HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SẢN PHẨM DINH DƯỠNG ĐƯỜNG UỐNG ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ 24 -59 THÁNG TUỔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SẢN PHẨM DINH DƯỠNG ĐƯỜNG UỐNG ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ 24 -59 THÁNG TUỔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Song Tú1,, Phan Thị Định 2, Trần Thúy Nga3, Nguyễn Thúy Anh3, Đỗ Thúy Lê3
Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là thể gầy còm góp phần làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ. Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng ngẫu nhiên, có đối chứng được tiến hành năm 2020 trên 603 trẻ từ 24 – 59 tháng tuổi có z-score cân nặng theo chiều cao (WHZ) < – 0,5, sử dụng sản phẩm dinh dưỡng cao năng lượng (cung cấp 459 kcal/ngày), có tăng cường vi chất dinh dưỡng nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng sản phẩm đối với tình trạng dinh dưỡng. Sau 3 tháng can thiệp, cân nặng và chiều cao trung bình nhóm can thiệp tăng tương ứng (1,07 ± 0,49 kg và 2,01 ± 0,63 cm) nhóm can thiệp so với (0,71 ± 0,46 kg và 1,64 ± 0,55 cm) ở nhóm chứng (p<0,01); Sự thay đổi chỉ số Z – score (cân nặng theo tuổi, cân nặng theo chiều cao, chiều cao theo tuổi) ở nhóm can thiệp tăng lên có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,001); tỷ lệ suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng gầy còm (WHZ <-1) giảm khác biệt giữa nhóm can thiệp so với nhóm chứng (p < 0,01). Vì vậy, sử dụng sản phẩm dinh dưỡng đường uống cao năng lượng, tăng cường vi chất dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày sẽ góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng gầy còm ở trẻ mầm non.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02798 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em dưới 5 tuổi là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo UNICEF, gần một nửa số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là do thiếu dinh dưỡng; SDD khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao hơn do mắc các bệnh nhiễm khuẩn, làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm khuẩn và làm chậm quá trình phục hồi. Năm 2019, tình trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu vẫn còn ở mức báo động. Suy dinh dưỡng thể gầy còm tiếp tục đe dọa cuộc sống của 47 triệu tức 6,9 % trẻ em, trong đó có 14,3 triệu trẻ em SDD gày còm ở mức độ nặng [1]; nguy cơ tử vong của trẻ SDD gầy còm nặng cao gấp 5-20 lần so với trẻ bình thường. Điều tra 2019, SDD nhẹ cân trẻ dưới 5 tuổi vùng Trung du Miền núi phía Bắc là 16,3%, thấp còi là 27,1% và gày còm là 6,5%. Riêng tỉnh Thái Nguyên, SDD nhẹ cân trẻ dưới 5 tuổi là 12,6%, thấp còi là 23,0% và gày còm là 6,0% [2]. Ngoài vấn đề SDD, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Theo Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 27,8% năm 2015 và 19,6% năm 2020. Tỷ lệ thiếu kẽm đặc biệt rất cao ở trẻ dưới 5 tuổi (69,4% năm 2015 và 58% năm 2020 [3]. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD là do khẩu phần ăn của trẻ không cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển. Điều tra khẩu phần ăn của học sinh các trường ở nông thôn và thành thị cho thấy năng lượng khẩu của trẻ chỉ đáp ứng khoảng 70-85% nhu cầu năng lượng khuyến nghị [4]. Theo khuyến cáo của WHO thì sữa là một trong những nhóm thực phẩm cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Sữa đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển lành mạnh trong những năm đầu tiên của cuộc sống. So với các sản phẩm có nguồn gốc từ protein thực vật, protein của sữa rất quý, có thành phần acid amin cân đối và độ đồng hóa cao. Protein từ sữa đóng một vai trò quan trọng trong sản phẩm để điều trị và phòng chống SDD [5]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu bổ sung thực phẩm dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao, giàu vi chất dinh dưỡng kết hợp bổ sung sữa non nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ mầm non tại Phú Bình, Thái Nguyên. Phú Bình là một huyệntrung du, chủ yếu là dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số chiếm 9,8% gồm có (dân tộc Nùng, Tày, Dao…). Tỷ lệ SDD thấp còi là 12,2%, nhẹ cân là 11,7% và gày còm là 4,2% ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 10 xã theo điều tra sàng lọc của Viện Dinh dưỡng trước can thiệp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
suy dinh dưỡng; mầm non, thể gầy còm, trẻ dưới 5 tuổi, sản phẩm dinh dưỡng
Tài liệu tham khảo
1. UNICEF – WHO – WB. Levels and trends in child malnutrition: child malnutrition estimates: key findings of the 2020 edition. Accessed May 29, 2021.
2. Viện Dinh dưỡng. Báo cáo kết quả điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2019.
3. Viện Dinh dưỡng. Báo cáo sơ bộ kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020. 2021.
4. Le Nguyen BK et al. Double burden of undernutrition and overnutrition in Vietnam in 2011: results of the SEANUTS study in 0·5-11-year-old children. Br J Nutr, 2013. 110 Suppl 3:S45-56.
5. Grenov B et al. Role of milk and dairy products in growth of the child. Nestle nutr inst workshop Ser, 2020. 93: 77-90.
6. Cao Thị Thu Hương và CS. Hiệu quả cải thiện biếng ăn và rối loạn tiêu hóa trên trẻ 24-47 tháng tuổi bằng sữa chua uống men sống Lactobacillus paracasei. Tạp chí Y học dự phòng, 2016. Tập XXVI, số 1 (174): 91-98.
7. Trần Thúy Nga. Hiệu quả bổ sung sữa “Vinamilk 100% sữa tươi – học đường”, sữa “Vinamilk ADM GOLD – học đường” có bổ sung vi chất đối với tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng ở trẻ 7 – 10 tuổi sau 6 tháng can thiệp. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Viện Dinh dưỡng, 2017.
8. Lê Thị Hợp và CS. Hiệu quả của bổ sung sữa giàu năng lượng PediaPlus đến tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em 36-72 tháng tuổi vùng nông thôn. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 2011. 7 (2): 49-56.
9. Nguyễn Song Tú và CS. Hiệu quả bổ sung sản phẩm dinh dưỡng "PEDIA KENJI 2+" lên tình trạng dinh dưỡng, biếng ăn, rồi loạn tiêu hoá, nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ 24 – 59 tháng tuổi. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Viện 2020.
Recent Comments