ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi-rút Dengue (gồm 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4) gây nên. Vi-rút Dengue truyền từ ngƣời bệnh sang ngƣời lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.
Bệnh lan truyền rộng rãi và ảnh hƣởng ít nhất 128 quốc gia với gần 4 tỉ ngƣời có nguy cơ bị nhiễm. Số ca mắc vi-rút Dengue tăng gấp đôi mỗi một thập kỉ từ năm 1990 đến năm 2013 [73]. Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mỗi năm, vi-rút Dengue gây bệnh cho hàng chục triệu ngƣời, trong đó, có khoảng 2 triệu ngƣời mắc bệnh nặng, và tử vong lên đến 20 nghìn ngƣời [73].

MÃ TÀI LIỆU

NCKH.0048

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0978.770.836


Sốt xuất huyết Dengue hiếm gặp ở trẻ nhũ nhi, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh do có kháng thể IgG bảo vệ từ mẹ. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm vi-rút Dengue ở phụ nữ mang thai có thể xảy ra gần ngày sinh hay lúc sinh. Khi đó, cơ thể mẹ không đủ thời gian tạo ra kháng thể bảo vệ, đồng thời, vi-rút có thể lây truyền cho thai nhi gây ra sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh [54]. Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm vi-rút Dengue khá đa dạng, từ không triệu chứng hoặc sốt nhẹ tới những trƣờng hợp bệnh nặng nhƣ sốt xuất huyết Dengue nặng và có thể tử vong nếu không đƣợc chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời. Hiện tại, cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh vẫn chƣa đƣợc hiểu rõ [60]. Trên lâm sàng, do khó khăn trong việc phân biệt giữa sốt xuất huyết Dengue và nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh nên dẫn đến việc bỏ sót chẩn đoán và điều trị không thích hợp, hầu hết các trƣờng hợp trẻ đều đƣợc sử dụng liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm ngay từ đầu và không cần thiết [70],[78].
 

Gần đây, trên thế giới có nhiều báo cáo về các trƣờng hợp sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh cũng nhƣ tình trạng nhiễm vi-rút Dengue ở phụ nữ mang thai gây ra những ảnh hƣởng trên thai nhi và sơ sinh [53]. Cùng với sự gia tăng số ca bệnh trong dân số, sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh trở thành một mối quan tâm mới cho các chuyên gia y tế. Tại Việt Nam, chƣa có nhiều nghiên cứu về sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh. Có một báo cáo trên 3 trƣờng hợp của tác giả Dƣơng Tấn Hải năm 2008, một nghiên cứu trên 23 trƣờng hợp trong hai năm 2008-2010 của tác giả Nguyễn Thị Kim Anh về sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 và một báo cáo 5 trƣờng hợp trẻ sơ sinh sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện Phụ Sản Bình Dƣơng của tác giả Phùng Thị Kim Dung năm 2017 [3],[5],[7]. Trong những năm gần đây, thống kê tại bệnh viện Nhi Đồng 2 cho thấy càng có nhiều trẻ  sơ sinh đƣợc chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này để tìm hiểu về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh. Chúng tôi mong muốn từ đó có thể đƣa ra cái nhìn tổng quát về vấn đề này, góp phần giúp ích cho bác sĩ lâm sàng cho công tác chẩn đoán và điều trị; và hy vọng có thể làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn trong tƣơng lai.
Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết Dengue lưu hành rộng rãi ở các nước nhiệt đới và có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi. Sốt xuất huyết Dengue tuy hiếm nhưng vẫn có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Việc chẩn đoán sớm và điều trị còn nhiều thách thức.

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2.

Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca.

Kết quả: Từ tháng 01/2009 tới tháng 06/2018 có 81 trẻ sơ sinh sốt xuất huyết Dengue nhập bệnh viện Nhi Đồng 2. Có 69,1% bà mẹ được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue gần ngày sinh. Tất cả trẻ đều có sốt; trong đó, có 76,5% trẻ khởi phát sốt ≤ 7 ngày tuổi, thời gian sốt kéo dài trung bình 4 ngày; 59,1% trẻ có dấu xuất huyết da; 2,5% trẻ xuất huyết tiêu hóa; 35,8% trẻ có gan to; 1,2% trẻ co giật và không có trẻ nào sốc. Hct tăng ≥ 20% giá trị bình thường ở 64,2% trẻ; tiểu cầu < 100.000/mm3 ở 91,4% trẻ; tăng men gan AST ở 72,8% trẻ; tăng men gan ALT ở 16% trẻ. Xét nghiệm chẩn đoán ghi nhận 72,8% trẻ có ELISA Dengue IgM (+) và 59,3% trẻ có NS1Ag (+). Có 6,2% trẻ truyền dịch; 39,5% trẻ truyền tiểu cầu và 9,9% trẻ truyền huyết tương tươi đông lạnh. Thời gian nằm viện trung bình là 7 ngày. Không có trường hợp tử vong.

Kết luận: Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh tuy hiếm nhưng vẫn có thể gặp, đáng chú ý là qua phương thức lây truyền dọc mẹ – con (đặc biệt ở vùng lưu hành bệnh). Các triệu chứng thường không đặc hiệu, khó phân biệt với nhiễm khuẩn huyết sơ sinh nên vấn đề chẩn đoán sớm vẫn còn là thách thức. Tuy nhiên, hầu hết trẻ không xảy ra biến chứng nặng và đều hồi phục tốt. Nên nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue và làm xét nghiệm chẩn đoán nếu trẻ sơ sinh sốt khởi phát trong vòng 7 ngày tuổi, có mẹ sốt xuất huyết Dengue gần ngày sinh, tổng trạng tốt và xét nghiệm tầm soát nhiễm khuẩn bình thường.

 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/