Nghiên cứu nồng độ 25(oh) d3 và peptide kháng khuẩn nội sinh ll-37 trong huyết thanh ở phụ nữ cố thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu

Luận văn Nghiên cứu nồng độ 25(oh) d3 và peptide kháng khuẩn nội sinh ll-37 trong huyết thanh ở phụ nữ cố thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu.Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là bệnh lý rất hay gặp và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới. Thông thường tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới và tỷ lệ thuận vớí điều kiện vệ sinh kém. Đặc biệt, khi có thai có nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy thêm cho nhiễm khuẩn tiết niệu như tình trạng giãn nở đường niệu, trào ngược bàng quang niệu quản, có sự ứ đọng nước tiểu ở đường tiết niệu do tử cung chèn ép, giảm nhu động của niệu quản, sự thay đổi nội tiết do thai nghén [1]…

MÃ TÀI LIỆU

LVTHSY 0515

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Theo nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ có thai chiếm một tỷ lệ cao khoảng gần 10% [2], [5] và ảnh hưởng tới thai kỳ gây ra nhiều nguy cơ và có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai. Đối với mẹ, nhiễm khuẩn tiết niệu có thể gây hoại tử ống thận cấp, sốc nhiễm khuẩn, tăng huyết áp. Đối với thai, nhiễm khuẩn tiết niệu có thể gây thai chết lưu hay chết ở thời kỳ sơ sinh, thai non tháng, nhiễm khuẩn sơ sinh, suy dinh dưỡng [20], [32], [35]…

Việc phát hiện sớm, nhất là thể NKTN không triệu chứng để điều trị kịp thời là việc hết sức cần thiết để tránh tai biến cho mẹ và con. Ward và Jones đã đưa ra lời khuyên là tất cả phụ nữ có thai phải được xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nhiễm khuẩn tiết niệu tiềm tàng trong lần đến khám thai đầu tiên và xét nghiệm lại ở tuần thứ 28 đối với những phụ nữ có tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu.

Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu dùng kháng sinh là chủ yếu, việc lạm dụng kháng sinh, dùng không đúng liều lượng khiến vấn đề đề kháng với các kháng sinh thông dụng ngày càng cao, dẫn tới việc điều trị trở nên phức tạp hơn rất nhiều, đối với phụ nữ có thai việc dùng kháng sinh là rất cân nhắc [6], [7]. Vì vậy việc nghiên cứu phương pháp để hạn chế việc dùng các thuốc ảnh hưởng đến thai nhi là rất cần thiết để tránh tai biến cho mẹ và con.

Gần đây nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy một số loại peptide kháng khuẩn nội sinh ở người. Một loại peptid kháng khuẩn có tên là cationic antimicrobial peptid-18(hPCA-18) hay pro-LL-37, propeptid này bị phân hủy thành cathelin và peptide có C- tận cùng là LL-37. Nhiều nghiên cứu cho thấy peptide kháng khuẩn LL-37 có mặt ở tế bào nội mô của niệu quản, khi có vi khuẩn xâm nhập tế bào nội mô nhanh chóng sản xuất và bài tiết LL-37 ra nước tiểu. LL-37 có tác dụng bảo vệ đường niệu chống lại vi khuẩn bằng cách phá vỡ màng tế bào vi khuẩn [61]. Về mặt phân tử, gen mã hóa tổng hợp LL-37 bao gồm vị trí mã hóa cho cả vitamin D receptor (VDR) và dạng hoạt hóa của vitamin D là 1,25(OH)2D3 làm tăng tổng hợp LL-37 ở tế bào bạch cầu trung tính ở người [45].

Vitamin D rất quan trọng với xương của bà mẹ và trẻ sơ sinh việc thiếu hụt vitamin D được xem là có liên quan đến việc gia tăng các bệnh nhiễm trùng [27]…Đặc biệt khi mang thai lượng vitamin D cần thiết để hình thành hệ xương cho trẻ là rất cao, nếu như không có biện pháp bổ xung hợp lý thì những thiếu hụt này sẽ để lại những hậu quả xấu.

Vì vậy việc nghiên cứu nồng độ của 25(0H)D3 và peptide kháng khuẩn nội sinh LL-37, tìm hiểu mối liên quan trong cơ chế tự bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm khuẩn mở ra một hướng mới góp phần cho chẩn đoán, theo dõi, điều trị và phòng bệnh giúp tránh được biến chứng nguy hiểm xảy ra mà ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Đặc biệt là đối với bà mẹ mang thai nhằm tránh biến chứng cho mẹ và thai nhi, mà ở đây chúng tôi nghiên cứu trên những bà mẹ mang thai bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Với các lý do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với mục tiêu sau:

1. Xác định nồng độ 25(OH)D3 và peptide kháng khuẩn LL-37 trong huyết thanh phụ nữ có thai ở nhóm chứng và nhóm bị nhiễm khuẩn tiết niệu.

2.  Tìm hiểu mối liên quan nồng độ giữa 25(OH)D3 và peptide kháng khuẩn LL-37 trong huyết thanh phụ nữ có thai ở hai nhóm nghiên cứu.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Tình hình mắc NKTN ở phụ nữ có thai 3

1.2. Tác nhân gây NKTN và sự nhạy cảm của VK với kháng sinh 4

1.2.1. Tác nhân gây bệnh 4

1.2.2. Sự nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh 5

1.3. Thay đổi hệ tiết niệu trong khi có thai 5

1.3.1. Thay đổi về thận 5

1.3.2. Đài bể thận và niệu quản 5

1.3.3. Bàng quang và niệu đạo 6

1.4. Các yếu tố thuận lợi khác gây NKTN ở phụ nữ có thai 6

1.4.1. Yếu tố nội tiết 6

1.4.2. Yếu tố cơ học 7

1.4.3. Thay đổi sinh lý hóa học của nước tiểu  7

1.4.4. Yếu tố cơ địa 7

1.5. Các thể lâm sàng của NKTN trong thời kỳ thai nghén 8

1.5.1. NKTN không triệu chứng 8

1.5.2. NKTN thấp (viêm bàng quang cấp) 9

1.5.3. NKTN cao (viêm thận – bể thận cấp) 9

1.6. Đường xâm nhập của vi khuẩn 9

1.6.1. Đường dịch thể 9

1.6.2. Đường tiết niệu từ dưới lên 10

1.6.3. Nhiễm khuẩn do thủ thuật 11

1.7. Cơ chế chống nhiễm khuẩn của cơ thể 11

1.7.1. Ở niệu đạo 11

1.7.2. Ở bàng quang 11

1.7.3. Tại đường tiết niệu trên 13

1.7.4. Vitamin D và vai trò trong chống nhiễm khuẩn 13

1.7.5. Peptid kháng khuẩn LL-37 và vai trò trong chống nhiễm khuẩn. 21

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1. Địa điểm nghiên cứu 26

2.2. Thời gian Nghiên cứu 26

2.3. Đối tượng nghiên cứu 26

2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu 26

2.3.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 26

2.3.3. Tiêu chuẩn loại trừ 27

2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu 27

2.3.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu 28

2.4. Trang thiết bị và vật liệu dùng cho nghiên cứu 28

2.4.1. Thiết bị và dụng cụ 28

2.4.2. Hóa chất 28

2.4.3. Chất liệu nghiên cứu 28

2.5. Phương pháp nghiên cứu 29

2.5.1. Thiết kế nghiên cứu 29

2.5.2. Qui trình tiến hành nghiên cứu 29

2.5.3. Sử lý số liệu 33

2.5.4. Khía cạnh đạo đức của đề tài 33

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1. Kết quả nuôi cấy nước tiểu 35

3.2. Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ 37

3.3. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 40

3.4. Nồng độ 25(OH)D3 và LL-37 trong huyết thanh 42

Chương 4: BÀN LUẬN 47

4.1. Kết quả nuôi cấy nước tiểu 47

4.2. Tác nhân gây NKTN ở phụ nữ có thai 48

4.3. Một số đặc điểm của các thai phụ bị NKTN 50

4.3.1. Tuổi thai 50

4.3.2. Số lần sinh 51

4.3.3. Tỷ lệ NKTN có triệu chứng và NKTN không triệu chứng lâm sàng. 51

4.3.4. Tiền sử sản khoa 53

4.4. Tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn 53

4.4.1. Ttính nhạy cảm với kháng sinh của E.coli 53

4.4.2. Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ của Klebsiella 55

4.4.3. Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ của Staphylococus-

saprophyticus 55

4.4.4. Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ chung của cả ba loại VK 56

4.5. Nồng độ 25(OH)D3 và LL-37 trong huyết thanh 57

4.5.1. Nồng độ 25(OH)D3 57

4.5.2. Nồng độ LL-37 59

4.5.3. Mối tương quan giữa nồng độ 25(OH)D3 và LL-37 trong huyết thanh.. 60

KẾT LUẬN 61

KIẾN NGHỊ 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/