Mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính của dị hình mũi xoang gây đau nhức sọ mặt mạn tính
Luận văn Mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính của dị hình mũi xoang gây đau nhức sọ mặt mạn tính.Dị hình hốc mũi đã được quan tâm tới từ lâu trong chuyên ngành bênh mũi xoang, nó ảnh hưởng sâu sắc tới sự lưu thông không khí qua mũi và gây cản trở sự vận chuyển dịch trên vách mũi xoang, từ đó gây ra bênh đau nhức sọ mặt mạn tính do xoang hoặc thậm chí có thể là nguyên nhân viêm các xoang lận cận.
MÃ TÀI LIỆU |
LVTHSY 0108 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Trước đây, việc thăm khám mũi xoang chủ yếu giữa vào đèn Clar, soi mũi và điện quang thường. Các phương pháp này có những nhược điểm là chỉ kiểm tra được một cách giới hạn khoang mũi ở phía trước còn dị hình hốc mũi dễ bỏ qua, đặc biệt là những dị hình vùng khe giữa hoặc những dị hình ở sâu trong hốc mũi và trong xoang, còn điện quang thường thì không đánh giá được đầy đủ và chính xác bệnh tích các xoang và đặc biệt là vùng khe giữa [29],[56].
Sự ra đời của nội soi ánh sáng lạnh kết hợp với chụp cắt lớp vi tính đã phát hiện những hình ảnh dị hình mà khám thường và điện quang thường không thấy được. Nhờ những tiến bộ này vị trí dị hình ở khe giữa đặc biệt là vùng phức hợp lỗ ngách được nhìn thấy một cách rõ nét.
Theo Stammbegr [52], DH hốc mũi là một trong những nguyên nhân gây nên viêm xoang. Mặc dù nó không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc cản trở con đường vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang và làm hẹp vùng tiền sàng (PHLN). Từ đó tạo điều kiện cho niêm mạc 2 mặt đối diện dễ tiếp xúc với nhau, hạn chế sự vận động của lông chuyển, gây bít tắc một phần hoặc toàn bộ lỗ thông xoang.
Theo Hawke, cứ 100 bệnh nhân được chẩn đoán viêm xoang thì có 48 bệnh nhân than phiền về triệu chứng nhức đầu [51]. Trong số các bệnh nhân này người ta tìm thấy DH vách ngăn và dị hình khe giữa, trong đó DHKG là chủ yếu. Những quan sát lâm sàng của Messerlinger[46] cho thấy trong nhiều trường hợp, DH còn gây nhức đầu rất sớm trước cả hiên tượng viêm xoang. Kĩ thuật nôi soi cùng với CCLVT vùng mũi xoang không những xác định hình ảnh giải phẫu bất thường khu trú trên vách mũi xoang, chỉ ra chính xác vị trí, mức đô bít tắc của vùng PHLN, dị hình sâu trong xoang (TB Haller) hoặc những hình thái bất thường giải phẫu trong hốc mũi, mà còn định hướng cho PTNSCNX, đề phòng và tránh những tai biến do DH trong phẫu thuật.
Ở Việt Nam, dù đã có môt vài công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này. nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về nghiên cứu bệnh đau nhức sọ mặt mạn tính do dị hình mũi xoang và đánh giá kết quả phẫu thuật nôi soi điều trị dị hình.
Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tai này nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng nội soi và CCLVT của bệnh đau nhức sọ mặt mạn tính do dị hình mũi xoang.
2. Đối chiếu kết quả cận lâm sàng với phẫu thuật.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Ở Việt Nam 3
1.2. Sơ lược giải phẫu hốc mũi 4
1.2.1. Giải phẫu vách mũi xoang 4
1.2.2. Giải phẫu vách ngăn 11
1.2.3. Giải phẫu chức năng hốc mũi 14
1.3. Sơ lược giải phẫu dây V 15
1.3.1. Nguyên uỷ 15
1.3.2. Phân nhánh 16
1.4. Sinh lý mũi xoang 21
1.4.1. Con đường vận chuyển niêm dịch trong xoang 21
1.4.2. Vận chuyển niêm dịch trên vách mũi xoang 23
1.4.3. Vận chuyển niêm dịch trên vách ngăn 24
1.4.4. Vai trò của tiền sàng 24
1.5. Phân loại DH hốc mũi 24
1.5.1. DH vách ngăn 24 1.5.2. DH vách mũi xoang 25
1.6. Bênh lý đau nhức sọ mặt mãn tính do dị hình mũi xoang 28
1.6.1. Cơ chế bênh sinh 28
1.6.2. Nguyên nhân đau nhức sọ mặt 29
1.6.3. Bênh đau nhức sọ mặt mãn tính do DHMX 30
1.6.4. Chẩn đoán phân biệt 31
Chương 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Phương tiện nghiên cứu 33
2.2.2. Các bước tiến hành 34
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 39
3.1. Đặc điểm chung 39
3.2. Các triệu chứng cơ năng 41
3.3. Đặc điểm các dị hình hốc mũi 48
3.4. Đối chiếu dị hình vách ngăn theo 5 vùng của Cottle 55
3.5. Đối chiếu DH qua nôi soi và CCLVT 56
3.6. Hiệu quả giảm đau sau PTNS và sau đặt thuốc 57
Chương 4: BÀN LUẬN 59
4.1. Đặc điểm chung 59
4.1.1. Tỉ lệ DH hốc mũi nói chung 59
4.1.2. Tuổi và giới 59
4.1.3. Các triệu chứng cơ năng 60
4.2. Đặc điểm các dị hình hốc mũi 62
4.2.1. Tỉ lê chung các dị hình hốc mũi 62
4.2.2. Đạc điểm từng loại dị hình 62
KẾT LUẬN 67
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Recent Comments