ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở TRẺ PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA BỊ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở TRẺ PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA BỊ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Hoàng Nam Nguyễn 1,, Thị Trân Châu Nguyễn 1, Nguyễn Thế Nguyên Phùng 1, Văn Trầm Tạ
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ phẫu thuật đường tiêu hoá bị nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả loạt ca trên 403 bệnh nhi được phẫu thuật tiêu hóa nhập vào khoa Hồi sức Ngoại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ ngày 01/01/2019 đến 30/12/2021. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa là 13,8%, chủ yếu ở nhóm trẻ từ 1 tháng-24 tháng (64,3%). Tỉ lệ nam/nữ là 1/1,24. Phẫu thuật ruột non có tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao nhất (43%). Sốt chiếm 33%; vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau và chảy mủ từ lớp da, dưới da chiếm 13,3%. 89,5% mẫu dịch mủ nuôi cấy phân lập được vi khuẩn, trong đó 1 loại tác nhân gây tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 61,8% và 67,3% là do vi khuẩn Gram âm gây ra. Kết luận: Cần chủ động khám phát hiện và điều trị sớm nhiễm khuẩn vết mổ cho những bệnh nhi tiền sử phẫu thuật hệ tiêu hóa; có bệnh lý đi kèm, phẫu thuật ruột non… và khi chưa có kết quả kháng sinh đồ nên sử dụng kháng sinh phối hợp có phổ điều trị cho vi khuẩn Gram âm.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02876 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là một trong những bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc sức khỏe phổ biến nhất sau phẫu thuật đường tiêu hóa. Ở trẻ em, NKVM gây ra những hậu quả kinh tế và xã hội quan trọng, dẫn đến việc trẻ phải nghỉ học và mất ngày làm việc của cha mẹ, khiến các thành viên gia đình có nguy cơ chi tiêu cho y tế nhiều hơn. Mặc dù đã có những cải tiến về phương pháp phẫu thuật cùng những hiểu biết về tác nhân gây bệnh và việc sử dụng rộng rãi liệu pháp kháng sinh dự phòng. Tuy nhiên tình trạng NKVM vẫn liên tục xảy ra, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, tăng tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhi sau phẫu thuật. Theo Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Châu Á Thái Bình Dương thì tỷ lệ NKVM có sự khác biệt trên toàn cầu, từ tỷ lệ NKVM ghi nhận 0,9% ởMỹ, đến 2,6% ở Ý, 2,8% ở Úc, 2,1% ở Hàn Quốc, đến 6,1% ở các nước có thu nhập trung bình thấp và 7,8% ở Đông Nam Á và Singapore. Tại Việt Nam, tỉ lệ NKVM ở người lớn dao động khoảng từ 3,6 –17,7% số bệnh nhân được phẫu thuật(7). Trong các phẫu thuật ngoại khoa, phẫu thuật tiêu hóa có nguy cơ NKVM cao hơn vì khi can thiệp vào đường tiêu hóa sẽtăng nguy cơ phơi nhiễm với vi khuẩn. Tỷ lệ NKVM sau phẫu thuật đường tiêu hóa ở nhi trong vòng 30 ngày là 6,3% -57,6%(3).Bệnh viện Nhi đồng 1 là một trong những bệnh viện chuyên khoa Nhi lớn ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, có nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhi ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và bệnh nhi nặng được chuyển tuyến từ các bệnh viện khu vực phía Nam. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu về NKVM sau phẫu thuật thuật tiêu hóa ở trẻ, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nầy.Mục tiêu nghiên cứu.Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ phẫu thuật đường tiêu hoá bị nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Recent Comments