Đánh giá kết quả gây chuyển dạ bằng phương pháp đặt bóng đối với thai quá ngày sinh

Luận văn chuyên khoa II Đánh giá kết quả gây chuyển dạ bằng phương pháp đặt bóng đối với thai quá ngày sinh.Nền y học ngày càng có nhiều tiến bộ trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Mục tiêu của ngành sản khoa là mẹ sinh an toàn con khỏe mạnh. Đó cũng chính là niềm mong đợi của gia đình, xã hội, là niềm hạnh phúc lớn lao của người mẹ sau nhiều ngày tháng mang thai.Tuy nhiên trong quá trình thai nghén mọi nguy cơ cho mẹ và thai nhi đều mang lại lo lắng cho người mẹ và gia đình. Thai quá ngày sinh là thai nghén có nguy cơ cao.
Thai quá ngày sinh là thai ở trong bụng mẹ quá 287 ngày hay quá 41 tuần tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng [1].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2023.00276

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Khi thai quá ngày sinh chức năng của bánh rau giảm, hiện tượng tắc mạch trong gai rau tăng làm giảm diện tích trao đổi dinh dưỡng của gai rau gây thiếu oxy và suy thai trong tử cung làm tăng tỷ lệ tử vong cũng như bệnh tật sơ sinh như bệnh về hô hấp, các ảnh hưởng về tinh thần, sức đề kháng… Nguy cơ lớn nhất đối với mẹ là những biến chứng gây ra từ đẻ khó do thai to, từ đó làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai, tăng tỷ lệ đẻ có can thiệp thủ thuật, đẻ khó do bất tương xứng đầu chậu, đẻ khó do vai, rách cổ tử cung, chảy máu sau sinh, nhiễm trùng hậu sản [2].
Vì vậy khi thời gian mang thai quá ngày dự kiến sinh (quá 40 tuần hay quá 280 ngày) mà chưa chuyển dạ người thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ và có hướng xử trí kịp thời nhằm bảo đảm sức khỏe cho mẹ và cho thai nhi. Tuy nhiên thái độ xử trí với thai quá ngày dự kiến sinh chưa có sự thống nhất, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện từng nơi. Một số tác giả chủ động khởi phát chuyển dạ trong khi một số khác lại theo dõi chờ chuyển dạ tự nhiên đến quá ngày sinh thực sự (hết 41 tuần) mới can thiệp. Có nhiều sự lựa chọn trong thực hành lâm sàng để khởi phát chuyển dạ như tách màng ối, nong Laminaria, nong cổ tử cung bằng sonde foley, bóng Cook, bấm ối, truyền oxytocin hoặc sử dụng các Prostaglandin E1, E2. Mổ lấy thai chỉ là một trong những biện pháp khi không còn đủ điều kiện để gây chuyển dạ cho những thai phụ bị quá ngày sinh.Việc sử dụng PGE2 gây chuyển dạ đã thu được nhiều kết quả tốt nhưng từ cuối năm 2014 không còn thuốc đã gây khó khăn trong việc gây chuyển dạ. Bóng làm chín mùi cổ tử cung để khởi phát chuyển dạ (bóng Cook) được sử dụng phổ biến hiện nay do có tỉ lệ thành công cao, an toàn, ít tai biến, dễ sử dụng [3]. Tuy nhiên giá thành của bóng Cook còn cao so với điều kiện kinh tế của nước ta nên bệnh viện phụ sản Trung Ương đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng phương pháp đặt ống thông hai bóng cải tiến bằng sonde foley tương tự như bóng Cook để làm mềm, mở CTC đạt thành công 90%, hiệu quả đẻ đường âm đạo 82% và không gặp một trường hợp tai biến nào [4].
Với mong muốn có thêm cơ sở khẳng định hiệu quả của phương pháp này đặc biệt là cho thai quá ngày dự sinh và được áp dụng phổ biến rộng rãi ở các tuyến cơ sở, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả gây chuyển dạ bằng phương pháp đặt bóng đối với thai quá ngày sinh”, với hai mục tiêu sau:
1.    Nhận xét kết quả gây chuyển dạ bằng phương pháp đặt bóng đối với thai quá ngày sinh tại BVPSTƯ từ tháng1/7/2018-31/12/2018.
2.     Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả gây chuyển dạ.

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Thai quá ngày sinh    3
1.1.1. Định nghĩa    3
1.1.2. Tỷ lệ    3
1.1.3. Nguyên nhân    3
1.1.4. Sinh lý bệnh học    4
1.1.5. Hậu quả của thai quá ngày sinh    5
1.1.6. Chẩn đoán    5
1.1.7. Xử trí thai quá ngày sinh    10
1.2. Khởi phát chuyển dạ    11
1.2.1. Các giai đoạn của một cuộc chuyển dạ    11
1.2.2. Cơ chế chuyển dạ    12
1.2.3. Động lực của cuộc chuyển dạ    13
1.2.4. Thay đổi của CTC trong chuyển dạ    14
1.2.5. Các phương pháp khởi phát chuyển dạ    14
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả khởi phát chuyển dạ của ống thông hai bóng    22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    24
2.1. Đối tượng nghiên cứu    24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn    24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    25
2.2. Phương pháp nghiên cứu    25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    25
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    25
2.2.3. Sơ đồ nghiên cứu    27
2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu    28
2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu    28
2.2.6. Các biến số của nghiên cứu:    32
2.2.7. Các tiêu chuẩn liên quan đến nghiên cứu    34
2.2.8. Các phương tiện được sử dụng trong nghiên cứu    36
2.3. Xử lý số liệu    37
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu    37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    38
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    38
3.1.1. Tuổi của sản phụ    38
3.1.2. Nghề nghiệp của sản phụ    39
3.1.3. Số lần sinh của sản phụ    39
3.1.4. Phân bố về tuổi thai và số lần sinh    40
3.1.5. Chỉ số Bishop trước khi khởi phát chuyển dạ và số lần sinh    40
3.2. Kết quả của khởi phát chuyển dạ    41
3.2.1. Phân nhóm theo mức độ thành công    41
3.2.2. Nguyên nhân khởi phát chuyển dạ thất bại    42
3.2.3. Tác dụng của đặt bóng lên thời gian chuyển dạ    42
3.2.4. Thời gian trung bình từ khi đặt bóng đến khi gây chuyển dạ thành công ở người con so và người con rạ    43
3.2.5. Kết quả sau khi đặt bóng ở người con so và người con rạ    44
3.2.6. Thay đổi chỉ số Bishop CTC trước và sau khi đặt bóng    44
3.2.7. Phân nhóm theo cách đẻ của sản phụ    45
3.3. Mội số yếu tố liên quan tới kết quả gây khởi phát chuyển dạ    47
3.3.1. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công theo nhóm tuổi sản phụ    47
3.3.2. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công theo số lần sinh    48
3.3.3. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công theo tuổi thai    48
3.3.4. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công theo chỉ số Bishop trước khi đặt bóng.    49
3.3.5. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công theo trọng lượng trẻ sơ sinh    50
3.3.6. Liên quan giữa dùng thuốc làm mềm cổ tử cung (Norspa, Buscopan) với kết quả KPCD    51
3.3.7. Liên quan giữa việc truyền oxytocin với kết quả KPCD    51

Chương 4: BÀN LUẬN    53
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    53
4.1.1. Tuổi của sản phụ    53
4.1.2. Phân bố về nghề nghiệp    53
4.1.3. Phân bố số lần sinh của sản phụ    54
4.1.4. Phân bố tuổi thai và số lần sinh    54
4.1.5. Chỉ số Bishop trước khi khởi phát chuyển dạ và số lần sinh    55
4.2. Kết quả khởi phát chuyển dạ    56
4.2.1. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công    56
4.2.2. Thời gian khởi phát chuyển dạ thành công    57
4.2.3. Kết quả sau khi đặt bóng gây KPCD.    59
4.2.4. Tác dụng của đặt bóng đối với chỉ số Bishop CTC.    60
4.2.5. Phân bố cách đẻ.    61
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả khởi phát chuyển dạ bằng đặt bóng    62
4.3.1. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công theo nhóm tuổi.    62
4.3.2. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công theo số lần sinh.    62
4.3.3. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công theo tuổi thai.    63
4.3.4. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công theo chỉ số Bishop trước khi đặt bóng    64
4.3.5. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công theo cân nặng trẻ sơ sinh.    65
4.3.6. Liên quan giữa tỷ lệ thành công và dùng thuốc làm mềm CTC    66
4.3.7. Liên quan giữa tỷ lệ thành công với truyền oxytoxin    67
4.3.8. Liên quan giữa tỷ lệ thành công với giảm đau trong đẻ    68
KẾT LUẬN    69
KIẾN NGHỊ    70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 

 
DANH MỤC BẢNG 

Bảng 2.1.     Chỉ số Apgar    35
Bảng 2.2:     Chỉ số Bishop    36
Bảng 3.1.     Phân bố theo nghề nghiệp    39
Bảng 3.2.     Phân bố về tuổi thai và số lần sinh    40
Bảng 3.3.     Chỉ số Bishop trước khi khởi phát chuyển dạ và số lần sinh    40
Bảng 3.4.     Phân nhóm mức độ thành công    41
Bảng 3.5.     Nguyên nhân khởi phát chuyển dạ thất bại    42
Bảng 3.6.     Thời gian trung bình từ khi đặt bóng đến khi  gây chuyển dạ thành công    42
Bảng 3.7.     Thời gian trung bình từ khi đặt bóng đến khi gây chuyển dạ thành công ở người con so và người con rạ    43
Bảng 3.8.     Kết quả sau khi đặt bóng ở người con so và người con rạ    44
Bảng 3.9.     Thay đổi chỉ số Bishop CTC trước và sau khi đặt bóng    44
Bảng 3.10.     Phân nhóm theo cách đẻ    45
Bảng 3.11.     Nguyên nhân mổ lấy thai    46
Bảng 3.12.     Tỷ lệ KPCD thành công theo tuổi sản phụ    47
Bảng 3.13.     Tỷ lệ KPCD thành công theo số lần sinh    48
Bảng 3.14.     Tỷ lệ KPCD thành công theo tuổi thai    48
Bảng 3.15.     Tỷ lệ KPCD thành công theo chỉ số Bishop trước khi đặt bóng    49
Bảng 3.16.     Tỷ lệ KPCD thành công theo trọng lượng trẻ sơ sinh    50
Bảng 3.17.     Liên quan giữa dùng thuốc làm mềm CTC với kết quả KPCD    51
Bảng 3.18.     Liên quan giữa truyền oxytocin với kết quả KPCD    51

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/