LOÃNG XƯƠNG NGUYÊN PHÁT Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH

LOÃNG XƯƠNG NGUYÊN PHÁT Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH
Thị Hằng Lê 1, Thị Phương Thủy Nguyễn 
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 94 phụ nữ mãn kinh đến khám tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Bệnh nhân được đo mật độ xương cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng máy đo DEXA. Bệnh nhân được xếp loại mật độ xương dựa vào chỉ số T-score: T ≤ -2,5 SD là loãng xương; T>-2,5 SD là không loãng xương, gồm nhóm bình thường (T>-1 SD) và giảm mật độ xương (-1SD ≥ T > -2,5 SD). Kết quả: Tỉ lệ loãng xương cổ xương đùi là 23,4%, loãng xương cột sống thắt lưng là 52,1% và 55,3% số bệnh nhân có loãng xương ít nhất một trong hai vị trí. Các yếu tố liên quan tới nguy cơ loãng xương cao hơn bao gồm: độ tuổi từ 60 trở lên, mãn kinh trên 10 năm, sinh nhiều hơn 2 con, hoạt động thể lực dưới 4 giờ mỗi tuần, rối loạn lipid máu và có bệnh khác. Kết luận: Hầu hết phụ nữ sau mãn kinh tới khám tại Khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa bị loãng xương hoặc giảm mật độ xương.

MÃ TÀI LIỆU

 TCYDH.2022.03008

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0927.007.596

Loãng xương là một bệnh phổ biến nhất hiện nay của người cao tuổi chỉ đứng sau bệnh tim mạch và nguy cơ cao gây gãy xương nếu không được phát hiện và điều trị sớm [1]. Trên toàn thế giới, tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh được ước tính là 23,1% [2]. Tại Việt Nam theo nghiên cứucủa Nguyễn Văn Tuấn tại TP Hồ Chí Minh, cứ 10 phụ nữ mãn kinh có 3 người bị loãng xương [3]. Ở Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 17000 ca gãy cổ xương đùi ở phụ nữ và khoảng 6300 ca gãy cổ xương đùi ở nam giới và con số này sẽ tiếp tục còn tăng lên trong thời gian tới. Từ lâu, loãng xương đã được coi là bệnh của  phụ  nữ  sau  mãn  kinh  do  hoạt  động  của buồng trứng bị suy giảm dẫn đến giảm tổng hợp estrogen. Estrogen có vai trò tác động đến các tế bào tạo xương và các tế bào hủy xương để ức chế quá trình hủy xương trong quá trình tái tạo mô hình xương. Trung bình khối lượng xương sẽ mất đi từ 2-4% mỗi năm trong suốt 10-15 năm đầusau mãn kinh. Ở phần lớn phụ nữ từ 65 tuổi trở nên, khối lượng xương giảm trung bình từ 30-50%. Chính vì vậy, phụ nữ sau tuổi mãn kinh thường  gặp  các  biến  chứng  nặng  của  loãng xương  nếu  không  được  phát  hiện  và  điều  trị loãng xương như gãy lún xương đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay…so với nam giới cùng độ tuổi. Đặc biệt ở người cao tuổi hay  có  các  bệnh  lý  đồng  mắc  như  đái  tháo đường,  tăng  huyết  áp,  hội  chứng  chuyển  hóa, bệnh lý tim mạch nên sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xươngdo loãng xương.Việc xác định các yếu tố nguy cơ của loãng xương cũng như phát  hiện sớm tình trạng loãng xương  và điều trị dự phòng tích cực nhằm tránh được biến chứng gãy xương do loãng xương gây ra là vấn đề thực sự cần thiết. Hiện nay, đo mật độ xương (BMD) sử dụng phương pháp hấp thụ tia X  năng lượng kép (DEXA) là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán loãng xương.Tại tỉnh Thanh Hóa, phụ nữ bị loãng xương sau mãn kinh thường xuyên đến khám tại các cơ sở y tế tuy nhiên vẫn chưa có đầy đủ các số liệu của 1 bức tranh toàn cảnh về thực trạng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Sự hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh tại địa phương cũng còn nhiều hạn chế.  Do  đó,  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu nhằm mục tiêu: Mô tả thực trạng loãng xương và một  số yếu tố  liên quan  ở bệnh nhân  nữ sau mãn kinh đến khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/