Các rối loạn lo âu

Các rối loạn lo âu – BS Nguyễn Văn Nuôi

Lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị và bứt rứt, không thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ. 
Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy ra và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa.  Sợ (fear) cũng là tín hiệu báo động nhưng khác với lo âu. Sợ là sự đáp ứng với một đe doạ đã được biết, từ bên ngoài, rõ rệt, hoặc không có nguồn gốc xung đột còn lo âu là đáp ứng với một đe doạ không được biết rõ, từ bên trong, mơ hồ hoặc có nguồn gốc xung đột. 
Cần phân biệt giữalo âu bình thườngvà lo âu bệnh lý. Sự phân biệt này có thểdựa trên các tiêu chuẩn như khả năng kiểm soát lo âu, cường độ, thời gian kéo dài và hành vi kèm theo. Lo âu được xem là bình thường khi phù hợp với tình huống và mất đi khi tình huống đã dược giải quyết. Lo âu bệnh lý là lo âu không có nguyên nhân rõ rệt hoặc quá mức so với mong đợi, các triệu chứng thường nặng và gây nhiều khó chịu, kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến hoạtđộng hàng ngày của người bệnh và có thể kèm theo những ý nghĩ hoặc hành vi có vẻ quá mức hoặc vô lý (như tránh né, hành vi cưỡng chế…). Trong khi lo âu bình thường có thể được điều trị hiệu quả bằng cách trấn an hoặc liệu pháp tâm lý đơn giản thì bệnh nhân bị lo âu bệnh lý cần được khám xét toàn diện về cơ thể và tâm thần và được điều trị phù hợp theo nguyên nhân. 
Lo âu có thể xuất đột ngột, được gọi là là lo âu tự phát(spontaneous anxiety). Khi lo âu xuất hiện có thể tiên đoán được trongnhững tình huống chuyên biệt, được gọi là lo âu tình thế hoặc lo âu ám ảnh sợ(situational or phobic anxiety). Lo âu chờ đợi(anticipatory anxiety) là thuật ngữ dùng để mô tả sự lo âu khi nghĩ đến một tình huống đặc biệt (như cơn hoảng loạn) sẽ xảy ra. 
Ngoài các rối loạn lo âu (RLLA) trong đó lo âu là triệu chứng quan trọng và nổi bật nhất, lo âu còn gặp trong nhiều bệnh lý tâm thần và cơ thể khác. Trầm cảm và lo âu thường đi đôi với nhau; khoảng 3/4 bệnh nhân trầm cảm có lo âu kèm theo và trên 1/2 bệnh nhân lo âu có biểu hiện trầm cảm rõ rệt. Nhiều bệnh nhân TTPL có thể cảm thấy lo âu dữ dội cũng như ở bệnh nhân sảng hoặc sa sút tâm thần. 
Lo âu cũng có thể vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nghiện rượu hoặc nghiện ma tuý. Nhiều bệnh cơ thể cũng kết hợp với lo âu, trong trường hợp này lo âu là do các tác động sinh lý trực tiếp của bệnh cơ thể nhưng cũng có thể do điều trị hoặc nhận thức tiêu cực của người bệnh về bệnh của mình.

DOWNLOAD BÀI GIẢNG TẠI ĐÂY : https://goo.gl/aad2cu

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của đau trong các rối loạn liên quan đến stress

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/