ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỒN TẠI ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SINH NON ≤ 28 TUẦN TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỒN TẠI ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SINH NON ≤ 28 TUẦN TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Cao Minh Uyên1, Nguyễn Thanh Thiện2, Trình Thị Thu Hà2, Nguyễn Thu Tịnh
Đặt vấn đề: Tồn tại ống động mạch (PDA) là một tật tim phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tỉ lệ PDA càng cao ở trẻ càng non tháng. PDA làm tăng nguy cơ tử vong và bệnh tật ở trẻ. Hiện nay, các tiêu chuẩn đánh giá, chỉ định và phương pháp điều trị PDA ở trẻ sinh non còn chưa thống nhất. Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về tỉ lệ PDA, hiện trạng điều trị và biến chứng liên quan PDA ở trẻ ≤28 tuần tại khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 (HSSS BVNĐ2). Thiết kế nghiên cứu: Theo dõi tiến cứu. Các trẻ ≤28 tuần nhập khoa từ 01/10/2021 đến 31/03/2022 sẽ được siêu âm tim tầm soát PDA. Trẻ có hsPDA (PDA ảnh hưởng huyết động trên siêu âm) có triệu chứng sẽ được can thiệp dùng thuốc hay cột PDA khi có chỉ định. Tỉ lệ tử vong, các biến chứng nặng (viêm ruột hoại tử (VRHT), xuất huyết não (XHN), bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP), loạn sản phế quản phổi (BPD)) được ghi nhận. Kết quả: Có 33 trẻ được thu nhận, tỉ lệ hsPDA là 26/33 (78,7%). Tại thời điểm siêu âm tim lúc 48-72 giờ tuổi, ngày 4 và trong tuần 2, tỉ lệ hsPDA cần điều trị thuốc chiếm tỉ lệ lần lượt là 80%, 100% và 66,6%. Tỉ lệ trẻ hsPDA xử trí bảo tồn thành công là 4/26 (15,4%). Có 19/26 (82,6%) trẻ có chỉ định dùng thuốc, trong đó 18 trẻ dùng Paracetamol tĩnh mạch (TM), 1 trẻ dùng Ibuprofen đường uống. Tỉ lệ đóng Paracetamol thành công trong lần đầu dùng thuốc là 12/18 (66,67%). Không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong và các biến chứng nặng giữa nhóm bảo tồn thành công và nhóm dùng thuốc. Kết luận: Hs-PDA hiện diện ở hơn ¾ trẻ cực non ≤28 tuần. Siêu âm tim sau 48 giờ tuổi có thể làm tăng khả năng phát hiện hsPDA cần điều trị bằng thuốc. HsPDA có khả năng xử trí bảo tồn thành công với tỉ lệ 15%. Đóng PDA bằng Paracetamol TM cho thấy sự an toàn và hiệu quả.

MÃ TÀI LIỆU

 TCYDH.2022.02901

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0927.007.596

Tồn tại ống động mạch (PDA) là một tật tim phổ  biến  ở  trẻ  sơsinh.  Ở  trẻ đủ  tháng,  PDA thường co lại sau khi sinh và đóng lại về mặt chức năng sau 72 giờ tuổi. Quá trình đóng  PDA chậm hơn ở trẻ càng non tháng, cụ thể ở 4 ngày tuổi, tỉ lệ PDA ở trẻ 30-37 tuần, 25-28 tuần và 24 tuần là 10%, 80% và 90%. Đến ngày thứ 7 sau sinh, tỉ  lệ này  vẫn còn  khá cao ở trẻ dưới  28 tuần, chiếm 65% trẻ 25-28 tuần và 87% ở trẻ 24 tuần tuổi(3). PDA có liên quan đến tăng nguy cơtử  vong  và  bệnh  tật  ở  trẻ  sinh  non  nhưkém dung  nạp đường  tiêu  hóa,  viêm  ruột  hoại  tử (VRHT), xuất huyết não (XHN), bệnh võng mạc ở trẻ  sinh  non  (ROP),  loạn  sản  phế  quản  phổi (BPD). Hiện nay vẫn chưa  có đồng thuận chung về tiêu chuẩn đánh giá, chỉ định và phương pháp điều trị PDA, dẫn đến sự khó khăn trong thực hành lâm sàng.Chúng tôi thực  hiện nghiên cứu này nhằm cung  cấp  tỉ  lệ  PDA,  kết  quả  các  phương  thức điều trị hiện tại (bảo tồn, Paracetamol tĩnh mạch (TM), Ibuprofen uống, cột PDA) và kết cục (tử vong, các biến chứng nặng: VRHT, XHN, ROP, BPD) ở trẻ  28 tuần có PDA

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/