Thực trạng mắc hội chứng chuyển hoá và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thái bình năm 2019
Luận văn thạc sĩ y học dự phòng thực trạng mắc hội chứng chuyển hoá và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thái bình năm 2019.Đái tháo đường (ĐTĐ) được coi là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu trong thế kỷ XXI khi mà số người bị bệnh tăng nhanh trên toàn thế giới và không có dấu hiệu giảm. Theo thống kê của Liên đoàn ĐTĐ thế giới (IDF), năm 2015 có khoảng 415 triệu người mắc bệnh tháo đường trên toàn thế giới, và đến năm 2040 dự kiến sẽ tăng lên đến 642 triệu người[1]. Khoảng 5,0 triệu người trong độ tuổi 20 đến 79 đã chết vì bệnh ĐTĐ vào năm 2015, tương đương với một người chết mỗi sáu giây. Bệnh ĐTĐ chiếm 14,5% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trên toàn cầu trong số những người trong nhóm tuổi này. Con số này cao hơn tổng số người tử vong do các bệnh truyền nhiễm (1,5 triệu người tử vong do HIV/AIDS; 1,5 triệu người tử vong do bệnh lao và 0,6 triệu người tử vong do bệnh sốt rét vào năm 2013[2]. Gần một nửa (46,6%) ca tử vong vì bệnh ĐTĐ ở người dưới 60 tuổi [1]. ĐTĐ đã và đang gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, dễ gây tử vong nếu không được điều trị sớm và kịp thời, bao gồm các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim và các biến chứng vi mạch, mù lòa, tổn thương thận[3].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00305 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
ĐTĐ là bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, do hormon insulin của tụy bị thiếu hoặc giảm tác động trong cơ thể dẫn đến tình trạng glucose trong máu tăng cao[1]. Bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi trình độ văn hóa khác nhau. Gánh nặng bệnh tật do ĐTĐ đang tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển- nơi quá trình đô thị hóa đang làm thay đổi tập quán ăn uống giảm hoạt động thể lực và tăng cân[4].
Trong nhiều năm trở lại đây một hội chứng có liên quan mật thiết với các biến cố tim mạch và ĐTĐ type 2 được nhắc tới nhiều và trở thành một2 vấn đề thời sự lớn của y học, đó là Hội chứng chuyển hóa (HCCH: Mebotalic syndrome). HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 là biểu hiện thường gặp, có mối liên hệ với nhau về sinh bệnh học, biểu hiện lâm sàng và hóa sinh liên quan đến các bệnh tim mạch. Các tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang nỗ lực tìm hiểu về mối liên quan này, tuy nhiên còn nhiều điều chưa được sáng tỏ. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ cao, tần suất xuất hiện bệnh tỷ lệ thuận với các yếu tố như: thừa cân béo phì, tăng huyết áp (THA), rối loạn chuyển hóa (RLCH) Lipid, RLCH acid uric…
Tại Việt Nam có một vài nghiên cứu về tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ type 2: Hoàng Đăng Mịch tại Hải Phòng (2009)[5], Vũ Văn Nguyên tại Hải Dương(2010)[6], Lê Thanh Đức (2011) tại Vĩnh Long[7]…tuy nhiên chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào về HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại các tỉnh, thành phố khác, trong đó có Thái Bình. Thái Bình là một tỉnh ven biển ở Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, phía Bắc Việt Nam với khoảng gần 2 triệu dân, 80% là lao động nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong những năm gần đây nền kinh tế Thái Bình đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, cùng với quá trình đô thị hóa – hiện đại hóa, đời sống của nhân dân được nâng cao. Bên cạnh đó tình hình bệnh tật cũng diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự gia tăng của các bệnh nội tiết chuyển hóa và ĐTĐ.
Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, với số lượng bệnh nhân ĐTĐ type 2 vào khám và điều trị ngoại trú khá đông, trong đó có rất nhiều bệnh nhân có biến chứng như đột quỵ não, bệnh mạch vành (BMV) và các bệnh lý tim mạch khác liên quan đến chuyển hóa, khi được thăm khám đầy đủ và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết thì thấy một loạt các yếu tố của HCCH.3
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “thực trạng mắc hội chứng chuyển hoá và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thái bình năm 2019” nhằm cung cấp những bằng chứng khoa học giúp nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân điều trị tại trung tâm.
Đề tài chúng tôi nghiên cứu sẽ gồm mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng mắc Hội chứng chuyển hoá ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình năm 2019.
Mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến Hội chứng chuyển hoá ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình năm 2019
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 4
1.1. Khái niệm, phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường……….. 4
1.1.1. Khái niệm Đái tháo đường…………………………………………………….. 4
1.1.2. Phân loại Đái tháo đường ……………………………………………………… 4
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường ……………………………………. 5
1.2. Khái niệm, tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa ……………….. 7
1.2.1. Khái niệm Hội chứng chuyển hóa ………………………………………….. 7
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa………………………….. 8
1.3. Tình hình mắc Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường
type 2 trên Thế giới và Việt Nam ………………………………………………. 14
1.3.1. Tình hình mắc trênThế giới …………………………………………………. 14
1.3.2. Tình hình mắc ở Việt Nam ………………………………………………….. 16
1.4. Các yếu tố nguy cơ mắc Hội chứng chuyển hóa ở người bệnhđái tháo
đường type 2 …………………………………………………………………………… 19
1.5. Hậu quả của Hội chứng chuyển hóa …………………………………………… 21
1.5.1. Bệnh lý tim mạch……………………………………………………………….. 21
1.5.2. Bệnh đái tháo đường type 2 …………………………………………………. 22
1.5.3. Đột quỵ……………………………………………………………………………… 24
1.5.4. Ngừng thở lúc ngủ ……………………………………………………………… 24
1.5.5. Viêm xương khớp mạn tính…………………………………………………. 24
1.5.6. Ung thư …………………………………………………………………………….. 24
1.6. Phòng ngừa và điều trị Hội chứng chuyển hóa…………………………….. 25
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 27
2.1. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………. 27
2.2. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………… 27
2.3. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 29
2.5. Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu …………………………………………… 36
2.6. Công cụ …………………………………………………………………………………… 39
2.7. Kĩ thuật thu thập thông tin …………………………………………………………. 39
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………………….. 40
2.9. Sai số và khống chế sai số………………………………………………………….. 41
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu………………………………………………………. 42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 43
3.1. Một số thông tin của đối tượng nghiên cứu ………………………………….. 43
3.2. Tỷ lệ mắc HCCH và các yếu tố thành phần của HCCH ở bệnh nhân đái
tháo đường type 2…………………………………………………………………….. 47
3.3. Xác định các yếu tố nguy cơ mắc HCCH ở bệnh nhân đái tháo đường
type 2……………………………………………………………………………………… 56
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 62
4.1. Thực trạng mắc Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường
type 2 đang được điều trị ngoại trú tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh Thái Bình năm 2019 ………………………………………………………….. 62
4.2. Một số yếu tố liên quan đến Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái
tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh Thái Bình năm 2019 ………………………………………………………….. 74
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 80
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại ĐTĐ theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ ADA 2012……………………. 6
Bảng 1.2. Phân loại của Ủy ban điều trị tăng Cholesterol ở người trưởng thành
2004 …………………………………………………………………………………… 9
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn xác định béo bụng theo vòng eo của IDF……………….. 12
Bảng 1.4. Các yếu tố chẩn đoán HCCH…………………………………………………. 13
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………… 43
Bảng 3.2. Giá trị trung bình một số chỉ số nhân trắc, BMI theo giới …………. 44
Bảng 3.3. Thời gian điều trị trung bình theo giới ……………………………………. 45
Bảng 3.4. Thuốc điều trị theo giới ………………………………………………………… 45
Bảng 3.5. Giá trị trung bình một số chỉ số sinh hóa theo giới …………………… 46
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc HCCH theo giới và nhóm tuổi………………………………… 48
Bảng 3.7. Giá trị trung bình các yếu tố thành phần của HCCH…………………. 49
Bảng 3.8. Tỷ lệ đối tượng có số đo vòng eo cao theo giới và nhóm tuổi ……. 50
Bảng 3.9. Tỷ lệ cao huyết áp theo giới và nhóm tuổi ………………………………. 51
Bảng 3.10. Tỷ lệ tăng triglycerid máu theo giới và nhóm tuổi………………….. 52
Bảng 3.11. Tỷ lệ HDL-C máu có giá trị thấp theo giới và nhóm tuổi………… 53
Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc tổng các thành tố chẩn đoán HCCH ở người bệnh ĐTĐ
type 2 theo giới và nhóm tuổi ………………………………………………. 54
Bảng 3.13. Nguy cơ mắc HCCH với giới tính, nhóm tuổi, BMI……………….. 56
Bảng 3.14. Nguy cơ mắc HCCH với thời gian phát hiện ĐTĐ và tính chất
công việc …………………………………………………………………………… 57
Bảng 3.15. Nguy cơ mắc HCCH với sử dụng thuốc lá, rượu, bia, thể dục
thể thao……………………………………………………………………………… 58
Bảng 3.16. Nguy cơ mắc HCCH với tần suất tiêu thụ một số loại thực phẩm59
Bảng 3.17. Phân tích hồi quy logistic với nguy cơ mắc HCCH ……………….. 60
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc HCCH và các yếu tố thành phần của HCCH ở bệnh
nhân ĐTĐ type 2…………………………………………………………….. 47
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ mắc HCCH theo nhóm tuổi……………………………………….. 47
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc tổng các thành tố chẩn đoán HCCH…………………….. 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. International Diabetes Federation (2015), IDF diabetes atlas,
International Diabetes Federation, Brussels.
2. Organización Mundial de la Salud (2015), World health statistics 2015.,
World Health Organization, Geneva.
3. World Health Organization (2013). The top 10 Causes of Death,
4. Tạ Văn Bình (2004). Hướng dẫn phòng và quản lý bệnh đái tháo đường
tại Việt Nam phần 1.
5. Hoàng Đăng Mịch (2009). Một số đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở
bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Tạp chỉ y học việt Nam thảng 5/2009,
số 2, 130-133.
6. Lê Thanh Đức, Nguyễn Văn Trí và Nguyễn Đức Công (2011). Hội
chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa
khoa Vĩnh Long. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 15, phụ
bản số 1.
7. Vũ Văn Nguyên (2010). Nghiên cứu tỷ lệ Hội chứng chuyển hóa ở bệnh
nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện tỉnh Hải Dương, năm 2010,
Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Viện Dinh dưỡng (2007). Nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Diabetes Care (2015). Standards of medical care in diabetes. Journal of
clinical and applied research and education,, 38, Supplement 1.
10. IDF Diabetes Atlas (2014). 6th Edition revision 2014. International
Diabetes Federation.
11. Association A.D (2010). Diagnosis and Classification of Diabetes
Mellitus. Diabetes Care, 33(Supplement 1), S62–S69.12. Nguyễn Quốc Anh và Ngô Quý Châu (2012). Đái tháo đường: Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản y học.
13. Danh Thiêm Thuần (2006). Đái tháo đường, Nhà xuất bản y học.
14. Tạ Văn Bình (2007). Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường
tăng glucose máu,, Nhà xuất bản Y học.
15. Ford ES, Li C và Sattar N (2008). Metabolic syndrome and incident
diabetes: current state of the evidence. Diabetes Care, 31(9), 1898-1904.
16. Genuth S, Alberti KG và Bennett P et al (2003). Follow-up report on the
diagnosis of diabetes mellitus. Diabetes Care, 26, 3160.
17. Đỗ Trung Quân (2007). Đái tháo đường và điều trị, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội.
18. Mai Thế Trạch và Nguyễn Thy Khuê (2003). Nội tiết học đại cương,
Nhà xuất bản y học thành phố Hồ Chí Minh.
19. American Diabetes Association (2012). Executive summary: Standards
of Medical care in diabetes-2012. Diabetes care,, 35 (1).
20. WHO (2011). Use of glycated haemoglobin (HbA1c) in the diagnosis of
diabetes mellitus.
21. Nguyễn Văn Bảy, Trần Văn Bình. và Nguyễn Huy Cường (1999).
Trường hợp được chẩn đoán Hội chứng X chuyển hoá tại khoa Nội tiết
và đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Thực hành,
8(370), 27-29.
22. WHO (2003). Chế độ ăn, dinh dưỡng và dự phòng các bệnh mạn tính,
Geneva, 156-163.
23. Asma Ahmed, Talha Ehsan Khan và Tahira Yasmeen et al (2012).
Metabolic syndrome in Type 2 diabetes: Comparison of WHO, modified
ATPIII & IDF criteria. J Pak Med Assoc, 62(6).24. Grundy SM, Cleeman JI, Merz CN và cộng sự (2004). Implications of
recent clinical trials for the National Cholesterol Education Program
Adult Treatment Panel III guidelines. Circulation, 110(2), 227-239.
25. Trần Văn Huy và cộng sự (2005). Tần suất Hội chứng chuyển hóa ở
người lớn Khánh Hòa- Việt Nam. Những tiêu chuẩn nào phù hợp với
người Việt Nam. Tạp chí Y học Thực hành, 523, 252-261.
26. Eckel RH, Grundy SM và Zimmet PZ (2005). The metabolic syndrome.
Lancet, 365, 1415-1428.
27. Ford ES, Giles WH và Dietz WH (2002). Prevalence of the metabolic
syndrome among US adults: finding from the third National Health and
Nutrition Examination Survey. JAMA, 287, 356-359.
28. Lu Liu (2018). Improved endogenous epoxyeicosatrienoic acid
production mends heart function via increased PGC 1a-mitochondrial
unctions in metabolic syndrome. Journal of Pharmacological Sciences,
1-8.
29. Isomaa B (2001). The metabolic syndrome influences the risk of chronic
complications in patients with type 2 diabetes. diabetalogia, 44-
17/5/2001, 1148-1154.
30. Scott M. Grundy (2004). Definition of metabolic syndrome: report of the
National Heart, Lung and Blood Institute/American Heart Association
Conference on Scientific Issues Related to Definition. Circulation,
109:433-438.
31. A. Tonkin (2004). The metabolic syndrome – a growing problem.
European Heart Journal Supplements, A37–A42.
32. Savage PD (2005). Prevalence of metabolic syndrome in cardiac
rehabilitation/secondary prevention programs. American Heart Journal,
149(4), 627-631.33. S.H. Song và C.A. Hardisty (2008). Dianosing in metabolic syndrome
type II diabetes: Does it matter. Q J Med 2008, 101, 487-491.
34. Dae Ryong KANG (2013). Prevalence and Associated Risk Factors of
the Metabolic Syndrome in the Korean Workforce. Industrial Health, 51,
256–265.
35. Sudarsini Saravanabhavan và Vitthal G (2015). Prevalance of the
metabolic syndrom in typ 2 diabetes mellitus. International research
Journal of Education and innovation, 1, No1.
36. Yogita Rochlani (2017). Metabolic syndrome: pathophysiology,
management, and modulation by natural compounds. Therapeutic
Advances in Cardiovascular Disease, 11, 215-225.
37. Rawan Mohammad Al Saudi (2018). Glycated LDL-C and glycated
HDL-C in association with adiposity, blood and atherogenicity indices in
metabolic syndrome patients with and without prediabetes. Therapeutic
Advances in Endocrinology and Metabolism, 9, 311-323.
38. Emma McCracken (2018). Pathophysiology of the metabolic syndrome.
Clinics in Dermatology, 36, 14-20.
39. Hidenori Arai (2006). Prevalence of metabolic syndrome in the general
Japanese population in 2000. J Atheroscler Thromb, 13, 202 – 208.
40. Paul L. Huang (2009). A comprehensive definition for metabolic
syndrome. Disease Models & Mechanisms, 2, 231-237.
41. Nguyễn Thành Công và Nguyễn Thy Khuê (2006). Hội chứng chuyển
hóa ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí
Minh, tập 10, số 1.
42. Đỗ Thị Thu Hà (2008). Một số đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở
bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Tạp chí y học việt Nam thảng 5/2009, 2,
130-133.43. Ngô Đình Châu (2010). Nghiên cứu hội chứng chuyển hoá và một số chỉ
điểm nguy cơ tim mạch ở người béo phì, Trường Đại Học Y Dược – Đại
học Huế.
44. Lê Quốc Tuấn (2012). Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân
tăng huyết áp nguyên phát tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ.
Tạp chí Y học Thực hành, 843, 59 – 132.
45. Nguyễn Quốc Việt (2012). Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa tại một số
khu vực nội thành Hà Nội (Theo tiêu chuẩn IDF-2005). Tạp chí Y học
Thực hành, 825, 129-132.
46. Nguyễn Văn Thành (2013). Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở đối tượng
cán bộ thuộc diện quản lý của BVCSSKCB tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Y học
TP. Hồ Chí Minh, 17, 104-107.
47. Hà Văn Thiệu (2014). Hội chứng chuyển hóa ở trẻ em thừa cân, béo phì
từ 10 đến 15 tuổi, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
48. Huỳnh Công Minh (2014). Khảo sát hội chứng chuyển hóa trên cán bộ
viên chức đến khám tại phòng bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Thừa Thiên
Huế. Tạp chí Y học Thực hành, 911,
49. Rodrớguez A, Polavieja P, Reviriego J và cộng sự (2010). Prevalence of
the metabolic syndrome and consistency in its diagnosis in type 2
diabetic patients in Spain. Endocrinol Nutr, 57(2), 60–70.
50. Angel Rodríguez, Helena Delgado-Cohen, Jesús Reviriego và cộng sự
(2011). Risk factors associated with metabolic syndrome in type 2
diabetes mellitus patients according to World Health Organization, Third
Report National Cholesterol Education Program, and International
Diabetes Federation definitions. Diabetes Metab Syndr Obes,
10.2147/DMSOTT.S13457.51. Mogre V, Salifu ZS và Abedandi R (2014). Prevalence, components and
associated demographic and lifestyle factors of the metabolic syndrome
in type 2 diabetes mellitus. Journal of Diabetes & Metabolic Disorders,,
13:80, 10.1186/2251-6581-1113-1180.
52. Tạ Văn Bình (2007). Hội chứng chuyển hóa,Những nguyên lý nền tảng
bệnh đái tháo đường – tăng glucose máu, 667-705.
53. Nguyễn Hải Thủy (2009). Ý nghĩa các thành tố trong hội chứng chuyển hóa.
54. Lê Văn Bàng (2006). Hội chứng chuyển hóa. Tạp chí Y học Thực hành,
sổ 548, 347-357.
55. John A Dormandy (2009). Prevention of macrovascular events in
patients with type 2 diabetes in the PRO active Study: a randomised
controlled trial. Lancet, 2005: 366:, 1279-1289.
56. Tạ Văn Bình (2007). Béo phì-Những nguyên lý nền tảng bệnh đái thảo
đường- tăng glucose máu.
57. Trường Đại học Y Hà Nội (2012). Bệnh học nội khoa tập 1, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.
58. Vũ Thị Ngát (2018). Tình trạng dinh dưỡng khi nhập viện và một số yếu
tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nội tiết
trung ương, năm 2017 – 2018, Trường Đại học Y Hà Nội.
59. Tạ Văn Bình (2004). Hội chứng chuyển hóa, người bệnh đái tháo đường
cần biết, NXB Y học.
60. Nguyễn Thị Trung Thu và Trần Quang Bình (2017). Hội chứng chuyển
hóa và yếu tố nguy cơ ở người trung niên bị tiền đái tháo đường. Tạp chí
khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa tự nhiên và công nghệ, tập 33,
tr67-73.61. Ismaa Ghazanfar Kiani, Adil Naseer Khan, Saadia Yasir và cộng sự
(2016). Frequency of metabolic syndrome in type 2 diabetes mellitus. J
Ayub Med Coll Abbottabad, 28(1).
62. Bộ Y tế (2017). Quy trình chuyên môn khám, chữa bệnh ĐTĐ type 2.
63. J. Osei-Yeboah (2017). The Prevalence of Metabolic Syndrome and Its
Components among People with Type 2 Diabetes in the Ho
Municipality, Ghana: A Cross-Sectional Study. Int J Chronic Dis:
8765804.
64. S. O'Neill và L. O'Driscoll (2015). Metabolic syndrome: a closer look at
the growing epidemic and its associated pathologies. Obesity reviews 16.
65. Trần Văn Huy và Huỳnh Việt Khang (2007). Nghiên cứu tần suất và ảnh
hưởng của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp ở Khánh
Hòa. Tạp chí Y học Việt Nam, tr. 34-41.
66. Tô Viết Thuấn và Trần Hữu Dũng (2008). Nghiên cứu hội chứng chuyển
hóa trên bệnh nhân tăng huyết áp.
67. International Diabetes Federation (2006). The IDF consensus worldwide
definition of the MEBOTALIC SYNDROME, Belgium.
68. Y. Shimajiri (2008). Prevalence of metabolic syndrome in Japanese type
2 diabetes patients and its significance for chronic vascular
complications. Diabetes research and clinical practice, 79, 310-317.
69. Wha Young Kim (2008). Nutritional risk and metabolic syndrome in
Korean type 2 diabetes mellitus. Asia PacJ Clin Nutr 2008, 47 – 51.
70. Shohail Ashraf S.M, Faisal Ziauddin và Umar Jahangeer (2006).
Metabolic syndrome in type 2 diabetes mellitus. Pak journal Med sci
2006, 12, 295-299.71. Unadike BC (2009). Prevalence of the metabolic syndrome among
patients with type 2 diabetes in uyo, Nigeria. African Journal of
endocrinology and metabolism, 8, 7-8.
72. M. Janghorbani và M. Amini (2012). Incidence of metabolic syndrome
and its risk factors among type 2 diabetes clinic attenders in Isfahan,
Iran. Endokrynol Pol, 63(5), 372-380.
73. Puepet FH (2009), "Prevalence of the metabolic syndrome among
patients with type 2 diabetes in urban north-central Nigeria", African
Journal of endocrinology and metabolism vol 8 no 1-6/2009:10-11.
74. M. Alshkri và R. Elmehdawi (2008). Metabolic Syndrome among Type-
2 Diabetic Patients in Benghazi-Libya: A pilot study. Libyan J Med,
3(4), 177-180.
75. Nguyễn Đức Ngọ và Nguyễn Thị Diệu Hồng (2009). Microalbumin niệu
ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, mối liên quan với các thành phàn của
hội chứng chuyển hóa. Tạp chí y học thực hành số 2/2009, 126-128.
76. M. R. Araneta, D. L. Wingard và E. Barrett-Connor (2002). Type 2
diabetes and metabolic syndrome in Filipina-American women : a highrisk nonobese population. Diabetes Care, 25(3), 494-499.
77. Nguyễn Đức Hoan và Nguyễn Văn Quýnh (2007). Nghiên cứu hội
chứng chuyển hóa ở bệnh nhân rối loạn glucose máu lúc đói. Tạp chí Y
học Thực hành, 4/2007, 40-43.
78. Trần Hữu Dàng, ''Nghiên cứu Hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân
tăng huyết áp tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba – Đồng Hới,
năm 2014, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.
79. M. A. Al-Shafaee, S. S. Ganguly, K. Bhargava và cộng sự (2008).
Prevalence of metabolic syndrome among prediabetic Omani adults: a
preliminary study. Metab Syndr Relat Disord, 6(4), 275-279.80. Bộ Y tế (2015). Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây
nhiễm,
81. Hoàng Văn Ngoạn (2009). Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên
quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên
Huế. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 52, 89-96.
82. Dương Anh Đào (2017). Hội chứng chuyển hóa ở học sinh có rối loạn
lipid máu tại một số trường tiểu học miền Bắc. tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 33, 89-96.
83. Đỗ Đình Xuân (2009). Khảo sát tình trạng rối loạn Lipid máu ở nhóm
người trên 40 tuổi tại một số tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ. Tạp chí Y
học Thực hành, 662, 44-46.
84. G. G. Gebremeskel, K. K. Berhe, D. S. Belay và cộng sự (2019).
Magnitude of metabolic syndrome and its associated factors among
patients with type 2 diabetes mellitus in Ayder Comprehensive
Specialized Hospital, Tigray, Ethiopia: a cross sectional study. BMC Res
Notes, 12(1), 60
Recent Comments