Đánh giá thời gian chờ và điều kiện đặt nội khí quản khi khởi mê sử dụng propofol-TCI hoặc etomidat truyền bơm tiêm điện ở người cao tuổi
Luận văn Đánh giá thời gian chờ và điều kiện đặt nội khí quản khi khởi mê sử dụng propofol-TCI hoặc etomidat truyền bơm tiêm điện ở người cao tuổi.Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp những người có tuổi trên 60 là người cao tuổi. Tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới ngày càng tăng. từ 46,4 tuổi năm 1950-1955 đến 66,0 tuổi năm 2000-2005, và dự đoán là 69 tuổi năm 2010-2015. Tỷ lệ người trên 70 tuổi năm 1950-1955 dưới 1%, tăng lên 57% năm 2010-2015. Ở nước ta, tuổi thọ trung bình là 68,6 (2003) và là 69 (2004), số người trên 60 tuổi chiếm gần 10% dân số. Số người cao tuổi tăng đi kèm với sự tăng về nhu cầu chăm sóc y tế cũng như chi phí cho dịch vụ y tế. Ở Mỹ, năm 1996 có khoảng 72 triệu ca bệnh, 47% trong số đó trên 65 tuổi; năm 2004, có 47 triệu ca phẫu thuật, 33% trong số đó người cao tuổi [3], [11].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00150 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Gây mê hồi sức ở người cao tuổi gặp nhiều khó khăn hơn ở người trẻ. Bởi những biến đổi về sinh lý và bệnh lý. Đa số người cao tuổi có bệnh lý phối hợp. Tần suất những biến chứng và tai biến cao, có thể gặp trước, trong hay sau gây mê phẫu thuật. Giai đoạn khởi mê là giai đoạn có nhiều biến động. Sự thay đổi huyết động trong giai đoạn khởi mê và đặt ống NKQ khi chưa có đủ điều kiện thích hợp ở người cao tuổi làm tăng tỷ lệ tai biến, đôi khi kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục. Thay đổi huyết động có thể là trụy tim mạch khi mê quá sâu hay tăng vọt mạch, huyết áp khi mê chưa đủ làm tăng nguy cơ thiếu máu vành, tăng nguy cơ tai biến mạch não hay nặng thêm bệnh phối hợp kèm theo. Sự thay đổi này nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bác sỹ gây mê, cách dùng thuốc mê, cũng như cách phối hợp với các thuốc khác. Đặt ống NKQ khi chưa đủ thời gian chờ và chưa có điều kiện tốt làm tăng nguy cơ co thắt, tăng tiết đờm rãi, tổn thương dây thanh âm, tăng biến đổi huyết động và đồng nghĩa với chất lượng của cuộc gây mê chưa tốt.
Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều thuốc tốt được tìm ra cũng như nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại đã được áp dụng trong gây mê giúp giảm thiểu tai biến. Thuốc mê tĩnh mạch được sử dụng phổ biến hiện nay phải kể đến là propofol, etomidat. Do có nhiều ưu điểm như khởi mê nhanh, tỉnh nhanh, êm dịu, ít gây co thắt thanh quản, ít ảnh hưởng chức năng gan, thận… nên propofol là lựa chọn của hầu hết bác sỹ gây mê. Tuy thế propofol thường gây đau khi tiêm và tụt huyết áp mạnh, nhất là giai đoạn khởi mê, ở bệnh nhân cao tuổi hay có bệnh lý tim mạch kèm theo. Etomidat được tìm ra năm 1964, bắt đầu sử dụng ở châu Âu năm 1972, ở Mỹ năm 1983, là một thuốc mê tĩnh mạch ít ảnh hưởng đến huyết động, thường được lựa chọn để khởi mê ở bệnh nhân có rối loạn hay có nguy cơ rối loạn huyết động [11].
Việc lựa chọn cách thức sử dụng thuốc gây mê khi khởi mê có vai trò quan trọng trong việc giảm thay đổi huyết động cũng như mang lại điều kiện tốt khi đặt NKQ. Propofol-TCI là cách thức ít gây thay đổi huyết động nhất đối với việc sử dụng propofol đã và đang được áp dụng khi khởi mê hiện nay. Tuy nhiên liệu cách thức gây mê này đã khắc phục được tình trạng tụt huyết áp ở người cao tuổi khi khởi mê bằng propofol? Đây là câu hỏi còn đang bàn cãi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá sự thay đổi nhịp tim, huyết áp khi khởi mê sử dụng propofol-TCI hoặc etomidat truyền bơm tiêm điện ở người cao tuổi.
2. Đánh giá thời gian chờ và điều kiện đặt nội khí quản khi khởi mê sử dụng propofol-TCI hoặc etomidat truyền bơm tiêm điện ở người cao tuổi.
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Người cao tuổi và gây mê hồi sức 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý liên quan đến gây mê hồi sức 3
1.1.2. Đáp ứng dược học của thuốc trên người cao tuổi 6
1.2. Thuốc dùng trong khởi mê 8
1.2.1. Propofol 8
1.2.2. Etomidat 14
1.3. Gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích 22
1.3.1. Khái niệm 22
1.3.2. Mô hình dược động học 24
1.3.3. Ứng dụng 25
1.4. Thời gian chờ và điều kiện đặt NKQ 26
1.5. Theo dõi độ mê dựa vào chỉ số lưỡng phổ 27
1.6. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 32
2.1. Đối tượng 32
2.2. Thời gian, địa điểm 32
2.3. Phương pháp 33
Chương 3: KẾT QUẢ 40
3.1. Một số đặc điểm bệnh nhân 40
3.1.1. Giới, tuổi, cân nặng, BMI 40
3.1.2. Phân loại ASA, nhóm bệnh phẫu thuật 41
3.1.3. BIS tại các thời điểm 42
3.1.4. Lượng thuốc đã dùng để đạt BIS dưới 60 trong khởi mê 43
3.2. Sự thay đổi nhịp tim và huyết áp động mạch khi khởi mê 43
3.2.1. Sự thay đổi nhịp tim 43
3.2.2. Sự thay đổi huyết áp động mạch tâm thu 45
3.2.3. Sự thay đổi huyết áp động mạch tâm trương 47
3.2.4. Sự thay đổi huyết áp động mạch trung bình 49
3.2.5. Sự thay đổi huyết áp động mạch ở bệnh nhân có tiền sử THA 51
3.2.6. Điều trị tụt huyết áp động mạch trong khi khởi mê 52
3.3. Thời gian chờ và điều kiện đặt NKQ 53
3.3.1. Thời gian từ khi bắt đầu khởi mê đến khi BIS<60 53
3.3.2. Thời gian chờ đặt NKQ 53
3.3.3. Thời gian khởi mê 54
3.3.4. Điều kiện đặt NKQ 54
Chương 4: BÀN LUẬN 55
4.1. Một số đặc điểm bệnh nhân 55
4.2. Sự thay đổi nhịp tim và huyết áp động mạch khi khởi mê 59
4.2.1. Sự thay đổi nhịp tim 60
4.2.2. Sự thay đổi huyết áp 62
KẾT LUẬN
KIÉN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Tiếng Việt
1. Hoàng Văn Bách, Nguyễn Quốc Kính, Công Quyết Thắng (2011). “Khởi mê tĩnh mạch bằng kỹ thuật TCI-propofol kết hợp theo dõi độ mê bằng
Entropy”. Tạp chí Y học thực hành, số 744, Tr 42-44.
2. Hoàng Văn Bách (2012). “Nghiên cứu điều chỉnh độ mê bằng Entropy, nồng độ đích trong huyết tương và nồng độ phế nang tối thiểu của thuốc mê”. Luận án Tiến sỹ y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.
3. Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Chừng (2005). “Gây mê hồi sức trong phẫu thuật
ở người cao tuổi”. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh; Tập 9; Phụ bản của số 1.
4. Nguyễn Thị Kim Bích Liên (2006). ”Thuốc mê tĩnh mạch”. Bài giảng gây mê hồi sức tập 1. Nhà xuất bản Y học: tr 471-516.
5. Nguyễn Hoài Nam, (2004). ‘ ‘Đánh giá sự thay đổi huyết động khi khởi mê với etomidat ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn”. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh; Tập 8; Phụ bản của số 1.
6. Đào Văn Phan (1998). “ Thuốc mê”, Dược lý học, Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, Tr 131-144.
7. Bùi Hạnh Tâm, Nguyễn Quốc Kính (2011). “Đánh giá độ mê bằng BIS (Bispectral index) ở bệnh nhân mổ tim mở”. Tạp chí Y học thực hành; số 744: tr 137-140.
Recent Comments