Nghiên cứu tình hình và xây dựng toán đồ tiên lượng gãy xương đốt sống không triệu chứng ở người từ 50 tuổi trở lên
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu tình hình và xây dựng toán đồ tiên lượng gãy xương đốt sống không triệu chứng ở người từ 50 tuổi trở lên.Gãy xương đốt sống (GXĐS) là một trong những biến chứng thường gặp nhất do loãng xương, đồng thời cũng là dạng gãy xương do loãng xương pho biến nhất được ghi nhận trong y văn [20]. Phần lớn gãy xương đốt sống không có triệu chứng rõ ràng, có tới 70% trường hợp không được phát hiện [62]. GXĐS làm giảm chất lượng cuộc sống, gây đau lưng mạn tính, mất khả năng lao động, gây tàn tật, tăng gánh nặng chi phí điều trị, tăng nguy cơ gãy xương đốt sống khác và gãy xương ngoài cột sống, thậm chí tăng nguy cơ tử vong [4].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2024.00158 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Hiện tại kết quả nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc và mới mắc GXĐS cũng rất khác biệt giữa các nghiên cứu trên thế giới. Ở Châu Âu, nghiên cứu EPOS, ghi nhận tỷ lệ mới mắc gãy xương đốt sống ở đối tượng từ 50 tuổi trở lên là 10,7/1000 người – năm ở nữ và 5,7/1000 người – năm ở nam [42]. Trong khi đó, ở Nhật Bản ghi nhận tỷ lệ mới mắc của GXĐS ở độ tuổi 50 lần lượt là 5,2/1000 người – năm ở nữ và 2,5/1000 người – năm ở nam [46].
Bên cạnh đó, do gãy xương đốt sống thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng [95] và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân [87], nên chiến lược đánh giá phát hiện các yếu tố nguy cơ để tiên lượng các bệnh nhân có nguy cơ cao bị gãy xương đốt sống được nhiều nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Vì nguyên nhân gãy xương đốt sống thường gặp là do loãng xương, nên đo mật độ xương thường được dùng như một công cụ sàng lọc các bệnh nhân có nguy cơ gãy xương đốt sống do loãng xương trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu chỉ đo mật độ xương thì không thể dự đoán một cách đáng tin cậy về nguy cơ gãy xương trong tương lai [17]. Do đó, trong nhiều hướng dẫn lâm sàng, hiện nay người ta khuyến nghị sử dụng các mô hình dự đoán tích hợp một số yếu tố nguy cơ để xác định các cá nhân có nguy cơ cao bị gãy xương do loãng xương [119]. Hiện tại, nhiều công cụ dự đoán gãy xương do loãng xương đã được phát triển, trong đó các công cụ pho biến nhất là công cụ đánh giá nguy cơ gãy xương (FRAX) của Tổ chức Y tế Thế giới [74], thuật toán Qfracture và thuật toán nguy cơ gãy xương Garvan [112]. Tuy nhiên, các mô hình này chỉ tiên đoán chung, tập trung vào gãy xương hông hay gãy xương nói chung nhưng không đề cập chi tiết về GXĐS.
Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu báo cáo về tỷ lệ hiện mắc và mới mắc của GXĐS, đặc biệt ở đối tượng từ 50 tuổi trở lên. Trong đó, cần nhấn mạnh ở độ tuổi từ 50, tốc độ mất xương tăng vọt và tình trạng loãng xương nguyên phát bắt đầu được nhận ở cả hai giới. Có khoảng 20% nam và 50% nữ ở độ tuổi từ 50 có ít nhất 1 loại gãy xương [143]. Hơn nữa, tần suất mới mắc tăng theo cấp số nhân khi tuổi ngày càng tăng ở cả hai giới, đặc biệt sau độ tuổi 50. Đàn ông ở độ tuổi 50-55 và trên 85 có tần suất mới mắc lần lượt là 0,5/1000 người-năm và 9,5/1000 người-năm. Tương tự, tần suất GXĐS mới ở phụ nữ tăng từ 2,2/1000 ở 50 tuổi lên 26,9/1000 người-năm ở tuổi 85 [26]. Từ đó, đặt ra nhu cầu về xây dựng một mô hình tiên lượng nguy cơ gãy xương đốt sống ở nhóm đối tượng này. Từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài “Nghiên cứu tình hình và xây dựng toán đồ tiên lượng gãy xương đốt sống không triệu chứng ở người từ 50 tuổi trở lên” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát tỷ lệ hiện mắc và đặc điểm gãy xương đốt sống không triệu chứng ở người Việt Nam từ 50 tuổi trở lên.
Xác định tần suất mới mắc và xây dựng toán đồ tiên lượng gãy xương đốt sống không triệu chứng ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên.
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tong quan về gãy xương đốt sống 4
1.2. Mô hình tiên lượng gãy xương 16
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước 29
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu khoa học 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 59
3.2. Đặc điểm của gãy xương đốt sống hiện mắc ở nhóm nghiên cứu 67
3.3. Tần suất mới mắc của gãy xương đốt sống và xây dựng mô hình tiên lượng
gãy xương đốt sống 74
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 90
4.1. Đặc điểm chung 90
4.2. Tỷ lệ hiện mắc và đặc điểm về gãy xương đốt sống ở nhóm nghiên cứu 92
4.3. Tần suất mới mắc và mô hình tiên lượng gãy xương đốt sống ở nhóm
nghiên cứu 101
KẾT LUẬN 118
KIẾN NGHỊ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Phân loại loãng xương dựa trên giá trị mật độ xương tại cột sống đo bằng qCT theo ACRad 11
Bảng 1.2. Tóm tắt các yếu tố nguy cơ của gãy xương đốt sống 16
Bảng 1.3. Đặc điểm của các mô hình ước đoán nguy cơ gãy xương do loãng xương 19
Bảng 2.1. Phân độ nặng gãy xương đốt sống theo phương pháp Genant 53
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân trắc học của mẫu nghiên cứu theo giới tính 59
Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử của mẫu nghiên cứu theo giới tính 61
Bảng 3.3. Đặc điểm về T-score của mật độ xương (MĐX) theo giới tính 63
Bảng 3.4. Đặc điểm gãy xương đốt sống hiện mắc theo giới tính, nhóm tuổi và chỉ số khối cơ thể 70
Bảng 3.5. Vòng eo, vòng hông theo gãy xương đốt sống hiện mắc 71
Bảng 3.6. Đặc điểm sức cơ lưng và sức cơ chân theo tình trạng gãy xương đốt sống hiện mắc 71
Bảng 3.7. Đặc điểm gãy xương đốt sống hiện mắc theo tiền sử té ngã, tiền sử hút thuốc lá và tiền sử uống rượu bia 72
Bảng 3.8. Đặc điểm gãy xương đốt sống hiện mắc theo phân nhóm T-score của mật độ xương 73
Bảng 3.9. Tần suất mới mắc của gãy xương đốt sống theo giới tính và nhóm tuổi 74
Bảng 3.10. Đặc điểm vòng eo, vòng hông theo tình trạng gãy xương đốt sống mới mắc 77
Bảng 3.11. Đặc điểm gãy xương đốt sống mới mắc theo giới tính, nhóm tuổi và chỉ số khối cơ thể 78
Bảng 3.12. Đặc điểm gãy xương đốt sống mới mắc theo tiền sử 79
Bảng 3.13. Đặc điểm gãy xương đốt sống mới mắc theo T Score MĐX 80
Bảng 3.14. Sức cơ lưng và sức cơ chân theo gãy xương đốt sống mới mắc.. 80
Bảng 3.15. Lựa chọn mô hình bằng phương pháp BMA 81
Bảng 3.16. Phân tích đa biến mô hình tiên lượng 1 83
Bảng 3.17. Phân tích đa biến mô hình tiên lượng 2 83
Bảng 3.18. Phân tích đa biến mô hình tiên lượng 3 84
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Gãy lún đốt sống 4
Hình 1.2. Mô xương được sinh thiết của một người bình thường và bệnh nhân loãng xương 5
Hình 1.3. Tỷ lệ gãy đốt sống, xương hông và co tay theo từng nhóm tuổi và
giới tính 6
Hình 1.4. Phân loại GXĐS theo phương pháp định lượng của Eastell 8
Hình 1.5. Các mức độ gãy đốt sống theo cách phân loại bán định lượng của
Genant 9
Hình 1.6. Sơ đồ chan đoán định tính gãy xương đốt sống của Jiang 10
Hình 2.1. Đo sức cơ lưng và chân 45
Hình 2.2. Hệ thống DXA Hologic Horizon để đo mật độ xương 46
Hình 2.3. Đo mật độ xương cột sống thắt lưng 47
Hình 2.4. Tư thế đo mật độ xương cổ xương đùi 48
Hình 2.5. Chụp X quang cột sống ngực thẳng 50
Hình 2.6. Chụp X quang cột sống thắt lưng thẳng 51
Hình 2.7. Chụp X quang cột sống thắt lưng nghiêng 52
Hình 2.8. Phân loại và phân độ gãy xương đốt sống phương pháp Genant… 54
Hình 2.9. Sơ đồ nghiên cứu 58
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
•
Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu theo giới tính 60
Biểu đồ 3.2. Thay đoi sức cơ chân và sức cơ lưng theo tuổi 62
Biểu đồ 3.3. T-score mật độ xương cột sống thắt lưng và mật độ cổ xương đùi
theo tuổi 64
Biểu đồ 3.4. Thay đổi T-score mật độ xương cột sống thắt lưng theo sức cơ chân
và sức cơ lưng 65
Biểu đồ 3.5. Thay đổi T-score mật độ xương cổ xương đùi theo sức cơ chân và
sức cơ lưng 66
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ hiện mắc của gãy xương đốt sống ở nhóm nghiên cứu …. 67
Biểu đồ 3.7. Phân bố đặc điểm số đốt sống gãy 67
Biểu đồ 3.8. Mức độ gãy xương đốt sống hiện mắc 68
Biểu đồ 3.9. Kiểu gãy xương đốt sống hiện mắc 68
Biểu đồ 3.10. Vị trí gãy xương đốt sống hiện mắc 69
Biểu đồ 3.11. Dạng gãy xương đốt sống mới mắc 75
Biểu đồ 3.12. Mức độ gãy xương đốt sống mới mắc 76
Biểu đồ 3.13. Kiểu gãy xương đốt sống mới mắc 76
Biểu đồ 3.14. Vị trí gãy xương đốt sống mới mắc 77
Biểu đồ 3.15. AUC các mô hình tiên lượng 85
Biểu đồ 3.16. Phân tích độ chính xác mô hình 1 86
Biểu đồ 3.17. Phân tích độ chính xác mô hình 2 86
Biểu đồ 3.18. Phân tích độ chính xác mô hình 3 87
Biểu đồ 3.19. Biểu đồ nomogram tiên lượng cho nguy cơ gãy xương đốt sống
mới 88
Recent Comments