Nghiên cứu các yếu tố dự báo rung nhĩ sau phẫu thuật tim và ảnh hưởng của rung nhĩ lên các biến cố hậu phẫu

Nghiên cứu các yếu tố dự báo rung nhĩ sau phẫu thuật tim và ảnh hưởng của rung nhĩ lên các biến cố hậu phẫu.Rung nhĩ được nhận thấy là biến chứng sớm, thường gặp nhất sau phẫu thuật (PT) tim, chiếm tỉ lệ khoảng 20%  50% [20],[45],[81]. Tỉ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật tim (RNSPTT) thay đổi rộng là do tùy thuộc vào: Dân số được nghiên cứu, loại PT được tiến hành, định nghĩa rối loạn nhịp,phương pháp dùng để phát hiện rối loạn nhịp, thời gian quan sát (liên tục hay gián đoạn) [81],[100]. Phẫu thuật CABG đơn thuần có tỉ lệ rung nhĩ (23%) thấp hơn so với PT van tim (31%) hay CABG kết hợp PT van tim (40%) [81],[82],[85]. Sử dụng Holter 24 giờ theo dõi, tỉ lệ nhịp nhanh trên thất lớn hơn (41,3%) so với không dùng Holter 24 giờ (19,9%) [67].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2020.00092

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


Cơ chế bệnh sinh dẫn đến làm tỉ lệ rung nhĩ tăng cao sau PT tim là chưarõ ràng [18]. Tỉ lệ RNSPTT vượt xa so với rung nhĩ trong dân số chung (1,8%)[73] và ở những bệnh nhân bệnh động mạch vành (2,3%) [77]. Nó cao hơn một cách có ý nghĩa so với PT ngoài tim (5%), bất chấp có tình trạng bệnh động mạch vành hay không [18].
Vì vậy, có thể có những yếu tố hoặc tình trạng chưa xác định dẫn đến mộttỉ lệ lớn bệnh nhân sau PT tim xảy ra rung nhĩ như: Tuổi cao; tăng huyết áp, suytim, COPD, lớn nhĩ trái trước PT…; thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể kéo dài; ngừng đột ngột thuốc chẹn bêta sau PT…[18],[81],[82],[92].
Tuy nhiên, thật khó khăn để giải thích rằng tại sao một số bệnh nhân lại xảy ra RNSPTT, trong khi một số bệnh nhân khác lại không xảy ra, mặc dù họ có cùng các yếu tố hoặc tình trạng như trên. Một giải thích có tính hợp lý hơn là: Ở các bệnh nhân xảy ra rung nhĩ, tuổi cao và các bệnh tim-phổi trước PT làm tái cấu trúc nhĩ, tạo ra bất thường sinh lý điện học tồn tại trước PT và đượckhuếch đại lên trong lúc PT, sau đó bị các hoạt động khởi kích (triggers) bất lợi trong bối cảnh hậu phẫu dẫn đến rung nhĩ xảy ra (sơ đồ 1.1). Chúng ta có thể2 xác định bệnh nhân ở nguy cao của RNSPTT bằng việc xác định bất thường sinh lý điện học trước PT và trong PT, nhưng phức tạp, tốn nhiều chi phí và thời gian. Vì vậy, việc xác định bệnh nhân ở nguy cơ cao của RNSPTT bằng việc xác định các yếu tố dự báo lâm sàng của rung nhĩ (tuổi cao, bệnh tim-phổi trước phẫu thuật…), vẫn là cách tiếp cận thực tế nhất [18],[38],[45].
Các nghiên cứu trước đây cho rằng: RNSPTT là lành tính, thoáng qua, tự giới hạn và không ảnh hưởng bất lợi lên kết quả PT, thì những nghiên cứu gần đây tìm thấy sự liên quan của nó với các kết quả bất lợi sau PT tim [17],[49]. Mặc dù, với tất cả các tiến bộ trong PT tim và với tất cả các thuốc chống loạn nhịp hiện đại, thì tỉ lệ RNSPTT vẫn không thay đổi và RNSPTT vẫn là biến chứng phổ biến nhất. Những bệnh nhân xảy ra RNSPTT có kết quả PT xấu hơn với nhiều biến cố hậu phẫu nặng nề hơn so với bệnh nhân không xảy ra rung nhĩ [17],[20].
RNSPTT làm tăng tỉ lệ tử vong trong viện, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn [20], làm tăng nguy cơ tử vong một năm sau PT tim lên gần gấp đôi [95]. RNSPTT làm tăng nguy cơ các biến cố tim mạch hậu phẫu. Biến cố huyết khối thuyên tắc như đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ ở chi cấp là hậu quả đáng sợ và nghiêm trọng nhất của rung nhĩ [50], RNSPTT làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gần gấp 3 lần [20],[82]. RNSPTT làm tăng nguy cơ NMCT lên gần gấp đôi [20], nó gây suy tim, làm tụt huyết áp hậu phẫu [81], nó liên quan với tăng tỉ lệ rối loạn nhịp thất [18],[40] và ngưng tim [18],[121]. RNSPTT cũng làm tăng nguy cơ các biến cố hậu phẫu khác như làm tăng nguy cơ suy thận cấp lên gấp 2-3 lần [20],[71], nó liên quan với tăng tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện [18],[113],[116] và viêm phổi [18],[86], nó làm kéo dài thời gian thở máy, thời gian săn sóc đặc biệt và thời gian nằm viện toàn bộ, làm gia tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân [17],[18],[82],[118].
Điều trị phòng ngừa có hiệu quả làm giảm rung nhĩ và các biến cố sau3 phẫu thuật tim [32],[41],[48],[51],[96],[110]. RNSPTT chiếm tỉ lệ cao và liên quan đến gia tăng tỉ lệ bệnh suất và tử suất hậu phẫu. Từ các yếu tố dự báo rung nhĩ, chúng ta có thể chọn ra trước PT nhóm dân số ở nguy cơ cao của RNSPTT, cũng là nhóm được dự báo có nhiều biến cố hậu phẫu và tiến hành can thiệp phòng ngừa tích cực. Điều này có thể đem lại lợi ích rất to lớn.
Đã có một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài về xây dựng mô hình dự báo RNSPTT [19],[47],[60],[82],[86], và đánh giá các tác động của rung nhĩ lên kết quả PT [20],[82],[90],[113],[116], nhưng các kết quả vẫn còn bàn cãi, chưa thống nhất và cần nghiên cứu thêm.
Ở Việt Nam, chỉ có nghiên cứu của chúng tôi (2006) [3] và của tác giả Hồ Huỳnh Quang Trí (2017) [7] về mô hình dự báo rung nhĩ sau phẫu thuật CABG, cũng như đánh giá liên quan đơn biến giữa rung nhĩ với vài kết quả ngắn hạncủa phẫu thuật. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có nghiên cứu xây dựng thang điểm dự báo nhanh, đơn giản RNSPTT, chưa có nghiên cứu đánh giá liên quan độc lập của RNSPTT với nhiều biến cố hậu phẫu, cũng như với sống còn và tử vong sau phẫu thuật. Do đó, ở nước ta hiện nay chưa có nhiều dữ liệu nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, đây vẫn còn là vấn đề mới và là lĩnh vực cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu. Nhằm xác định các yếu tố dự báo lâm sàng của RNSPTT như thế nào? Từ đó xây dựng thang điểm dự báo RNSPTT, cũng như đánh giá RNSPTT có ảnh hưởng lên các biến cố hậu phẫu hay không? Và ảnh hưởng như thế nào?
Chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố dự báo rung nhĩ sau phẫu thuật tim và ảnh hưởng của rung nhĩ lên các biến cố hậu phẫu”.4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định các yếu tố dự báo và xây dựng thang điểm dự báo rung nhĩ sauphẫu thuật tim.
2. Đánh giá ảnh hưởng của rung nhĩ sau phẫu thuật tim lên các biến cố hậu phẫu, cũng như lên sống còn và tử vong một năm sau phẫu thuật

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng ix-xii
Danh mục các biểu đồ xiii
Danh mục các hình xiv
Danh mục các sơ đồ xv
Đặt vấn đề 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ chế bệnh sinh của rung nhĩ sau phẫu thuật tim 5
1.2. Các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ sau phẫu thuật tim 19
1.3. Ảnh hưởng của rung nhĩ sau phẫu thuật tim lên các biến cố hậu phẫu 21
1.4. Phòng ngừa rung nhĩ và các biến cố sau phẫu thuật tim 25
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu 44
2.3. Phân tích và xử lý số liệu 56
2.4. Y đức nghiên cứu 61
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu 62
3.2. Loại phẫu thuật 66
3.3. Tỉ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật tim 67
3.4. Phân loại rung nhĩ 70
3.5. Thời điểm xảy ra rung nhĩ 71iv
3.6. Các yếu tố liên quan với rung nhĩ sau phẫu thuật tim 72
3.7. Ảnh hưởng của rung nhĩ sau phẫu thuật tim lên các biến cố hậu phẫu 81
3.8. Ảnh hưởng của rung nhĩ sau phẫu thuật tim lên sống còn và tử vong
một năm sau phẫu thuật 90
Chương 4: BÀN LUẬN 96
4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 96
4.2. Loại phẫu thuật 99
4.3. Tỉ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật tim 100
4.4. Thời điểm xảy ra rung nhĩ 103
4.5. Xác định các yếu tố dự báo và xây dựng thang điểm dự báo rung nhĩ
sau phẫu thuật tim 104
4.6. Đánh giá ảnh hưởng của rung nhĩ sau phẫu thuật tim lên các biến cố
hậu phẫu, lên sống còn và tử vong một năm sau phẫu thuật 114
4.7. Phòng ngừa rung nhĩ và các biến cố sau phẫu thuật tim 128
4.8. Hạn chế 130
KẾT LUẬN 131
KIẾN NGHỊ 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN
PHỤ LỤC 3: QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC

Danh mục các bảng
Bảng Tên bảng Trang
1.1 Các nghiên cứu với những tìm kiếm quan trọng về vai trò
của các yếu tố cấp liên quan đến phẫu thuật trong cơ chế
của rung nhĩ sau phẫu thuật
11
1.2 Các nghiên cứu với những tìm kiếm quan trọng về tồn tại
của cơ chất trước phẫu thuật trong cơ chế của rung nhĩ
sau phẫu thuật
12
1.3 Tỉ lệ suy thận cấp ở hai nhóm rung nhĩ và không rung nhĩ
của các phân nhóm phẫu thuật tim sau khi kết hợp điểm
xu hướng
23
1.4 Các yếu tố liên quan độc lập với rung nhĩ sau phẫu thuật
CABG của chúng tôi
27
1.5 Các yếu tố liên quan độc lập với sự xuất hiện rung nhĩ dai dẳng 28
1.6 Các yếu tố liên quan độc lập với rung nhĩ sau phẫu thuật
tim của Gu
28
1.7 Các yếu tố liên quan độc lập với rung nhĩ sau phẫu thuật
CABG của Amar
29
1.8 Các yếu tố liên quan độc lập với rung nhĩ sau thay van ĐMC
do hẹp
29
1.9 Các yếu tố liên quan độc lập với rung nhĩ sau thay van ĐMC
do hở
30
1.10 Điểm dự báo rung nhĩ sau phẫu thuật CABG 30
1.11 Nguy cơ rung nhĩ sau phẫu thuật CABG 31
1.12 Các yếu tố liên quan độc lập với rung nhĩ sau phẫu thuật tim 32x
Bảng Tên bảng Trang
1.13 Các yếu tố dự báo độc lập của rung nhĩ sau phẫu thuật tim
trong đoàn hệ derivation
33
1.14 Nguy cơ rung nhĩ sau phẫu thuật tim trong đoàn hệ derivation 33
1.15 Các yếu tố dự báo đa biến của rung nhĩ sau phẫu thuật tim
trong đoàn hệ derivation
34
1.16 Các yếu tố dự báo đa biến của rung nhĩ sau phẫu thuật tim 36
1.17 So sánh các biến cố hậu phẫu ở hai nhóm có rung nhĩ và
không rung nhĩ bằng phân tích đơn biến của Mariscalco 38
1.18 So sánh các biến cố hậu phẫu ở hai nhóm có rung nhĩ và
không rung nhĩ bằng phân tích đơn biến của Mafaldo 38
1.19 So sánh các biến cố hậu phẫu ở hai nhóm có rung nhĩ và
không rung nhĩ bằng phân tích đơn biến của Tran 39
1.20 So sánh tỉ lệ sống sót tích lũy ở 3 thời điểm khác nhau và các
biến chứng sớm ở hai nhóm có rung nhĩ và không rung nhĩ 40
2.1 Các biến số trước phẫu thuật và định nghĩa 45-47
2.2 Các biến số trong phẫu thuật và định nghĩa 48
2.3 Các biến số sau phẫu thuật và định nghĩa 49-52
2.4 Các biến xây dựng mô hình dự báo rung nhĩ sau phẫu thuật tim 54
2.5 Các biến trước phẫu thuật và trong phẫu thuật được bao gồm
vào mô hình điểm xu hướng 59-60
3.1 Phân bố tần số và tỉ lệ của phẫu thuật tim đơn thuần 66
3.2 Phân bố tần số và tỉ lệ của phẫu thuật tim kết hợp 66
3.3 Phân bố tần số và tỉ lệ rung nhĩ ở từng loại phẫu thuật tim
đơn thuần 67
3.4 Phân bố tần số và tỉ lệ rung nhĩ ở từng loại phẫu thuật tim kết hợp 68xi
Bảng Tên bảng Trang
3.5 Phân bố tần số và tỉ lệ rung nhĩ theo nhóm tuổi 69
3.6 Phân loại rung nhĩ 70
3.7 Phân bố tần số và tỉ lệ rung nhĩ trên ngày hậu phẫu 71
3.8 Các đặc điểm trước phẫu thuật liên quan với rung nhĩ khi
Phân tích đơn biến 72-73
3.9 Các đặc điểm của phẫu thuật liên quan với rung nhĩ khi phân
tích đơn biến 74
3.10 13 yếu tố xây dựng mô hình dự báo rung nhĩ sau phẫu thuật
tim liên quan với rung nhĩ khi phân tích đơn biến 75
3.11 Các yếu tố liên quan độc lập và mô hình dự báo đa biến của
rung nhĩ sau phẫu thuật tim 76
3.12 Hệ số  trung bình từ bootstrap 78
3.13 Điểm dự báo rung nhĩ sau phẫu thuật tim 79
3.14 Xác suất dự báo rung nhĩ sau phẫu thuật tim liên quan với điểm 81
3.15 Biến cố hậu phẫu chung 83
3.16 Các đặc điểm trước phẫu thuật liên quan với rung nhĩ sau
phẫu thuật tim khi phân tích đơn biến ở nhóm I và nhóm II 84
3.17 Các đặc điểm của phẫu thuật liên quan với rung nhĩ sau phẫu
thuật tim khi phân tích đơn biến ở nhóm I và nhóm II 85
3.18 Liên quan giữa rung nhĩ sau phẫu thuật tim và các biến cố
hậu phẫu khi phân tích đơn biến ở nhóm I và nhóm II
86
3.19 Ảnh hưởng độc lập của rung nhĩ sau phẫu thuật tim lên các
biến cố hậu phẫu 88xii
Bảng Tên bảng Trang
3.20 Các đặc điểm trước, trong và sau phẫu thuật liên quan với tử
vong do mọi nguyên nhân 1 năm sau phẫu thuật tim khi
phân tích đơn biến
92
3.21 Mô hình hồi quy Cox của tử vong do mọi nguyên nhân một
năm sau phẫu thuật tim 94
4.1 So sánh tuổi trung bình với các tác giả khác 97
4.2 So sánh về tỉ lệ giới tính với các tác giả khác 98
4.3 So sánh tiền sử bệnh và bệnh đi kèm trước phẫu thuật với các
tác giả khác
99
4.4 So sánh loại phẫu thuật với các tác giả khác 100
4.5 So sánh tỉ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật tim trên toàn bộ dân số
với các tác giả khác
102
4.6 So sánh tỉ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật tim ở nhóm I với các tác
giả khác
103
4.7 So sánh tỉ lệ rung nhĩ trên ngày hậu phẫu với các tác giả khác 103
4.8 So sánh xác suất rung nhĩ từ thang điểm và AUC từ điểm số
dự báo rung nhĩ với các tác giả khác
114xiii
Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
1.1 Tiến trình thời gian của tỉ lệ rung nhĩ và CRP sau phẫu thuật tim 7
1.2 Đường cong Kaplan– Meier của sống còn 10 năm đã hiệu
chỉnh các đặc điểm trước phẫu thuật 21
3.1 Phân bố theo nhóm tuổi của dân số nghiên cứu 63
3.2 Phân độ suy tim theo NYHA trước phẫu thuật 64
3.3 Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành, tiền sử bệnh và bệnh đi
kèm trước phẫu thuật
65
3.4 Thuốc dùng trước phẫu thuật 65
3.5 Tỉ lệ rung nhĩ trên từng loại phẫu thuật tim đơn thuần 68
3.6 Tỉ lệ rung nhĩ trên từng loại phẫu thuật tim kết hợp 69
3.7 Tỉ lệ rung nhĩ theo nhóm tuổi 70
3.8 Phân bố tỉ lệ rung nhĩ xảy ra trên ngày hậu phẫu 71
3.9 Diện tích dưới đường cong ROC của mô hình 77
3.10 Diện tích dưới đường cong ROC của điểm số từ mô hình 80
3.11 Đường cong sống còn tích lũy Kaplan-Meier của tử von 1
năm do mọi nguyên nhân ở hai nhóm có rung nhĩ và
không rung nhĩ sau phẫu thuật tim
91
3.12 Đường cong sống còn tích lũy đã được hiệu chỉnh của tử
vong 1 năm do mọi nguyên nhân ở hai nhóm có rung nhĩ
và không rung nhĩ sau phẫu thuật ti

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/