Đánh giá kết quả tạo hình màng nhĩ đường trong ống tai
Luận văn Đánh giá kết quả tạo hình màng nhĩ đường trong ống tai.Viêm tai giữa mạn (VTGM) là những viêm nhiễm kéo dài trong tai giữa, thỉnh thoảng lại có những đợt chảy mủ ra ngoài qua lỗ thủng màng nhĩ [39]. Đây là bệnh rất thường gặp, chiếm tới 40% các bệnh lý tai – mũi – họng (TMH) [15]. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, trên thế giới có khoảng 2 – 5% dân số mắc bệnh này [39]. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn, có thể gặp do chấn thương. Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể để lại di chứng suy giảm chức năng nghe, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, học tập và lao động hoặc gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00173 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
VTGM trước đây được chia làm nhiều loại theo các tác giả khác nhau. Song hiện nay, cách phân loại theo tiên lượng bệnh được dùng phổ biến hơn. VTGM được chia thành 2 loại: VTGM không nguy hiểm và VTGM nguy hiểm (có cholestéatome).
Đối với VTGM không nguy hiểm, việc điều trị nội khoa trong những đợt chảy mủ tai chỉ có tác dụng làm chấm dứt đợt viêm. Phẫu thuật vá màng nhĩ mới có ý nghĩa quan trọng: vừa phục hồi cơ chế truyền âm cải thiện sức nghe, vừa đóng đường nhiễm khuẩn đi qua lỗ thủng vào tai giữa. Tuy nhiên, khả năng mảnh vá thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, vị trí và kích thước lỗ thủng, phần còn lại của màng nhĩ (có bị vôi hóa nhiều hay không)…
Phẫu thuật vá màng nhĩ là một phẫu thuật phổ biến trong điều trị tai mũi họng. Trong nhiều năm nay, các phẫu thuật viên thường làm theo đường kinh điển M. Portmann (đường sau tai). Gần đây, nhiều tác giả đã tìm tòi thực hiện kỹ thuật vá nhĩ qua đường ống tai ngoài, đạt được nhiều thành công. Đã có nhiều công trình tổng kết kinh nghiệm phẫu thuật vá màng nhĩ qua đường ống tai, nhưng chưa có công trình nào đánh giá kết quả này một cách có hệ thống. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài với hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của viêm tai giữa mạn tính ổn định có chỉ định tạo hình màng nhĩ.
2. Đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm chỉ định cho phẫu thuật tạo hình màng nhĩ đường trong ống tai.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TẠO HÌNH MÀNG NHĨ 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Trong nước 4
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG TAI GIỮA 4
1.2.1. Hòm nhĩ 4
1.2.2. Màng nhĩ 5
1.2.3. Hệ thống xương con 8
1.3. SINH LÝ TRUYỀN ÂM 9
1.3.1. Cấu tạo của hệ thống truyền âm 9
1.3.2. Chức năng của hệ thống truyền âm 10
1.4. BỆNH HỌC VIÊM TAI GIỮA MẠN KHÔNG NGUY HIỂM 13
1.4.1. Nguyên nhân 13
1.4.2. Bệnh tích 14
1.4.3. Triệu chứng lâm sàng 14
1.4.4. Cận lâm sàng 15
1.4.5. Chẩn đoán 15
1.4.6. Điều trị 15
1.4.7. Phẫu thuật vá nhĩ đường trong ống tai 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 19
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 19
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 20
2.2.1. Thời gian 20
2.2.2. Địa điểm 20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 20
2.3.2. Phương tiện 20
2.3.3. Vật liệu nghiên cứu 20
2.3.4. Kỹ thuật 22
2.3.5. Phương pháp thu thập thông tin 22
2.3.6. Các bước tiến hành 22
2.3.7. Các thông số nghiên cứu 23
2.3.8. Tiêu chí đánh giá 25
2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu 25
2.3.10. Đạo đức trong nghiên cứu 26
Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 27
3.1.1. Tuổi 27
3.1.2. Giới tính 28
3.1.3. Thời gian bị bệnh 28
3.1.4. Tai viêm 29
3.1.5. Phân nhóm bệnh nhân theo phẫu thuật 29
3.1.6. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật 30
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH ỔN ĐỊNH30
3.2.1. Tiền sử chảy mủ tai 30
3.2.2. Triệu chứng cơ năng 30
3.2.3. Triệu chứng thực thể 31
3.2.4. Thính lực đồ trước phẫu thuật 34
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ RÚT KINH NGHIỆM CHỈ ĐỊNH PHẪU
THUẬT TẠO HÌNH MÀNG NHĨ ĐƯỜNG TRONG ỐNG TAI 35
3.3.1. Đánh giá tình trạng màng nhĩ 35
3.3.2. Đánh giá sức nghe 38
3.3.3. Tai biến 43
Chương 4: BÀN LUẬN 45
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 45
4.1.1. Tuổi 45
4.1.2. Giới tính 46
4.1.3. Thời gian bị bệnh 46
4.1.4. Tai viêm và lựa chọn tai phẫu thuật 46
4.1.5. Phân nhóm bệnh nhân theo phẫu thuật 47
4.1.6. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật 47
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH ỔN
ĐỊNH. 48
4.2.1. Triệu chứng cơ năng 48
4.2.2. Triệu chứng thực thể 49
4.2.3. Thính lực đồ 51
4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ RÚT KINH NGHIỆM CHỈ ĐỊNH PHẪU
THUẬT VÁ NHĨ ĐƯỜNG TRONG ỐNG TAI 52
4.3.1. Về tình trạng màng nhĩ sau phẫu thuật 53
4.3.2. Về mức độ cải thiện sức nghe sau phẫu thuật 54
4.3.3. Tai biến trong và sau phẫu thuật 56
4.3.4. Rút kinh nghiệm chỉ định phẫu thuật vá nhĩ đường trong ống tai. 56
4.3.5. T ính kinh tế và tính phổ cập của phẫu thuật vá nhĩ đường trong ống
tai 57
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
TIẾNG VIỆT:
1. Nguyễn Đình Bảng (1992), “Những vấn đề về điếc và nghễnh ngãng”, Bộ môn Tai mũi họng Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Đình Bảng (1993), “Tập tranh giải phẫu tai mũi họng”, Bộ môn Tai mũi họng Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Hoàng Thị Thanh Bình (2003), “Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ ở trẻ em tại bệnh viện Tai mũi họng Trung ương từ 1/2000 – 5/2003”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, trường Đại học Y Hà Nội.
4. Lương Sỹ Cần, Lê Sỹ Nhơn, Nguyễn Tấn Phong (1981), “Phẫu thuật tạo hình tai giữa”, Công trình nghiên cứu y dược, Nhà xuất bản Y học, tr.95-98.
5. Lê Thanh Hải (2001), “Đánh giá kết quả mổ vá nhĩ đơn thuần ở cộng đồng của đoàn phẫu thuật tai Thái Lan tại tỉnh Thái Nguyên năm 1999”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội.
6. Trần Thị Thu Hằng (2000), “Đánh giá hiệu quả sức nghe sau phẫu thuật phục hồi chức năng tai tại viện Tai mũi họng”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, trường Đại học Y Hà Nội.
7. Ngô Ngọc Liễn (2001), “Đo sức nghe đơn âm tại ngưỡng”, Thính học ứng dụng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.73-80.
8. Dương Lộc (1995), “Một số kết quả bước đầu về phẫu thuật vá nhĩ tại khoa Tai mũi họng bệnh viện tỉnh Hà Tây”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, trường Đại học Y Hà Nội.
9. Trần Trọng Uyên Minh (2003), “Kích thước và hình dáng hệ thống màng tai – chuỗi xương con của người Việt Nam trưởng thành và đề xuất một số ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai giữa”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.10. Nguyễn Tấn Phong (2009), “Phẫu thuật nội soi chức năng tai”, Nhà xuất
bản Y học, tr.173-180.
11. Nguyễn Tấn Phong (2005), “Nội soi chỉnh hình tai giữa”, Kỷ yếu công trình khoa học, Hội nghị khoa học ngành Tai mũi họng, tr.1-3.
12. Nguyễn Tấn Phong (2000), “Chình hình tai giữa”, Phẫu thuật tai”, Nhà xuất bản Y học, tr.320-322.
13. Lê Thị Hồng Phượng, Lê Long Hải, Nguyễn Lệ Giang (1999), “119 trường hợp tái tạo lại màng nhĩ kiểu underlay tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (1996 – 1997)”, Nội san Tai mũi họng số 5, tr.21-24.
14. Phạm Văn Sinh (2006), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng viêm tai giữa mạn thủng nhĩ đơn thuần và bước đầu đánh giá hiệu quả kỹ thuật nội soi vá nhĩ”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội.
15. Võ Tấn (1993), “Sinh lý tai”, Tai mũi họng thực hành Tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr.27-28.
16. Võ Tấn (1975), “Viêm tai giữa mạn tính”, Tai mũi họng thực hành Tập 2, Nhà xuất bản Y học. tr.86-100.
17. Cao Minh Thành (2012), “Đánh giá kết quả nội soi phục hồi lại màng nhĩ trong chấn thương rách màng nhĩ đơn thuần”, Tạp chí Y học Việt Nam tháng 7 số 1, tr.42-45.
18. Cao Minh Thành (2012), “Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa type 1 và type 2 với kỹ thuật đường trong ống tai”, Tạp chí Y học Việt Nam tháng 5 số 2, tr.97-101.
19. Cao Minh Thành (2012), “Phẫu thuật nội soi vá nhĩ: kết quả và kinh nghiệm thực tiễn”, Tạp chí Y học Việt Nam tháng 5 số 1, tr.76-79.20. Cao Minh Thành (2011), “Chuỗi xương con và kết quả tạo hình bằng gốm sinh học trong viêm tai giữa mạn tính”, Nhà xuất bản Y học
Recent Comments