Đánh giá ảnh hưởng trên tuần hoàn của oxytocin dùng trong mổ lấy thai với gây tê tủy sống

Luận văn Đánh giá ảnh hưởng trên tuần hoàn của oxytocin dùng trong mổ lấy thai với gây tê tủy sống.Ngày nay mổ lấy thai được các bác sỹ sản khoa chỉ định khá rộng rãi . Trong mổ lấy thai có nhiều phương pháp vô cảm nhưng trên thế giới cũng như ở Việt Nam phương pháp gây tê tủy sống được áp dụng nhiều hơn cả. Gây tê tủy sống trong mổ lấy thai có rất nhiều ưu điểm so với các phương pháp vô cảm khác như giảm đau nhanh và tốt, mềm cơ, kỹ thuật đơn giản và mẹ sẽ được nhìn thấy con khi lấy thai ra. Tuy nhiên gây tê tủy sống làm giảm sự co cơ tử cung, làm tử cung co hồi kém hơn ở các sản phụ đẻ thường. Do đó trên các sản phụ phải mổ lấy thai thường được chỉ định dùng các thuốc co hồi tử cung.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00149

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Oxytocin là một trong những thuốc được chỉ định nhiều nhất trong mổ lấy thai để làm co hồi tử cung. oxytocin là một hormon thùy sau tuyến yên, là một thuốc gây sảy thai, gây chuyển dạ đẻ và để cầm máu nơi nhau bám. Trên sản phụ phải mổ lấy thai thuốc có tác dụng làm co cơ tử cung, giúp kiểm soát chảy máu sau khi tử cung đã rỗng.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về oxytocin từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ngoài tác dụng chính đã nêu trên còn khá nhiều tác dụng không mong muốn khi sử dụng đặc biệt là tác dụng lên huyết động. Oxytocin thường được tiêm tĩnh mạch sau khi lấy thai ra trong mổ đẻ để giảm mất máu. Tiêm tĩnh mạch liều cao oxytocin dẫn đến giãn rõ rệt động mạch và tĩnh mạch.Giãn động mạch làm tăng cung lượng tim lên gấp đôi, trong khi giãn tĩnh mạch làm giảm lượng máu trở lại tĩnh mạch, dẫn đến giảm huyết áp, tăng tần số tim, và ở một số bệnh nhân, dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim. Cường độ của các tác dụng này là phụ thuộc liều dùng. Tuy nhiên, những tác dụng này không được nhiều bác sĩ lâm sàng đánh giá đúng. Điều tra bí mật tử vong mẹ tại Vương quốc Anh (CEMD) sau khi dùng 10 đơn vị oxytocin tiêm tĩnh mạch nhanh ở một phụ nữ bị giảm thể tích máu đã tử vong , một lần nữa làm rõ yêu cầu cần nhấn mạnh về sự nguy hiểm của oxytocin .[67],[73].Vì vậy phải rất chú ý khi dùng liều cao hoặc tiêm tĩnh mạch trực tiếp trên sản phụ có gây mê toàn thân hay GTTS hoặc bệnh nhân có bệnh tim mạch hay có giảm khối lượng tuần hoàn.

Tại Việt Nam thuốc cũng được dùng rất nhiều trên các sản phụ mổ lấy thai nhưng cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về những ảnh hưởng trên tuần hoàn và tác dụng không mong muốn của nó. Chủ yếu vẫn dùng thuốc bằng cách tiêm trực tiếp tĩnh mạch mà không pha loãng trên các sản phụ được mổ lấy thai.

Để góp phần làm giảm nguy cơ trên sản phụ mổ lấy thai có gây tê tủy sống và đánh giá kỹ hơn về sự ảnh hưởng lên huyết động khi dùng thuốc này chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá ảnh hưởng trên tuần hoàn của oxytocin dùng trong mổ lấy thai với gây tê tủy sống”.

Đề tài này được tiến hành tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 2/ 2012 đến tháng 8/2012 với các mục tiêu sau:

1. So sánh sự thay đổi một số chỉ số tuần hoàn và co hồi cơ tử cung với các liều oxytocin trong mổ lấy thai.

2. Đánh giá một số tác dụng phụ khác.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15

1.1. Một số đặc điểm sinh lý, giải phẫu của phụ nữ liên quan đến gây tê

tủy sống 15

1.1.1. Cột sống, các khoang và tủy sống 15

1.1.2. Thay đổi về hô hấp 17

1.1.3. Thay đổi về tuần hoàn 19

1.1.4. Thay đổi về tiêu hóa 19

1.1.5. Tuần hoàn tử cung- rau  20

1.2. Sơ lược về lịch sử gây tê tủy sống 23

1.3. Dược lý thuốc gây tê tủy sống 25

1.3.1. Dược lý học của Bupivacain 25

1.3.2. Dược lý học của fentanyl 28

1.4. Dược lý thuốc Oxytocin  30

1.4.1. Tính chất dược lý 31

1.4.2. Sinh tổng hợp 32

1.4.3. Điều hòa và bài tiết 32

1.4.4. Dược động học 32

1.4.5. Dược lực học 33

1.4.6. Chỉ định và chống chỉ định 36

1.4.7. Chế phẩm và cách dùng 36

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1. Đối tượng nghiên cứu 37

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 37

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37

2.2. Phương pháp nghiên cứu 38

2.2.1. Cỡ mẫu 38

2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 38

2.2.3. Phương pháp tiến hành 40

2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 42

2.2.5. Xử lý số liệu 47

2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 47

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48

3.1. Đặc điểm chung 48

3.2. Số lần sinh con 49

3.3. Trọng lượng thai nhi 49

3.3.1. Trọng lượng trung bình thai nhi 49

3.3.2. Phân bố trọng lượng thai nhi 50

3.4. Vị trí gây tê 51

3.5. Thời gian từ khi gây tê đến khi rạch da 52

3.6. Thời gian từ khi tiêm oxytocin đến khi mổ xong 52

3.7. Mức an thần trong mổ 53

3.8. Thay đổi về tần số tim sản phụ khi sử dụng oxytocin 54

3.9. Huyết áp tâm thu sau khi sử dụng oxytocin 56

3.10. Huyết áp tâm trương khi sử dụng oxytocin 58

3.11. Huyết áp trung bình sau khi sử dụng oxytocin 60

3.12. Các thay đổi trên điện tim sau khi sử dụng oxytocin 62

3.13. Tổng lượng dịch truyền 63

3.14. Lượng ephedrin đã dùng sau gây tê 63

3.15. Sự thay đổi hô hấp 64

3.15.1. Thay đổi tần số thở 64

3.15.2. Thay đổi SpO2  66

3.16. Sự co hồi tử cung trong mổ 67

3.17. Xét ngiệm CTM trước và sau mổ 69

3.18. Tác dụng khác sau khi dùng thuốc 70

3.19. Các tác dụng khác 70

Chương 4. BÀN LUẬN 71

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 71

4.1.1 Đặc điểm về tuổi 71

4.1.2. Đặc điểm về chiều cao, cân nặng 71

4.1.3. Số lần sinh con 71

4.1.4. Trọng lượng thai 72

4.1.5. Thời gian từ khi dùng Oxytocin đến khi mổ xong 72

4.2. Đặc điểm về gây tê tủy sống và sự ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu 73

4.2.1. Vị trí gây tê 73

4.2.2. Thời gian từ khi gây tê đến khi rạch da 73

4.2.3. Hiệu quả giảm đau 74

4.2.4. Mức an thần 74

4.2.5. Tổng lượng Ephedrin dùng để nâng huyết áp 74

4.2.6. Tổng lượng dịch truyền trong mổ  75

4.3. Ảnh hưởng lên hô hấp sau khi gây tê và sau dùng thuốc 76

4.3.1. Thay đổi nhịp thở 76

4.3.2. Bão hòa Oxy máu mao mạch  77

4.4. Ảnh hưởng trên tuần hoàn sau khi gây tê và sau khi dùng thuốc 78

4.4.1. Ảnh hưởng lên tần số tim sau dùng thuốc 79

4.4.2. Ảnh hưởng lên huyết áp tâm thu sau khi dùng thuốc  81

4.4.3. Ảnh hưởng lên huyết áp tâm trương sau khi dùng thuốc 82

4.4.4. Ảnh hưởng lên huyết áp trung bình sau khi dùng thuốc 83

4.4.5. Các thay đổi điện tim sau khi dùng thuốc 84

4.5. Tác dụng co hồi tử cung sau khi dùng thuốc 85

4.6. Lượng máu mất trong mổ 86

4.7. Tác dụng khác sau khi dùng thuốc 87

4.7.1. Đỏ mặt 87

4.7.2. Buồn nôn và nôn 88

4.7.3. Ngứa 88

4.7.4. Tức ngực 89

KẾT LUẬN 90

KIẾN NGHỊ 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Phạm Đông An, Nguyễn Văn Chừng (2005): Hiệu quả gây tê tủy sống bằng hỗn hợp Bupivacain và Fentanyl trong mổ lấy thai, Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 9. Tr 51-58.
2. Bộ môn Dược lý học Trường Đại học Y Hà Nội. Dược lý học lâm sàng NXB Y học: Tr.582-586.
3. Bộ môn Sinh lý học Trường Đại học Y Hà Nội Bài giảng sinh lý học NXB Y học 1990: Tr.31.
4. Bùi Quốc Công (2003): Đánh giá tác dụng gây tê tủy sống bằng hỗn hợp Bupivacain liều thấp và Fentanyl tromg mổ lấy thai, Luận văn chuyên khoa cấp II , Trường Đại học y Hà nội
5. Nguyễn Tiến Dũng (1995): Góp phần nghiên cứu tác dụng gây tê dưới màng nhện bằng Marcain trong phẫu thuật chi dưới, Luận văn thạc sỹ y khoa Đại học y Hà nội.
6. Đào Thị Kim Dung (2003): Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ nôn – buồn nôn sau mổ tại Bệnh viện Việt đức, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện.
7. Dược Thư Quốc Gia Việt Nam. Oxytocin,Trang 891-892.
8. Phạm Minh Đức (2003): Nghiên cứu sử dụng Bupivacain kết hợp Fentanyl gây tê tủy sống trong phẫu thuật cắt tử cung, Luận văn thạc sỹ y khoa. Trường Đại học y Hà nội.
9. Đặng Đức Hậu (2003): Lý thuyết xác suất thống kê ứng dụng, Bộ môn toán tin trường Đại Học Y Hà Nội, tr 47- 87.10. Hồ Sỹ Hùng (1999): Đánh giá hiệu quả của phương pháp tiêm oxytocin vào tĩnh mạch rốn lên sự xổ rau, luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện. trường Đại Học Y Hà Nội, tr12; 44.
11. Bùi Ích Kim (1984): “Gây tê tủy sống bằng Marcain kinh nghiệm qua 46 trường hợp”, Báo cáo hội gây mê hồi sức.
12. Phan Đình Kỷ (2002): “Gây mê mổ lấy thai”, Bài giảng gây mê hồi sức tập II, Nhà xuất bản Y học. Tr 274 – 310.
13. Tôn Đức Lang, Lê Lan Phương, Công Quyết Thắng (1988): Gây tê tuỷ sống bằng Dolargan, kinh nghiệm qua 2181 trường hợp, Tạp chí ngoại khoa số 2: 47- 21.
14. Đỗ Ngọc Lâm (2002): “Thuốc giảm đau dòng họ Morphin”, Bài giảng gây mê hồi sức tập I. Tr 407 – 423.
15. Đỗ Văn Lợi (2007): Nghiên cứu phối hợp Bupivacain với Morphin hoặc Fentanyl trong gây tê tuỷ sống để mổ lấy thai và giảm đau sau mổ, Luận văn thạc sỹ y học. Trường đại học Y Hà nội
16. Nguyễn Văn Minh, Hồ Khả Cảnh, Trân Văn Phùng, Ngô Dũng (2006): Nghiên cứu tác dụng giảm đau sau mổ của Morphin tuỷ sống trong mổ lấy thai.
17. Nguyễn Hoàng Ngọc (2003): Đánh giá tác dụng gây tê dưới màng nhện bằng Bupivacaine liều thấp kết hợp với Fentanyl trong mổ lấy thai, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học.
18. Nguyễn Hoàng Ngọc và cộng sự (2007): “So sánh tác dụng trên tim mạch và tác dụng gây co tử cung trong mổ lấy thai khi sử dụng Oxytocin tiêm tĩnh mạch trực tiếp có hay không pha loãng hoặc truyền tĩnh mạch”, Báo cáo Đại hội gây mê toàn quốc 2008.
19. Đào Văn Phan (2001): “Thuốc tê’’, Dược lý học Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Tr. 145-15120. Nguyễn Quang Quyền (1999): Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học TP.Hồ Chí Minh.
21. Trần Đình Tú (2006): “Sự kết hợp Bupivacain (Marcaine heavy 0.5%) với Morphin hydroclorid bằng phương pháp GTTS để vô cảm trong mổ và giảm đau sau mổ lấy thai”, Báo cáo khoa học.
22. Trần Đình Tú (2004) “Gây mê và gây tê cho mổ lấy thai”. Bài giảng sản phụ khoa tập II, nhà xuất bản Y Học, tr 251 – 269.
23. Công Quyết Thắng (1984): Gây tê tuỷ sống bằng Pethidine, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa I hệ nội trú.
24. Công Quyết Thắng (2002): “Gây tê tuỷ sống, Gây tê ngoài màng cứng”, Bài giảng GMHS tập II Nhà xuất bản Y học. Tr 44 – 83.
25. Nguyễn Thụ, Đào Văn Phan, Công Quyết Thắng (2002): “Các thuốc giảm đau họ Morphin”, Thuốc sử dụng trong gây mê. Tr.180 – 235
26. Nguyễn Thụ, Đào Văn Phan, Công Quyết Thắng (2002): “Các thuốc gây tê tại chỗ, thuốc sử dụng trong gây mê”, Nhà xuất bản Y học. Tr 269 – 301
27. Nguyễn Phú Vân (2004): “Nghiên cứu giảm đau sau mổ tim bằng phương pháp tiêm hỗn hợp Morphin-Fentanyl và tuỷ sống”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viên

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/