Đánh giá hiệu quả hạ nhãn áp của Duotrav trong điều trị glôcôm góc mở

Luận văn Đánh giá hiệu quả hạ nhãn áp của Duotrav trong điều trị glôcôm góc mở.Glôcôm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù loà không hồi phục ở nước ta cũng như trên thế giới. Bệnh có thể dẫn đến mù vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo số liệu thống kê ngành mắt năm 2007, bệnh glôcôm chiếm 6,5%, đứng hàng thứ 2 sau đục thể thuỷ tinh (66,1%) trong các nguyên nhân gây mù hiện nay. Việt nam hiện nay có khoảng 24,800 người mù do glôcôm[4].
Trên thế giới, theo ước tính sẽ có 60,5 triệu người bị glôcôm năm 2010 và 79,6 triệu người vào năm 2020. Số người bị glôcôm ở châu Á chiếm 47% số người bị glôcôm trên toàn thế giới và trong đó glôcôm góc mở chiếm 74%. Năm 2010, thế giới sẽ có 4,5 triệu người bị mù hai mắt do glôcôm góc mở, con số này sẽ tăng lên 5,9 triệu người vào năm 2020[38].

MÃ TÀI LIỆU

LVTHSY 0328

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Mục đích của việc điều trị glôcôm góc mở là đưa nhãn áp về mức bình thường hay điều trị đạt “nhãn áp đích”[5], [20],[51] nhằm giữ ổn định được các tổn thương. Do vậy, nhiệm vụ của các nhà nhãn khoa là theo dõi bệnh nhân lâu dài, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các nhà nhãn khoa trên thế giới cũng như ở Việt Nam lựa chọn hàng đầu trong điều trị glôcôm góc mở là sử dụng thuốc. Bởi vì, điều trị thuốc tương đối an toàn với bệnh nhân. Điều trị laser, phẫu thuật chỉ được đặt ra khi điều trị phối hợp 2 thuốc, 3 thuốc không có kết quả. Điều trị phẫu thuật có rất nhiều biến chứng: glôcôm ác tính, VMBĐ, bong hắc mạc, nhãn áp cao, nhãn áp thấp, đục thể thuỷ tinh.. .[8].
Trên lâm sàng, hiện nay có 5 nhóm thuốc chính sử dụng điều trị glôcôm. Trong qui trình điều trị, trước hết các nhà nhãn khoa dùng 1 thuốc, thuốc hay được ưu tiên sử dụng là: chẹn p (ị3- bloquant), Prostaglandin. Nếu không đáp ứng, sử dụng nhóm thuốc khác, đáp ứng không đủ có thể phối hợp 2 thuốc, 3 thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng phối hợp 2 thuốc, 3 thuốc gây nhiều bất tiện cho bệnh nhân: số lần tra nhiều nên bệnh nhân không nhớ, hiện tượng rửa trôi thuốc khi tra nhiều loại thuốc….Do vậy, bệnh nhân rất khó khăn trong việc tuân thủ điều trị. Để khắc phục những vấn đề đó, một số các kết hợp cố định ra đời: Timolol+ lantanoprost (Xalacom), Timolol+ Travoprost (Duotrav), Timolol+ Brimonidine (Combigan).
Dạng thuốc kết hợp cố định Travoprost 0,004% và Timolol 0,5% được giới thiệu ở Đức vào tháng 5/2006, một nghiên cứu quan sát không can thiệp được thiết kế dưới dạng một thử nghiệm 6 tuần. Kết quả là loại thuốc kết hợp cố định trên được bệnh nhân chấp nhận tốt với 87,9% với khả năng dung nạp của thuốc là tốt, rất tốt hoặc xuất sắc (Kay-Oliver Arend 2006) [30].
Ở Việt Nam năm 2009, Vũ Thị Thái, Phạm Thị Kim Thanh đã tiến hành nghiên cứu đánh giá bước đầu hiệu quả hạ nhãn áp của thuốc Duotrav trong điều trị glôcôm góc mở [11]. Kết quả cho thấy, Duotrav có tác dụng hạ nhãn áp tốt với liều tiện dụng 1 lần/1 ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới được tiến hành trong một thời gian ngắn.
Vì vậy, chúng tôi tiếp tục tiên hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu:
1.    Đánh giá hiệu quả hạ nhãn áp của thuốc Duotrav trong điều trị bệnh nhân glôcôm góc mở.
2.    Nhận xét một số tác dụng không mong muốn của thuốc Duotrav.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Sự hình thành và lưu thông thuỷ dịch    3
1.1.1.    Sự hình thành thuỷ dịch    3
1.1.2.    Sự lưu thông thuỷ dịch    4
1.2.    Glôcôm góc mở    7
1.2.1.    Định nghĩa    7
1.2.2.    Đặc điểm lâm sàng    7
1.2.3.    Cơ chế bệnh sinh trong glôcôm góc mở    8
1.2.4.    Cơ chế bệnh sinh trong glôcôm do corticosteroid    8
1.3.    Các phương pháp điều trị glôcôm góc mở.    9
1.3.1.    Điều trị bằng Laser    9
1.3.2.    Điều trị phẫu thuật    10
1.3.3.    Điều trị bằng thuốc    11
1.4.    Tình hình điều trị glôcôm góc mở bằng    thuốc    trên    thế    giới và ở Việt
Nam    24
1.4.1.    Quan điểm điều trị glôcôm góc mở trên thế    giới hiện    nay    24
1.4.2.    Tình hình điều trị glôcôm góc mở bằng thuốc tra đơn trị liệu    24
1.4.3.    Tình hình điều trị glôcôm góc mở bằng thuốc tra đa trị liệu    25
1.4.4.    Tại sao chúng ta nên sử dụng thuốc phối hợp cố định thay cho sử
dụng nhiều loại thuốc riêng rẽ?    26
1.5.    Tình hình nghiên cứu nhóm thuốc phối hợp travoprost/timolol    27
1.5.1.    Trên thế giới    27
1.5.2.    Ở Việt Nam    28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    29
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    29
2.1.1.    Tiêu    chuẩn lựa chọn    29
2.1.2.    Tiêu    chuẩn loại trừ    29
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    30
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    30
2.2.2.    Phương tiện nghiên cứu    30
2.2.3.    Các bước tiến hành    30
2.2.4.    Xỷ lý số liệu    36
2.2.5.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHlÊN CứU    37
3.1.    Đặc điểm bệnh nhân trước điều trị    37
3.1.1.    Tuổi và giới    37
3.1.2.    Giai đoạn bệnh    37
3.1.3.    Phương pháp đã điều trị từ trước nghiên cứu    38
3.1.4.    Thời gian bị bệnh và điều trị    39
3.1.5.    Tình trạng thị lực trước điều trị    39
3.1.6.    Tình trạng nhãn áp trước điều trị    40
3.1.7.    Tổn thương thị trường trước điều trị    41
3.1.8.    Tình trạng lõm đĩa trước điều trị    42
3.2.    Kết quả sau điều trị    42
3.2.1.    Kết quả về nhãn áp    42
3.2.2.    Kết quả thị lực    55
3.2.3.    Kết quả thị trường    56
3.2.4.    Biến đổi đĩa thị sau điều trị    56
3.2.5.    Kết quả tổn thương lớp sợi thần kinh    57
3.3.    Nhận xét một số tác dụng không mong muốn    58
Chương 4: BÀN LUẬN            59
4.1.    Đặc điểm bệnh nhân trước điều trị    59
4.1.1.    Đặc điểm bệnh nhân về tuổi giới hình thái    bệnh    59
4.1.2.    Tình trạng nhãn áp trước điều trị    60
4.1.3.    Tình trạng thị trường và giai đoạn bệnh    trước điều    trị    61
4.1.4.    Phương pháp đã được điều trị trước nghiên cứu    62
4.1.5.    Thời gian bệnh nhân được điều trị trước nghiên    cứu    62
4.1.6.    Thị lực bệnh nhân trước nghiên cứu    63
4.2.    Nhận xét kết quả điều trị của thuốc    63
4.2.1.    Kết quả về nhãn áp    63
4.2.2.    Kết quả thị lực    72
4.2.3.    Kết quả về thị trường    73
4.2.4.    Kết quả về biến đổi đĩa thị giác    74
4.2.5.    Kết quả về biến đổi lớp sợi thần kinh trên OCT    75
4.3.    Nhận xét một số tác dụng không mong muốn     75
4.3.1.    Tác dụng phụ tại chỗ    76
4.3.1.    Tác dụng phụ toàn thân    78
KẾT LUẬN    .’,            79
TÀI LIỆU THAM KHảO
PHỤ LỤC

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/