CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG NĂM 2014

Luận văn CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG NĂM 2014. Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng là sự phản ánh tình trạng sức khỏe, tình hình kinh tế – xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó [1]. Việc xác định mô hình bệnh tật tại một bệnh viện hay thâm chí là phòng khám sẽ cung cấp cơ sở khoa học giúp cho người quản lý cơ sở y tế đó xây dựng kế hoạch bệnh viện hay phòng khám cũng như bố trí nguồn lực như thày thuốc đúng chuyên khoa, các labo chẩn đoán, thuốc… cho hoạt động bệnh viện một cách hợp lý. Thêm vào đó việc phân tích sâu hơn cơ cấu bệnh tật theo các đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm nhân khẩu học cũng góp phần theo dõi những thay đổi về bộ mặt bệnh chung cúng như từng chuyên khoa, trong đó có chuyên khoa da liễu.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2017.00875

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Bệnh Da liễu khá phổ biến, theo một số nghiên cứu trước đây cho thấy có khoảng 20 -30% dân số mắc bệnh ngoài da (bệnh da liễu). Tuy chỉ có một số ít loại bệnh gây tử vong như: luput ban đỏ, xơ cứng bì hệ thống, hội chứng Lyell, Pemphigus. Sự tiến triển của bệnh Da liễu thường dai dẳng và hay tái phát. Một số nguyên nhân góp phần gây mô hình bệnh da liễu thay đổi: Biến đổi khí hậu cộng với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa đất nước làm cho số người mắc bệnh da liễu còn tăng cao, trình độ dân trí một số vùng còn thấp, tập quán ăn ở lạc hậu, ý thức vệ sinh kém… Những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nhiều nhà máy mọc lên đã gây nhiều hệ lụy từ lượng chất thải công nghiệp đã gây ô nhiễm môi trường và có thể là nhân tố góp phần làm mô hình bệnh da liễu thay đổi [2].
BV da liễu Trung Ương là BV đầu ngành về da liễu, mỗi ngày có tới 2000 lượt khám bệnh với nhiều mặt bệnh. Việc quản lý hồ sơ đang dần được số hóa, với cơ sở dữ liệu khá lớn, khá chính xác và đầy đủ song mục đích của quản lý cơ sở dữ liệu này mới chỉ dừng ở nhiệm vụ theo dõi số lượng bệnh nhân vào – ra theo thời gian. Cho đến nay Khoa khám bệnh của Bệnh viện chưa sử dụng cơ sở dữ liệu này cho mục đích theo dõi biến động cơ cấu bệnh tật cũng như tìm hiểu cơ cấu bệnh tật trong số bệnh nhân – “khách hàng” của mình có những đặc điểm gì, họ là ai, ai (theo tuổi, giới) mắc bệnh gì nhiều? Bệnh nào đến vào mùa nào nhiều hơn …. ? Các thông tin này rất cần thiết cho nhà quản lý bệnh viện qua cơ sở dữ liệu đã được số hóa nhưng chưa được khai thác. Từ thực tế nhu cầu thông tin cho quản lý , chúng tôi bước đầu tiến hành nghiên cứu: “Cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân tại khoa khám bệnh, bệnh viện Da liễu Trung Ương năm 2014” nhằm mục đích tìm hiểu toàn diện về mô hình bệnh da liễu tại bệnh viện da liễu Trung Ương góp phần cung cấp các bằng chứng khoa học giúp Ban lãnh đạo Bệnh viện xây dựng các giải pháp, kế hoạch cho việc quản lý nhằm tăng cường chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời là kinh nghiệm cho các cơ sở khám chữa bệnh khác trong ngành da liễu có được thông tin cần thiết để cải thiện công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân tại khoa khám bệnh, bệnh viện Da liễu Trung Ương năm 2014
1.    Mô tả cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân tại khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung Ương, năm 2014.
2.    Mô tả phân bố bệnh tật của bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh bệnh viện Da liễu Trung Ương năm 2014 theo giới, nhóm tuổi, nghề nghiệp, vùng sinh sống, bảo hiểm y tế, mùa, tháng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Đại học Y Hà Nội (2010), Dịch tễ học, Nhà xuất bản y học, 185-195.
2.    Cung Khắc Thông (2012), "Mô hình bệnh da liễu ở bệnh nhân đến khám tại Khoa khám bệnh Phòng khám bệnh da liễu Bệnh viện đa khoa Thanh Trì từ năm 2009 đến năm 2011", Sởy tế, Bệnh viện đa khoa Thanh Trì, Hà Nội.
3.    WHO The determinants of health, truy cập ngày 20/03/2015, tại trang web http: //www.who. int/hia/evidence/doh/en/.
4.    Nguyễn Thế Dũng Các khái niệm về sức khỏe và bệnh tật, Tài liệu giảng dạy sau đại học.
5.    E. J. M. Campbel, J. G. Scadding và R. S. Roberts (1979), The concept of disease, British Medical Journal, 757-762.
6.    Vũ Đức Âu và Vĩnh Hiền (2010), Khái niệm bệnh tật, tr. 118-125.
7.    I. R. McWhinney (1987), "Health and disease: problems of definition", 136, tr. 185.
8.    Nguyễn Duy Luật (2008), Hướng dân phân tích mô hình bệnh tật, Tài liệu giảng dạy sau đại học.
9.    Lê Ngọc Trọng và Trần Thu Thuỷ (2007), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD-10, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 5-16, 461-483.
10.    WHO (2012), "The International Classification of Diseases 11th Revision is due by 2017".
11.    Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự (1997), "Tình hình bệnh da ở trẻ em tại phòng khám bệnh viện Da liễu Đà Nẵng trong 2 năm 1995-1996", Tập san Da liễu, 3, tr. 33-40.
12.    Shobaili A. HA (2010), "The pattern of skin diseases in the Qassim region of Saudi Arabia: What the primary care physician should know", Ann Saudi Me, 30(6), tr. 448-453.
13.    Lê Anh Tuấn (2006), "Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị bệnh viêm da dầu bằng kem Ketoconazonle và kem Corticoid", Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
14.    Vũ Hồng Thái và cộng sự (2011), Bệnh học da liễu, Nhà xuất bản y học.
15.    Ngô Thị Thiên Hương (1999), "Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm da tiếp xúc ở bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Da liễu Trung ương (1995-1999)", Luận văn thạc sỹ, Đại học YHà
Nội.
16.    Phạm Văn Hiển (2010), Da liễu học, Vol. 2, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
17.    Nguyễn Duy Hưng và cộng sự (2011), "Tình hình bệnh da tại xã Na Son, Xa Dung, Phì Nhừ huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên", Da liễu học Việt Nam, 4, tr. 18-22.
18.    Nguyễn Cảnh Cầu và Nguyễn Khắc Viện (2001), Bệnh da và hoa liễu, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội.
19.    Trung tâm từ điển học (2010), Từ điển tiếng việt., Nhà xuất bản Đà Nẵng.
20.    Phân vùng địa lí tự nhiên (truy cập ngày 19/3/2015), Miền Bắc, truy cập ngày 19/03/2015, tại trang web
http://vi.wikipedia.org/wiki/Mi%E1%BB%81n B%E1%BA%AFc (Vi %E 1 %BB%87t Nam).    ^
21.    Phân vùng địa lí tự nhiên Miền Trung, truy cập ngày 19/03/2015, tại trang web
http://vi.wikipedia.org/wiki/Mi%E1%BB%81n Trung (Vi%E1%BB% 87t Nam).
22.    Luật Bảo hiểm y tế (2008), Luật số: 25/2008/QH12, truy cập ngày 19/3/2015, tại trang web http: //www.luatbaohiemyte.com/luat-bao- hiem-v-te-2008/chuong-i-nhung-quv-dinh-chung t12-c002-a33- mc.html.
23.    Bộ Y Tế (2011), "Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân".
24.    Thời gian chia mùa trong năm Mùa, truy cập ngày-19/03/2015, tại trang web http ://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B9a.
25.    Phạm Hoàng Khâm (2010), "Nghiên cứu cơ cấu bệnh tại khoa Da liễu bệnh viện 103 (2000-2009)", Y học Việt Nam, 1, tr. 69-74.
26.    Lê Thực (2000), "Nghiên cứu dịch tễ học của các bệnh ngoài da ở cán bộ công nhân viên đường thuỷ nội địa", Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
27.    Nguyễn Duy Hưng và cộng sự (2011), "Khảo sát tình hình bệnh da và bệnh phong tại một số xã của các tỉnh tiến hành điều tra dịch tễ năm 2011", Da liễu học Việt Nam, 1, tr. 22-26.
28.    Nguyễn Duy Hưng và cộng sự (2011), "Tình hình bệnh Da liễu tại 3 xã Ngọc Hoà, Long Thạnh, Hoà Điền huyện Rồng Riềng tỉnh Kiên Giang năm 2009", Da liễu học Việt Nam, 3, tr. 13-16.
29.    Trần Hậu Khang và Nguyễn Hữu Sáu (2012), "Kết quả khảo sát tình hình bệnh viêm da bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ Tỉnh Quảng Ngãi", Da liễu học Việt Nam, 5, tr. 74-76.
30.    Nguyễn Tiến Thành và Trần Thị Huyền (2012), "Bệnh nhão da (cutis laxa)", Da liễu học Việt Nam, 6, tr. 44-49.
31.    Nguyễn Quý Thái và Phạm Thị Chanh (1999), "Cơ cấu bệnh Da liễu tại Bệnh viện TW Thái Nguyên năm 1996-1997", Nội san Da liễu, 3, tr. 34-40.
32.    Vena G. A. và et al. (2012), "Epidemiology of dermatophytoses: retrospective analysis from 2005 to 2010 and comparison with previous data from 1975", New Microbiol, 35(2), tr. 207-212.
33.    Klaus D. và et al (2007), "Pathophysiology ofacre", Journal of German society of Dermatology, 5(4), tr. 316-323.
34.    Alzahrani A. G. và et al. (2012), "Pattern of diseases among visitors to Mina health centers during the Hajj season, 1429 H (2008 G)", Journal Infect Public Health, 5(1), tr. 22-34.
35.    Thiboutot D. M. và Strauss J. S. (1999), "Disease of the sebace glands",
Fitzpatrick Dermatology in General Medicine fifth edition, VI, tr. 784¬789.
36.    Baghestani S. và et al. (2005), "Skin disease patterns in Hormozgan, Iran", International Journal Dermatol, 44(8), tr. 5-25.
37.    Hani A. A. S. (2008), "The pattern of skin diseases in the Qassim region of Saudi Arabia: What the primary care physician should know", Egyptian Dermatology Online Journal, 4(2), tr. 448-453.
38.    Abu S. H. và Dayem H. A. M. A. (1999), "The incidence of skin diseases in Abu Dhabi (United Arab Emirates)", International Journal Dermatol, 30, tr. 121-124.
39.    Souissi A. và et al (2007), "A study of skin diseases in Tunis. An analysis of 28,244 dermatological outpatient cases", Acta Dermatovenerol Alp Panonica Adriat, 16(3), tr. 111-116.
40.    Abdulrahman A. A. và et al (2008), "Pattern of skin diseases at Riyadh Military Hospital", Egyptian Dermatology Online Journal, 4(2).
41.    Bệnh viện Da liễu Trung ương (2011), "Báo cáo tổng kết hoạt động của Bệnh viện năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012.".
42.    Bộ Y Tế (1997), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
43.    Hancox J. G. and et al. (2004), "Seasonal variation of dermatologic disease in the USA: A study of office visits from 1990 to 1998", International Journal Dermatol, 43, tr. 6-11.
44.    Nguyễn Hữu Sáu (2010), "Tình hình, đặc điểm bệnh vảy nến tại bệnh viện Da liễu Trung ương từ năm 2004 đến 2008", Tạp chí thông tin Y Dược, 2, tr. 8-10.
45.    Nguyễn Hữu Sáu (2010), "Tình hình, đặc điểm bệnh chốc tại bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2009", Tạp chí thông tin YDược, 6, tr. 11-16.
46.    Phạm Thị Lan và Trần Tuyến Hậu (2012), "Nghiên cứu mô hình bệnh da liễu tại bệnh viện Da liễu Trung ương giai đoạn 2009-2012", Tạp chí y học Việt Nam, 6, tr. 47-51.
47.    Nguyễn Xuân Đô (1999), "Điều tra tình hình bệnh lây truyền qua đường tình dục ở gái mại dâm tại trung tâm xã hội 05-06 TP Thanh Hóa năm 1995-6/1997", Hội da liễu Việt Nam, 4, tr. 39-44.
48.    Quách Thị Hà Giang (2010), "Nghiên cứu tình hình, đặc điểm bệnh nấm nông kết quả xét nghiệm soi nấm trực tiếp tại khoa Xét nghiệm bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2009", Y học thực hành, 9, tr. 8-11.
49.    Đặng Văn Em và Nguyễn Cảnh Cầu (1999), "Những yếu tố khởi động liên quan đến sự phát sinh, phát triển bệnh vẩy nến", Nội san Da liễu.., 4, tr. 32-38.
50.    Nguyễn Xuân Trừ (2002), "Tình hình bệnh da, hoa liễu và HIV/AIDS tại phòng khám bệnh TWQĐ 108 trong 1 năm (tháng 7/2000 đến tháng 6/2001)", Nội san Da liễu., 2, tr. 25-29.
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
Danh mục các chữ viết tắt.
Danh mục bảng – biểu đồ.
ĐẶT VẤN ĐỀ Cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân tại khoa khám bệnh, bệnh viện Da liễu Trung Ương năm 2014
Chương 1 TỔNG QUAN    3
1.1.    Đại cương    3
1.2.    Kết quả nghiên cứu về mô hình bệnh da liễu ở Việt Nam và trên thế
giới    9
1.3.    Giới thiệu bệnh viện Da liễu Trung Ương    14
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    18
2.1.    Thời gian nghiên cứu    18
2.2.    Địa điểm nghiên cứu    18
2.3.    Đối tượng nghiên cứu    18
2.4.    Phương pháp nghiên cứu    18
Chương 3 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU    24
3.1.    Cơ cấu bệnh tật bệnh da liễu tại khoa khám bệnh bệnh viện Da liễu TW
năm 2014    24
3.2.    Đặc điểm phân bố bệnh tật của bệnh nhân tại khoa khám bệnh, bệnh
viện Da liễu TW    30
Chương 4 BÀN LUẬN    38
4.1.Mô hình bệnh da liễu của bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh bệnh viện Da liễu TW năm 2014    38
4.2.    Đặc điểm phân bố bệnh tật của bệnh nhân tại khoa khám bệnh, bệnh viện Da liễu TW    43
KẾT LUẬN    49
KHUYẾN NGHỊ    50
TÀI LIỆU THAM KHẢO    51
PHỤ LỤC    55 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT    Bảo hiểm y tế
BN    Bệnh nhân
BV    Bệnh viện
ICD-10    Phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10
LTQĐTD    Lây truyền qua đường tình dục
N    Tần số
TW    Trung ương.
WHO    World Health Organization
    (Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG – BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Tỷ lệ (%) lượt khám bệnh theo nhóm bệnh (n=281569)    24
Bảng 3.2. Tỷ lệ (%) lượt khám bệnh của 10 bệnh hay gặp nhất    25
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ 10 bệnh mắc cao nhất theo giới    26
Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ mắc 10 bệnh cao nhất theo nhóm tuổi    27
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ mắc 10 bệnh cao nhất theo nghề nghiệp    28
Bảng 3.6.Phân bố 10 bệnh hay gặp nhất theo bảo hiểm y tế    29
Bảng 3.7. Phân bố nhóm bệnh theo mùa năm 2014    36
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm phân bố bệnh tật theo giới    30
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm phân bố bệnh tật theo nhóm tuổi    31
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm phân bố bệnh tật theo nghề nhiệp    32
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm phân bố bệnh tật theo    vùng    33
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm phân bố bệnh tật theo    BHYT    34
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm phân bố bệnh tật theo    mùa    35
Biểu đồ 3.7. Xu hướng số lượt bệnh nhân đến khám theo tháng    37

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/