Đánh giá hiệu quả ổn định huyết áp của dung dịch 6% hydroxyethyl starch 130/0.4 truyền trước gây tê tủy sống mổ lấy thai

Luận văn Đánh giá hiệu quả ổn định huyết áp của dung dịch 6% hydroxyethyl starch 130/0.4 truyền trước gây tê tủy sống mổ lấy thai.Gây tê tủy sống (GTTS) là phương pháp vô cảm được khuyến cáo sử dụng trong phẫu thuật lấy thai vì giảm được nguy cơ viêm phổi hít do gây mê trên những sản phụ có dạ dày đầy [15], [28], ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi là tối thiểu, mẹ tỉnh táo tham dự và chứng kiến sự chào đời của con, kĩ thuật thực hiện đơn giản, kết quả vô cảm tốt, kinh tế và an toàn cho cả mẹ và con. Ngày nay, ở Việt Nam cũng như xu hướng chung trên thế giới GTTS trong mổ lấy thai ngày càng được áp dụng nhiều hơn do những lợi ích phương pháp đem lại.

Trong GTTS nguy cơ cao nhất là tụt huyết áp (HA) và mạch chậm, thậm chí có thể gây ra ngừng tim [22]. Trong mổ lấy thai, tụt HA không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến tuần hoàn rau thai và ảnh hưởng đến thai nhi.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00151

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Dự phòng và điều trị tụt HA thường dùng các biện pháp như: giảm liều thuốc tê, dùng thuốc co mạch, đặt tư thế bệnh nhân, bù thể tích tuần hoàn,… [22], [36], [53], [70].

Các dung dịch bồi phụ thể tích tuần hoàn bao gồm dịch tinh thể và dịch keo. Mặc dù đã có những tranh cãi kéo dài về việc lựa chọn dịch tinh thể hay dịch keo cũng như giữa các dịch keo với nhau [31], [33] nhưng những kết luận ban đầu cho thấy dịch tinh thể có trọng lượng phân tử thấp phân bố vào khoảng kẽ nhiều (chỉ có 20%-25% trong lòng mạch), thời gian lưu giữ trong lòng mạch ngắn (khoảng 30 phút). Các dung dịch keo có trọng lượng phân tử cao có khả năng bồi phụ thể tích tuần hoàn với tỷ lệ 100%, thời gian lưu giữ trong lòng mạch kéo dài (khoảng 4 – 6 giờ) thích hợp hơn trong vai trò thay thế huyết tương bao gồm albumin, dextran, gelatin. đặc biệt là các hydroxyethyl starch (HES) [32].

Dung dịch HES là chuỗi polysaccharid chiết xuất từ ngô hoặc khoai tây được đưa vào sử dụng trên lâm sàng từ năm 1962 bởi Thompson và cộng sự. Hiện nay, dung dịch HES được sử dụng rộng rãi hơn cả vì nhiều lý do như tác dụng kéo dài, ít gây sốc phản vệ so với các dung dịch keo khác,…[36], [75]. Đặc biệt dung dịch HES 130/0.4 là thế hệ mới của HES – đã được chứng minh sử dụng an toàn hơn, ít tác dụng phụ hơn với các thế hệ HES trước.

Một số tác giả truyền nhanh 500 – 1000 ml dịch tinh thể trong 15 – 20 phút trước GTTS, thấy không làm giảm tụt HA so với không truyền [36]. Các tác giả giải thích là tác dụng duy trì thể tích tuần hoàn của dịch tinh thể ngắn nên đã giảm trong và sau gây GTTS. Như vậy nếu truyền dịch keo trước khi GTTS thì có đỡ tụt huyết áp không?

Trên thế giới, có một số nghiên cứu so sánh hiệu quả ổn định huyết động của HES với dịch tinh thể và thay đổi thời điểm truyền dịch trong GTTS ở bệnh nhân mổ lấy thai và mổ nội soi u phì đại tuyến tiền liệt thu được kết quả khá khả quan [42], [63], [70].

Ở Việt Nam, Ngô Đức Tuấn đã sử dụng dung dịch HES truyền trước GTTS mổ lấy sỏi hệ tiết niệu thấy hiệu quả ổn định HA tốt hơn so với natriclorua 0.9% (NaCl) [26]. Trong sản khoa, HES được dùng điều trị và dự phòng tụt HA từ lâu, song cũng chưa có một nghiên cứu nào về hiệu quả ổn định HA của dung dịch 6% HES 130/0.4 truyền trước GTTS ở sản phụ mổ lấy thai. Chính vì vậy mà chúng tôi thực hiện đề tài này với hai mục tiêu:

1. So sánh hiệu quả ổn định huyết áp của 7 ml/kg dung dịch 6% Hydroxyethyl starch 130/0.4 với 15 ml/kg dung dịch Natriclorua 0.9% truyền trước gây tê tủy sống để mổ lấy thai.

2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của gây tê tủy sống kết hợp với các phương pháp truyền dịch này.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 11

1.1. Sơ lược về GTTS và các phương pháp phòng chống tụt HA 11

1.2. Một số đặc điểm giải phẫu sinh lý của người phụ nữ có thai liên quan

đến gây mê hồi sức 15

1.3. Dung dịch HES 23

1.3.1. Cấu trúc hoá học và dược động học 23

1.3.2. Tác dụng dược lý học 27

1.3.3. Các tác dụng phụ 28

1.3.4. Dung dịch tetrastarch 32

1.4. Natri clorid 33

1.5. Bupivacain 34

1.6. Fentanyl 36

1.7. Ephedrin 37

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.1. Đối tượng 40

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 40

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 40

2.1.3. Tiêu chuẩn đưa bệnh nhân ra khỏi nghiên cứu 40

2.2. Phương pháp nghiên cứu 40

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40

2.2.2. Tiêu chí đánh giá 41

2.2.3. Các tiêu chuẩn và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu 43

2.2.4. Tiến hành 45

2.2.5. Xử lí kết quả của nghiên cứu 48

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49

3.1. Đặc điểm bệnh nhân 49

3.1.1. Đặc điểm hình thể, tình trạng sức khỏe 49

3.2. Đặc điểm gây tê và phẫu thuật 50

3.3. Hiệu quả ổn định huyết áp 51

3.3.1. Đánh giá sự thay đổi HA trước và sau truyền dịch 51

3.3.2. Đánh giá sự tác động trên huyết áp 51

3.3.3. Sự thay đổi HA theo thời gian 53

3.3.4. Lượng thuốc đã dùng 55

3.3.5. Lượng dịch truyền đã dùng 56

3.4. Tác dụng không mong muốn 57

3.4.1. Trên mẹ 57

3.4.2. Tác dụng trên sơ sinh 61

Chương 4: BÀN LUẬN 62

4.1. Về đặc điểm bệnh nhân 62

4.2. Đặc điểm của GTTS và phẫu thuật 63

4.3. Hiệu quả ổn định huyết áp 64

4.4. Các tác dụng không mong muốn 70

4.4.1. Trên mẹ 70

4.4.2. Trên sơ sinh 72

KẾT LUẬN 73

KIẾN NGHỊ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Phạm Đông An, Nguyễn Văn Chừng (2005). “Hiệu quả gây tê tủy sống bằng hỗn hợp bupivacaine (Marcaine) và fentanyl trong mổ lấy thai”. Y học thành phố Hồ Chí Minh * tập 9 * phụ bản số 1 * 2005.
2. Hoàng Văn Bách (2001), “Đánh giá tác dụng gây tê tủy sống của bupivacain với fentanyl liều thấp trong mổ cắt nội soi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt”, Luận văn thạc sĩy học, Trường Đại học y Hà nội.
3. Phùng Xuân Bình (1998). “Các dịch cơ thể”. Sinh lý học tập I. Nhà xuất bản y học. Tr 157 – 165.
4. Bùi Quốc Công (2003), “Đánh giá tác dụng gây tê tủy sống bằng hỗn hợp Marcain liều thấp và Fentanyl trong mổ lấy thai ”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học y Hà Nội.
5. Dược thư quốc gia (2004), “Ephedrin”, tr 417 – 418. “ Natriclorid 0.9%”, tr 714 – 715.
6. Cao Thị Bích Hạnh (2001), “So sánh tác dụng gây tê tủy sống bằng marcain0,5% đồng tỉ trọng và tăng tỉ trọng trong phẫu thuật chi dưới”, Luận văn thạc sĩy học, Trường đại học y Hà nội.
7. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2008), “So sánh ảnh hưởng lên đông máu của dung dịch Tetrastarch 130/0.4 và dung dịch Pentastarch 200/0.5 trên bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường đại học y Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Khánh (2003), “So sánh tác dụng có hay không kết hợp fentanyl với marcain 0,5% tăng tỉ trọng gây tê dưới màng nhện trong phẫu thuật lấy sỏi thận ”, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học y Hà nội.
9. Bùi ích Kim (1984), “Gây tê tủy sống bằng marcain 0,5%, kinh nghiệm qua 46 trường hợp ”, Báo cáo hội nghị GMHS.
10. Phan Đình Kỷ (2002). “Gây mê mổ lấy thai”. Bài giảng gây mê hồi sức tập II. Nhà xuất bản y học, tr 274 — 310.
11. Đỗ Ngọc Lâm (2002) “Thuốc giảm đau họ morphin”, Bài giảng GMHS tập I.
12. Đỗ Văn Lợi (2007), Nghiên cứu phối hợp Bupivacain với Morphin hoặc Fentanyl trong gây mê tủy sống để mổ lấy thai và giảm đau sau mổ, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học y Hà Nội.
13. Trịnh Văn Minh và cs (1996), “Kết quả điều tra cơ bản một số chỉ tiêu nhân trắc của cư dân trưởng thành phường Khương Đình xã Định Công Hà Nội” Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, NXB Y học tr 49-63.
14. Nguyễn Hoàng Ngọc (2003). “Đánh giá tác dụng gây tê d- ới màng nhện bằng bupivacaine liều thấp kết hợp với fentanyl trong mổ lấy thai”. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩy học, Trường Đại học y Hà Nội.
15. Đào Văn Phan (1998), “Dược lí học thuốc tê”, Dược lí học, Nhà xuất bản y học Hà nội, tr. 145-151.
16. Vũ Hoàng Phương (2002), “So sánh ảnh hưởng lên đông máu của dung dịch hetastarch và dung dịch pentastarch trên bệnh nhân phẫu thuật chấn thương chi dưới”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
17. Nguyễn Quang Quyền (1999), “Giải phẫu cột sống ”, bài giảng giải phẫu học tập II, nhà xuất bản Y Học, thành phố Hổ Chí Minh, tr 7 — 17.
18. Công Quyết Thắng (2002), “Các thuốc tê ”, Bài giảng GMHS tập I Bộ môn GMHS Trường Đại học y Hà nội., Nhà xuất bản y học Hà nội, tr. 531-549.
19. Công Quyết Thắng (2002), “Gây tê tủy sống, ngoài màng cứng ”, Bài giảng GMHS tập II, Nhà xuất bản y học, tr. 44-83.
20. Nguyễn Thụ, Đào văn Phan, Công Quyết Thắng (2000), “Các thuốc tê tại chỗ ”, Thuốc sử dụng trong gây mê, Nhà xuất bản y học Hà nội, tr. 269-301.
21. Trường Đại học Y Hà Nội (2002) “Chọn mẫu, cỡ mẫu trong nghiên cứu dịch tễ học”, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng, tr. 58-61.
22. Nguyễn Hữu Tú (2010), “Biến chứng gây tê”, Bài giảng GMHS Bộ môn GMHS, Trường đại học y Hà nội.
23. Nguyễn Hữu Tú, Vũ Thu Giang, Nguyễn Xuân Huyến, Nguyễn Thụ
(2004), “Khả năng khôi phục huyết động và các tác dụng phụ của dịch truyền pentastrach trên bệnh nhân phải mổ chấn thương”, Tạp chí Y học thực hành, 491, Công trình nghiên cứu khoa học – Hội chứng ngoại khoa toàn quốc, tr. 622-626.
24. Trần Đình Tú (2004) “gây mê và gây tê cho mổ lấy thai”. Bài giảng sản phụ khoa tập II, nhà xuất bản Y Học, tr 251 — 269.
25. Nguyễn Anh Tuấn (1995), “Bước đầu so sánh tác dụng của pethidin và bupivacain trong gây tê tủy sống”. Luận văn thạc sĩ y học, trường Đại học y Hà Nội.
26. Ngô Đức Tuấn (2010), “So sánh hiệu ổn định huyết áp của truyền dịch trước và trong lúc làm thủ thuật Gây tê tủy sống”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
27. Vidal Việt Nam (2010), “Marcain0,5% spinal heavy” CMPMedica Asia Pte Ltd,tr 373 – 375.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/