Nguyên nhân của thương tổn thận cấp rất phức tạp, thường phối hợp nhiều nguyên nhân, nhưng các nguyên nhân ngoài thận ngày càng chiếm ưu thế, đặc biệt là các nguyên nhân nhiễm trùng [28], [32], [36], [66], [71], [162], [163].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00287 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Trong những thập kỷ qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cơ chế bệnh sinh.. .của thương tổn thận cấp. Nhiều kỹ thuật mới với phương tiện hiện đại đã được áp dụng trong điều trị bệnh (lọc màng bụng, thận nhân tạo, lọc máu liên tục.), đã góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong của bệnh trong nhiều thập kỷ không được cải thiện, vẫn còn cao (từ 40-85%). Một trong những nguyên nhân là do thiếu các tiêu chí thống nhất trong chẩn đoán AKI, chủ yếu dựa vào nồng độ creatinin máu. Do đó, thương tổn thận cấp thường được chẩn đoán muộn và khó điều trị [33],[45], [126], [132].
Năm 2004, tại hội nghị đồng thuận quốc tế, tổ chức “Hành động vì chất lượng lọc máu cấp” (The Acute Dialysis Quality Initiative – ADQI) đã giới thiệu thuật ngữ “Thương tổn thận cấp” (Acute Kidney Injury – AKI) và tiêu chuẩn chan đoán thương ton thận cấp: RIFLE (Risk, Injury, Failure, Loss, End stage of renal disease). Thuật ngữ “Thương ton thận cấp” và tiêu chuẩn “RIFLE” đã được chấp nhận và được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng [41], [100], [136], [148]. Nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu vai trò chẩn đoán sớm thương tổn thận cấp của một số chất sinh học có trong máu và nước tiểu như: Neutrophil Genlatinase Associated Lipocalin (NGAL), cystatin C, kidney injury molecule-1 (KIM-1), N-acetyl-ỡ-D-glucosaminidase (NAG), IL-18…, bước đầu có kết quả và được ứng dụng trong lâm sàng [43], [53], [66], [105], [108], [162].
Ớ Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về thương tổn thận cấp trẻ em trong hồi sức cấp cứu, chưa có nghiên cứu về các dấu ấn sinh học (biomarker) trong máu hoặc trong nước tiểu để chẩn đoán sớm thương tổn thận cấp ở trẻ em. Do vậy đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng của thương tổn thận cấp ở bệnh Nhi nặng tại khoa Hồi sức cấp cứu.
2. Xác định nguyên nhân, yếu tố nguy cơ liên quan đến mắc AKI và tử vong ở bệnh Nhi nặng có thương tổn thận cấp tại khoa Hồi sức cấp cứu.
3. Đánh giá vai trò của Neutrophil Gelatinase Associated Lipocalin (NGAL) trong chẩn đoán sớm và tiên lượng thương tổn thận cấp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tiêu chuẩn chan đoán thương ton thận cấp ở trẻ em 3
1.1.1. Thuật ngữ 3
1.1.2. Tiêu chuẩn RIFLE 3
1.1.3. Tiêu chuẩn AKIN 6
1.2. Đặc điểm dịch tễ của thương tổn thận cấp trẻ em 7
1.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của thương tổn thận cấp ở trẻ em 10
1.3.1. Nguyên nhân thương tổn thận cấp ở trẻ em 10
1.3.2. Yếu tố nguy cơ của thương tổn thận cấp tại khoa Hồi sức cấp cứu. 13
1.4. Sinh lý bệnh của thương tổn thận cấp 14
1.4.1. Hệ thống huyết động học của thận 14
1.4.2. Sự thay đổi trong hệ thống vi mạch thận 14
1.4.3. Các yếu tố tại thận 15
1.4.4. Sự biến đổi chuyển hóa của tế bào ống thận khi có tổn thương…. 16
1.4.5. Sự phá vỡ cấu trúc của tế bào ống thận 18
1.4.6. Hiện tượng chết tế bào 19
1.4.7. Đáp ứng viêm hệ thống 19
1.4.8. Tính mẫn cảm với di truyền, biểu hiện gen và các maker sinh học
trong thương tổn thận cấp 20
1.4.9. Cơ chế sửa chữa tổn thương 21
1.4.10. Các yếu tố phát triển 21
1.5. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thương tổn thận cấp 22
1.5.1. Tiền sử bệnh 22
1.5.2. Dấu hiệu lâm sàng 22
1.5.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng trong thương tổn thận cấp 23
1.6. Marker sinh học chẩn đoán thương tổn thận cấp trẻ em 25
1.6.1. Marker sinh học truyền thống chẩn đoán thương tổn thận cấp trẻ em. 25
1.6.2. Những marker sinh học mới chẩn đoán AKI trẻ em 26
1.7. Tình hình nghiên cứu thương tổn thận cấp/suy thận cấp ở Việt Nam.. 34
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.1. Tiêu chuẩn nhập khoa hồi sức cấp cứu 37
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán AKI 37
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nghiên cứu 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 39
2.2.3. Nội dung nghiên cứu và các biến nghiên cứu 39
2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin 50
2.2.5. Xử lý số liệu và các thuật toán sử dụng trong nghiên cứu 50
2.2.6. Khống chế sai số 51
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 53
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 53
3.1.2. Tỷ lệ mắc thương tổn thận cấp 54
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nặng mắc AKI 58
3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân nặng mắc AKI 60
3.1.5. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nặng mắc AKI 61
3.2. Nguyên nhân gây bệnh của bệnh nhân nặng mắc AKI 63
3.3. Một số yếu tố liên quan đến mắc và tử vong của bệnh nhân nặng mắc AKI 65
3.3.1. Phân tích một số yếu tố nguy cơ liên quan đến mắc AKI ở bệnh
nhân nặng 65
3.3.2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong của bệnh nhân nặng
mắc AKI 69
3.4. Vai trò của NGAL đối với chẩn đoán và tiên lượng AKI 75
3.4.1. Giá trị của NGAL đối với chẩn đoán AKI 75
3.4.2. Giá trị chẩn đoán sớm của NGAL đối với AKI 78
3.4.3. Giá trị tiên lượng của NGAL theo mức độ AKI 80
3.4.4. Giá trị tiên lượng của NGAL với diễn biến của AKI 80
3.5. Vai trò NGAL với tiên lượng tử vong của bệnh nhân mắc AKI 81
Chương 4: BÀN LUẬN 82
4.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nặng mắc thương tổn thận cấp 82
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nặng mắc AKI 86
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân nặng mắc AKI 91
4.2. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ liên quan đến mắc và tử vong của bệnh
nhân nặng mắc AKI 92
4.2.1. Nguyên nhân mắc AKI của bệnh nhân nặng 92
4.2.2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến mắc AKI ở bệnh nhân nặng 94
4.2.3. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong của AKI 99
4.3. Giá trị của NGAL đối với chẩn đoán và tiên lượng AKI 104
4.3.1. Vai trò của NGAL với chẩn đoán thương tổn thận cấp 104
4.3.2. Vai trò của NGAL với chẩn đoán sớm thương tổn thận cấp…. 108
4.3.3. Vai trò của NGAL đối với tiên lượng tiến triển, mức độ và tử
vong của thương tổn thận cấp 113
4.3.4. Một số hạn chế của nghiên cứu 116
KẾT LUẬN 118
KIẾN NGHỊ 120
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
1. Tạ Anh Tuấn, Phạm Văn Thắng, Tạ Thành Văn (2011), “Dịch tễ lâm sàng và nguyên nhân của tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhi”, Tạp chí Nghiên cứu Y học 37 (2), tr. 121 – 126.
2. Tạ Anh Tuấn, Phạm Văn Thắng, Tạ Thành Văn (2011), “Tìm hiểu yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong của tổn thương thận cấp ở trẻ em tại khoa hồi sức cấp cứu”, Tạp chí Y học Việt Nam tập 385 số 1, tr. 53 -57.
3. Tạ Anh Tuấn, Phạm Văn Thắng, Tạ Thành Văn (2011), “Yếu tố nguy cơ tổn thương thận cấp của bệnh nhân Nhi tại khoa Hồi sức cấp cứu”, Tạp chí Nghiên cứu Y học 75 (4), tr. 73 – 77.
4. Tạ Anh Tuấn, Phạm Văn Thắng, Tạ Thành Văn, Nguyễn Thị Huệ (2012), “Vai trò của NGAL với chẩn đoán sớm thương tổn thận cấp ở bệnh Nhi nặng tại hồi sức cấp cứu”, Nhi khoa, tập 5, số 2, tr.40 – 45.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Thị Mai Chinh (2005), “Đánh giá hiệu quả hồi phục thể tích tuần hoàn trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Lương Văn Chương (2010) “Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ của tổn thương thận cấp ở bệnh nhân thở máy”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Trần Minh Điển (2009), “Nghiên cứu kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng tử vong trong sốc nhiễm khuẩn trẻ em”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Hồ Viết Hiếu, Tôn Nữ Vân Anh, Nguyễn Thị Lan (2004), “Tìm hiểu tình hình suy thận trẻ em ”, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu cấp bộ.
5. Đậu Việt Hùng (2007), “Đánh giá giá trị tiên lượng tử vong theo PRISM ở bệnh nhân nhi khoa hồi sức cấp cứu”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà (2010), “ Suy thận cấp/thương tổn thận cấp”, Thực hành cấp cứu nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 258-264.
7. Nguyễn Ngọc Lanh (2004), “Sinh lý bệnh chức năng thận”, Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, tr. 392 – 417.
8. Nguyễn Ngọc Lanh (2004), “Sinh lý bệnh hoạt động tế bào”, Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, tr. 137-160.
9. Nguyễn Thị Hạnh Lê, Hoàng Thị Diễm Thúy, Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Hoàng Đại (2009), “Suy thận cấp tại bệnh viện nhi đồng 2”, Tạp chí Y học Việt Nam tập 357, tr. 51- 60.10. Trần Đình Long, Lê Nam Trà (2009) “Suy thận cấp”, Bài giảng Nhi khoa tập II, Nhà xuất bản Y học, tr.136-144.
11. Trần Đình Long, Đỗ Bích Hằng và CS (2009), “Nghiên cứu điều trị suy thận bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc ở trẻ em”, Tạp chí Y học Việt Nam tập 357, tr. 37 – 42.
12. Trần Đình Long, Đỗ Bích Hằng, Lương Thị San và CS (2009), “Nghiên cứu ngộ độc ở trẻ em do ăn cây móc diều”, Tạp chí Y học Việt Nam tập 357, tr. 32 – 36.
13. Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Đỗ Bích Hằng và CS (1991), “Bệnh thận tiết niệu ở Viện Bảo vệ Sức khỏe Trẻ em từ năm 1981 – 1990”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 10 năm (1981 – 1990) Viện Bảo vệ Sức khỏe Trẻ em, tr.100-106.
14. Dương Thùy Nga (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số
yếu tố nguy cơ tử vong suy đa tạng tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường Đại học y Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Minh Phương, Lang Thị Hợi (2003), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, biến đổi sinh học của suy thận cấp trong các bệnh thận – tiết niệu trẻ em điều trị khoa tim mạch Bệnh viện Nhi Nghệ An năm 1999 – 2000”, Y học thực hành, tr. 14 – 17.
16. Phạm Văn Thắng (2007), “Nghiên cứu chẩn đoán sớm và điều trị sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em”, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ.
17. Lê Nam Trà, Trần Đình Long (2009) “Đặc điểm giải phẫu và sinh lý bộ phận tiết niệu trẻ em”, Bài giảng nhi khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr.185-195.18. Lê Nam Trà, Nguyễn Thị Diệu Thúy (2002), “Một số nhận xét về hội chứng thận hư có biến chứng suy thận cấp tại Viện Nhi”, Nhi khoa tập 10, tr. 290 – 297.
19. Lê Văn Trí, Huỳnh Thị Duy Hương, Vũ Huy Trụ (2009), “Đặc điểm suy thận cấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 1từ 06/2007 đến 02/2008”, Y Học TP. Hồ Chí Minhsố 13 tập 1, tr. 23-26.
20. Phạm Thị Xuân Tú, Phan Thị Kim Dung (2011), “Một vài nhận xét về một số đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy thận cấp ở trẻ sơ sinh”, Tạp chí Y học Việt Nam số 2, tập 385, tr. 64 – 70.
21. Tạ Anh Tuấn, Nguyễn Thị Duyên, Phạm Văn Thắng (2008), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của suy thận cấp ở bệnh Nhi sốc nhiễm khuẩn”, Y học thực hành số 7, tr. 136-13
Recent Comments