Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại Thái Nguyên
Luận văn thạc sĩ y học Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại Thái Nguyên.Suy hô hấp (Respiratory Distress Syndrome – RDS) ở trẻ sơ sinh là một trong những cấp cứu thường gặp đặc biệt là trẻ sơ sinh non tháng. Nhìn chung, tuổi thai càng thấp thì nguy cơ suy hô hấp càng cao, với tuổi thai rất non dưới 30 tuần tuổi thì tỷ lệ suy hô hấp có thể chiếm tới 60% [5]. Có nhiều nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng và thường phức tạp, một trong những nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh màng trong nguyên nhân do thiếu chất hoạt diện (surfactant) ở phổi [1].
Nghiên cứu của Patry C tại Mỹ (2015), cho thấy tỷ lệ bệnh màng trong chiếm 6,4/1000 trẻ sinh ra sống [28]. Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, các báo cáo tỷ lệ tử vong ở trẻ đẻ non bệnh màng trong chiếm tỷ lệ cao là 57 – 89% [45]. Tại México, theo nghiên cứu của Perez Molina (2006) tỷ lệ bệnh màng trong là 6,8/1000 trẻ sinh ra sống [21].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00635 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Trước đây, do những hạn chế về y học trong việc điều trị suy hô hấp nên tỷ lệ tử vong do bệnh còn khá cao. Trong những thập kỷ gần đây nhờ những tiến bộ của y học được áp dụng trong việc phòng cũng như điều trị bệnh màng trong đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh.
Điều trị bằng surfactant thay thế có vai trò quyết định trong việc xử trí hội chứng suy hô hấp bệnh màng trong, vì điều trị này giải quyết đặc hiệu sự thiếu hụt surfactant ở trẻ đẻ non và thay đổi sinh bệnh học cũng như hậu quả của hội chứng suy hô hấp[23], [24], [39].
Tại Việt Nam, bệnh màng trong cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây SHH ở trẻ sơ sinh, theo tác giả Lê Nguyễn Nhật Trung (2015) bệnh màng trong chiếm 80% trẻ sinh non 26 – 34 tuần [17]. Từ năm 1996, Bệnh viện Từ Dũ bắt đầu sử dụng surfactant để điều trị suy hô hấp cho trẻ sơ sinh, từ đó đến nay sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp sơ sinh đã dần được đưa vào áp dụng. Một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng surfactant điều trị bệnh tại các
bệnh viện ở Việt Nam như Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng Nai… đều cho kết quả khả quan[10], [13], [15], [16].
Tại Thái Nguyên, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Hương (2011) nguyên nhân tử vong sơ sinh do phổi non và bệnh màng trong cũng chiếm tỷ lệ cao (40,28%) [7]. Từ 2015, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên và Bệnh viện A Thái Nguyên đã áp dụng điều trị surfactant để điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Để đánh giá kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại Thái Nguyên” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm sơ sinh non tháng suy hô hấp có chỉ định điều trị surfactant tại Thái Nguyên năm 2016 – 2017.
2. Đánh giá kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng.
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Các chữ viết tắt iii
Mục lục iv
Đặt vấn đề 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
Quá trình hình thành và phát triển của phổi 3
Đặc điểm sinh lý hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng 5
Bệnh màng trong 6
Lịch sử bệnh màng trong 6
Nguyên nhân và sinh lý bệnh 7
Giải phẫu bệnh bệnh màng trong 8
Triệu chứng lâm sàng 9
Triệu chứng cận lâm sàng 11
1.4.5. Biến chứng 13
1.4.4. Điều trị 14
1.4.6. Phòng bệnh 16
Surfactant 17
Cấu trúc và tác dụng của surfactant 17
Chỉ định 21
Tình hình nghiên cứu sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp sơ sinh 22
Tình hình nghiên cứu trên thế giới 22
Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
Đối tượng nghiên cứu 26
Thời gian, địa điểm nghiên cứu 26
Phương pháp nghiên cứu 26
Phương pháp và thiết kế nghiên cứu 26
Mẫu nghiên cứu 26
Biến số, chỉ số nghiên cứu 27
Đặc điểm chung 27
Kết quả điều trị 28
Các chế phẩm surfactant được sử dụng, liều dùng và cách dùng 31
Phương pháp thu thập số liệu 33
Phương pháp xử lý số liệu 33
Đạo đức nghiên cứu 33
Chương 3: KẾT QUẢ 34
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 34
Mức độ suy hô hấp 37
Nhu cầu FiO2 và chỉ số SpO2 41
Kết quả điều trị 46
Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 49
Chương 4: BÀN LUẬN 51
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 51
Kết quả chung đợt điều trị 56
KẾT LUẬN 62
KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các chế phẩm surfactant được cấp phép ở châu Âu năm 2016 22 Bảng 2. 1. Bảng phân loại trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân 27
Bảng 2. 2. Đánh giá mức độ SHH theo chỉ số Silverman 27
Bảng 3. 1. Đặc điểm cân nặng của đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 3. 2. Đặc điểm tuổi thai của đối tượng nghiên cứu 35
Bảng 3. 3. Cân nặng và tuổi thai trung bình giữa 2 nhóm điều trị 36
Bảng 3. 4. Đặc điểm tuổi khi nhập viện của đối tượng nghiên cứu 36
Bảng 3. 5. Tiền sử sản khoa 36
Bảng 3. 6. Thời gian xuất hiện suy hô hấp sau đẻ 37
Bảng 3. 7. Mức độ suy hô hấp khi vào viện 37
Bảng 3. 8. Phương thức thở của bệnh nhân trước điều trị surfactant. 39
Bảng 3. 9. Đặc điểm X- quang trước khi điều trị 40
Bảng 3. 10. Tuổi thai và mức độ suy hô hấp trước điều trị 40
Bảng 3. 11. Cân nặng và mức độ suy hô hấp trước điều trị 41
Bảng 3. 12. Nhu cầu FiO2 tại thời điểm trước và sau điều trị surfactant 41
Bảng 3. 13. Nhu cầu FiO2 TB trước và sau điều trị ở nhóm điều trị sớm 43 Bảng 3. 14. Nhu cầu FiO2 TB trước và sau điều trị ở nhóm điều trị
muộn 43
Bảng 3. 15. Thay đổi về SpO2 trung bình ở nhóm điều trị sớm 44
Bảng 3. 16. Thay đổi về SpO2 trung bình ở nhóm điều trị muộn 45
Bảng 3. 17. Kết quả chung sau 07 ngày điều trị 46
Bảng 3. 18. Thời gian nằm viện trung bình 46
Bảng 3. 19. Thời gian thở máy, thở CPAP trung bình sau điều trị 46
Bảng 3. 20. chỉ số MAP trung bình ở nhóm thở máy sau điều trị 47
Bảng 3. 21. Thay đổi nhịp tim và nhịp thở trung bình trước và sau điều
trị 47
Bảng 3. 22. Tổn thương bệnh màng trong trên X- quang sau điều trị 48
Bảng 3. 23. Liên quan tuổi thai và kết quả điều trị 49
Bảng 3. 24. Liên quan cân nặng và kết quả điều trị 49
Bảng 3. 25. Liên quan chỉ số Silverman khi nhập viện với kết quả điều
trị 50
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu 34
Biểu đồ 3. 2. Phân bố tuổi thai 35
Biểu đồ 3. 3. Chỉ số Silverman ở các thời điểm 39
Biểu đồ 3. 4. Nhu cầu FiO2 TB ở hai nhóm điều trị sớm và muộn 44
Biểu đồ 3. 5. Sự thay đổi của SpO2 và FiO2 tại các thời điểm 45
Biểu đồ 3. 6. Sự thay đổi nhịp tim và nhịp thở trước và sau điều trị 48
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Các giai đoạn phát triển của phổi 4
Hình 1. 2. Hình ảnh vi thể phổi của trẻ SHH 8
Hình 1. 3. Sinh lý bệnh bệnh màng trong 9
Hình 1. 4. Hình ảnh X quang qua các giai đoạn của SHH 11
Hình 1. 5. Quá trình tổng hợp và và bài tiết surfactant ở phế nang 17
Hình 1. 6. Thành phần của surfactant ở phổi 19
Recent Comments