Nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (IgY) kháng trực khuẩn mủ xanh

LUẬN ÁN Nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (IgY) kháng trực khuẩn mủ xanh.Nhiễm khuẩn bệnh viện là một vấn đề nan giải lớn cần được giải quyết. Trong số các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện, trực khuẩn mủ xanh(Pseudomonas aeruginosa) chiếm tỷ lệ cao, thậm chí chiếm tỷ lệ cao nhất ởcác nước đang phát triển. Vi khuẩn này có khả năng chịu đựng cao với các yếu tố vật lý, hóa học, môi trường ẩm ướt và có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh, kể cả các kháng sinh mới được đưa vào sử dụng trên lâm sàng. Vì vậy, nhu cầu thực tiễn đòi hỏi cần có các biện pháp điều trị hiệu quả hơn như sử dụng huyết thanh kháng trực khuẩn mủ xanh [2], [5].

MÃ TÀI LIỆU

BQT.YHOC. 00098

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Công nghệ chế tạo kháng huyết thanh truyền thống  dùng  cho  điều trịbệnh ở người  thường sử dụng  các  động vật lớn  có  vú  như  ngựa, cừu. Tuy nhiên công nghệ này có nhược điểm là kích thước động vật lớn, đòi hỏi lượng kháng  nguyên  để gây miễn dịch phải nhiều;  để có kháng thể phải lấy máu động vật để tách huyết thanh hoặc huyết tương rồi tinh chế kháng thể với qui trình chế tạo phức tạp; việc lấy máu động vật không được thường xuyên, từđó ảnh hưởng đến sản lượng kháng thể thu được từ mỗi cá thể động vật không nhiều [10], [11].

Loài gà có khả năng sinh kháng thể tương tự như động vật có vú. Trong số các kháng thể trong máu gà mái có một lớp kháng thể được chuyển qua và tích tụ trong  lòng  đỏ trứng, được gọi là IgY (yolk immunoglobulin). Muốn sản xuất kháng thể IgY chỉ cần gây miễn dịch cho gà mái và thu hoạch trứng do chúng đẻ ra là có kháng thể đặc hiệu. Gà mái ở độ tuổi đẻ ổn định, việc thu hoạch trứng được thực hiện hàng ngày với lượng kháng thể thu được từ mỗi quả trứng rất lớn so với kích thước của gà mẹ. Kỹ thuật tách chiết tinh sạch IgY từ lòng đỏ trứng cũng tương đối đơn giản, từ đó công nghệ chế tạo IgY bằng cách gây miễn dịch cho gà mái và thu hoạch kháng thể từ lòng đỏ trứng do gà đẻ ra trở nên đặc biệt hấp dẫn cho yêu cầu sản xuất lượng lớn kháng thểsử dụng cho chẩn đoán và điều trị bệnh ở động vật cũng như cho người [34], 

[89]. 

Trên thế giới, các tác giả Thụy Điển đã chế tạo IgY kháng trực khuẩn mủ xanh được Bộ Y tế Thụy Điển cho phép sử dụng để dự phòng nhiễm trực khuẩn mủ xanh đường hô hấp cho các bệnh nhân bị chứng  xơ  nang  phổi (cystic fibrosis) [72]. Tại Việt Nam, các tác giả ở Học viện Quân y đã bước đầu thành công trong việc gây miễn dịch cho gà mái tạo ra được kháng thể IgY kháng một chủng chuẩn trực khuẩn mủ xanh [13]. 

Xuất phát từ cơ sở lý luận về tính ưu việt của công nghệ sản xuất kháng thể IgY; từ cơ sở thực tiễn về nhu cầu cần có các chế phẩm kháng thể đặc hiệu bổ trợ cho thuốc kháng sinh chống lại các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng nói chung, đặc biệt là trực khuẩn mủ xanh nói riêng; từ cơ sở thực tiễn về tính khả thi trong việc chế tạo IgY kháng trực khuẩn mủ xanh trong điều kiện Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu chế tạo globulin miễn dịch từ trứng gà (IgY) kháng trực khuẩn mủ xanh” với các mục tiêu:

  1.  Chế tạo globulin miễn dịch từ lòng đỏ trứng gà (kháng thể IgY) kháng một số chủng trực khuẩn mủ xanh lưu hành tại Việt Nam bằng phương pháp gây miễn dịch cho gà mái, thu hoạch kháng thể từ trứng gà.
  2.  Đánh giá hiệu quả ức chế trực khuẩn mủ xanh của kháng thể IgY trên in vitro và trên vết thương nhiễm trực khuẩn mủ xanh thực nghiệm.

Mục tiêu chung của đề tài là triển khai áp dụng một công nghệ mới, công nghệ chế tạo IgY, phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển như Việt Nam và Căm-Pu-Chia, để tạo ra một chế phẩm kháng thể dùng dưới dạng dung dịch rửa hoặc tẩm  đắp vết  thương  để dự phòng  và  điều trị vết thương, vết bỏng nhiễm trực khuẩn mủ xanh, phục vụ cho công cuộc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện do loài vi khuẩn này

MỤC LỤC

Trang phụ bìa 

Lời cam đoan 

Lời cảm ơn 

Mục lục 

Danh mục các từ viết tắt sử dụng trong luận án 

Danh mục các bảng 

Danh mục các hình 

ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………………………… 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN …………………………………………………………………………………….. 3

1.1. TRỰC KHUẨN MỦ XANH ……………………………………………………………….. 3

1.1.1 Đặc điểm hình thể ………………………………………………………………….. 3

1.1.2. Đặc điểm nuôi cấy…………………………………………………………………. 3

1.1.3. Khả năng gây bệnh ………………………………………………………………… 5

1.1.4. Sức đề kháng và khả năng kháng kháng sinh ……………………………. 6

1.1.5. Phân loại trực khuẩn mủ xanh theo type huyết thanh …………………. 6

1.2. NHIỄM KHUẨN VẾT BỎNG DO TRỰC KHUẨN MỦ XANH ………….. 7

1.2.1. Tình hình nhiễm khuẩn vết bỏng do trực khuẩn mủ xanh …………… 7

1.2.2. Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trực khuẩn mủ xanh ở 

bệnh nhân bỏng …………………………………………………………………….. 8

1.2.3. Một số đặc điểm của nhiễm khuẩn tại vết bỏng do ……………………. 9

1.3.  CÁC  BIỆN  PHÁP  MIỄN  DỊCH  TRONG  PHÒNG  VÀ  ĐIỀU  TRỊ 

NHIỄM TRỰC KHUẨN MỦ XANH ………………………………………………… 10

1.3.1. Vắc-xin trực khuẩn mủ xanh ………………………………………………….. 10

1.3.2. Huyết thanh kháng trực khuẩn mủ xanh ………………………………….. 12 

1.3.3.  Kết  hợp  vắc-xin,  huyết  thanh  và  kháng  sinh  trong  phòng  và 

điều trị nhiễm khuẩn trực khuẩn mủ xanh ……………………………….. 15

1.4. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO KHÁNG THỂ LÒNG ĐỎ TRỨNG (IgY) 

BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY MIỄN DỊCH CHO GÀ MÁI THU 

KHÁNG THỂ ĐẶC HIỆU TỪ TRỨNG GÀ …………………………………….. 16

1.4.1. Hệ thống miễn dịch của gà …………………………………………………….. 16

1.4.2. Kháng thể IgY ……………………………………………………………………… 18

1.4.3. Tính ưu việt của công nghệ sản xuất IgY ………………………………… 19

1.5. ỨNG DỤNG CỦA IgY ………………………………………………………………………. 22

1.5.1. Ứng dụng của IgY trong chẩn đoán ………………………………………… 22

1.5.2. Ứng dụng của IgY trong dự phòng và điều trị bệnh ………………….. 22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ….. 25

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………………….. 25

2.1.2. Động vật để gây bỏng thực nghiệm và lây nhiễm trực khuẩn mủ 

xanh ……………………………………………………………………………………. 26

2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 26

2.2.1. Trực khuẩn mủ xanh …………………………………………………………….. 26

2.2.2. Hoá chất sinh phẩm ………………………………………………………………. 26

2.2.3. Thiết bị máy móc …………………………………………………………………. 27

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………………. 27

2.3.2. Gây miễn dịch ……………………………………………………………………… 28

2.3.3. Tách chiết, tinh sạch IgY từ trứng gà ……………………………………… 29

2.3.4.Điện di SDS-PAGE phân tích thành phần protein kháng nguyên 

của trực khuẩn mủ xanh và độ tinh sạch của chế phẩm IgY ………. 31

2.3.5. Xét nghiệm  ELISA phát hiện kháng thể IgY đặc hiệu với trực 

khuẩn mủ xanh trong máu gà và sản phẩm tách chiết từ trứng gà ….. 32

2.3.6. Phân tích kháng thể IgY đặc hiệu với trực khuẩn mủ xanh bằng 

kỹ thuật Western blot ……………………………………………………………. 33 

2.3.7. Thử nghiệm ngưng kết vi khuẩn …………………………………………….. 33

2.3.8.  Thử  nghiệm  tạo  vòng  kháng  khuẩn  in  vitro  trên  môi  trường 

đặc ……………………………………………………………………………………… 34

2.3.9. Đánh giá độ ổn định của kháng thể IgY trong quá trình bảo 

quản ……………………………………………………………………………………. 34

2.3.10. Gây bỏng thỏ thực nghiệm …………………………………………………… 35

2.3.11. Gây nhiễm khuẩn vết bỏng ………………………………………………….. 36

2.3.12. Điều trị vết bỏng nhiễm trực khuẩn mủ xanh …………………………. 37

2.3.13. Xác định số lượng vi khuẩn tại vết thương …………………………….. 37

2.3.14. Xét nghiệm mô bệnh học …………………………………………………….. 39

2.3.15. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………… 41

2.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 41

2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 41

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ …………………………………………………………………………………………. 42

3.1. CHẾ TẠO GLOBULIN MIỄN DỊCH TỪ LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ 

KHÁNG TRỰC KHUẨN MỦ XANH ………………………………………………. 42

3.1.1.  Kết  quả  gây  miễn  dịch  tạo  kháng  thể  IgY  đặc  hiệu  với  trực 

khuẩn mủ xanh …………………………………………………………………….. 42

3.1.2. Tách chiết, tinh sạch IgY từ lòng đỏ trứng gà ………………………….. 48

3.1.3. Độ ổn định của chế phẩm kháng thể IgY trong các điều kiện 

bảo quản khác nhau ………………………………………………………………. 56

3.2. HIỆU QUẢ ỨC CHẾ TRỰC KHUẨN MỦ XANH TRÊN IN VITRO

VÀ  TRÊN  VẾT  THƯƠNG  NHIỄM  TRỰC  KHUẨN  MỦ  XANH 

THỰC NGHIỆM CỦA KHÁNG THỂ THU ĐƯỢC ………………………….. 58

3.2.1. Hiệu quả ức chế trực khuẩn mủ xanh trên in vitro …………………… 58

3.2.2. Kết quả điều trị vết bỏng thực nghiệm trên thỏ nhiễm bằng chế

trực khuẩn mủ xanh  phẩm IgY kháng trực khuẩn mủ xanh ………. 61

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………………….. 69 

4.1. CHẾ TẠO GLOBULIN MIỄN DỊCH TỪ LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ 

KHÁNG TRỰC KHUẨN MỦ XANH ………………………………………………. 69

4.1.1.  Về  gây  miễn  dịch  tạo  kháng  thể  IgY  đặc  hiệu  ở  gà  mái  đẻ 

trứng …………………………………………………………………………………… 69

4.1.2. Về tách chiết, tinh sạch kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng gà ……….. 74

4.1.3. Về độ ổn định của chế phẩm kháng thể IgY …………………………….. 75

4.2. HIỆU QUẢ ỨC CHẾ TRỰC KHUẨN MỦ XANH TRÊN IN VITRO

VÀ  TRÊN  VẾT  THƯƠNG  NHIỄM  TRỰC  KHUẨN  MỦ  XANH 

THỰC NGHIỆM CỦA KHÁNG THỂ THU ĐƯỢC ………………………….. 77

4.2.1. Về hoạt tính in vitro của chế phẩm kháng thể IgY kháng trực 

khuẩn mủ xanh …………………………………………………………………….. 77

4.2.2. Về kết quả điều trị vết bỏng nhiễm bằng trực khuẩn mủ xanh 

chế phẩm kháng thể IgY kháng trực khuẩn mủ xanh ……………….. 79

KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………………… 83

KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………………………….. 84

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC  CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ 

NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 

  1. Tim  Sunnary,  Đỗ Minh Trung, Lê Thu Hồng, Lê  Văn  Đông  (2011). Nghiên cứu chế tạo kháng thể từ lòng đỏ trứng gà kháng trực khuẩn mủxanh bằng  phương  pháp  gây  miễn dịch  cho  gà  mái  đẻ trứng. Tạp chí y dược học quân sự,  5(36), tr. 120-125.
  2. Tim  Sunnary,  Đỗ Minh Trung, Lê Thu Hồng, Lê  Văn  Đông  (2011). Tác dụng in vivo của kháng thể IgY kháng trực khuẩn mủ xanh trên vết thương bỏng thực nghiệm nhiễm trực khuẩn mủ xanh.  Tạp chí y dược học quân sự,  8(36), tr . 44-49.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

  1. Bộ môn Miễn dịch, Học viện Quân y (2011), Miễn dịch học, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr. 13-151.
  2. Bộ môn Vi sinh vật, Học viện Quân y (2011), Vi sinh vật, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
  3. Dược điển Việt Nam III (2002), Nxb Y học, Hà Nội, Tr. 221 – 240.
  4. Vũ Triệu An, Đỗ Trung Phấn (1981), Những kỹ thuật cơ bản dùng trong miễn dịch học, NXB Y học, Hà Nội, tr. 62-65.
  5. Nguyễn  Đình  Bảng (1988), Nghiên cứu 1 số đặc điểm sinh học của các chủng lâm sàng vi khuẩn mủ xanh phân lập được ở Hà Nội, Luận án tiến sĩ Y học, Hà Nội.
  6. Nguyễn Đình Bảng (1991), “Phòng chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở chữa bỏng”, Ngoại khoa, Tổng hội Y- Dược học Việt Nam,  5,   tr. 27-31.
  7. Nguyễn Quốc Định, Lê Huy Chính và CS (1998), “Nghiên cứu bệnh  nguyên và các yếu tố liên quan gây nhiễm khuẩn huyết do bỏng tại viện Bỏng Quốc gia”, Tạp chí Y học thực hành, 10 (356). tr. 9-11.
  8. Nguyễn Quốc Định (2000), Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm khuẩn  bỏng và một số yếu tố liên quan tại viện Bỏng Quốc gia từ 1996-1999 ,Luận án tiến sĩ Y học, Hà nội.
  9. Lê  Văn  Đông,  Dương  Hương  Giang  (2011),  “Nghiên cứu chế tạo kháng thể từ lòng đỏ trứng gà (IgY) kháng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh mủ gan ở cá tra”, Tạp chí y dược học quân sự. 1(36), tr. 58-64. 87
  10. Hoàng Ngọc Hiển, Nguyễn Văn Việt và CS (1998), Nghiên cứu quy trình chế tạo huyết thanh kháng trực khuẩn mủ xanh dạng tẩm đắp đểđiều trị nhiễm khuẩn ngoại khoa và bỏng, Mã số khoa học 11.01 B, Hà Nội. 
  11. Lê Thu Hồng (2004), Nghiên cứu chế tạo huyết thanh kháng trực khuẩn mủ xanh đa giá, tinh chế và đánh giá hiệu quả điều trị của chếphẩm  trên  động vật và bệnh nhân bỏng ,Luận án tiến  sĩ  khoa  học Y Dược, Hà Nội.
  12. Hoàng Trung Kiên, Đỗ Khắc Đại và CS (2010), “Nghiên cứu chế tạo kháng thể kháng Edwardsiella ictaluri gây bệnh mủ gan ở cá tra bằng công nghệ tạo kháng thể IgY ở gà”. Tạp chí thông tin y dược, Số đặc biệt về Miễn dịch học năm 2010, tr. 71-76.
  13. Trương Quý Kiên, Đỗ Minh Trung, Lê Văn Đông (2010), “Nghiên cứu chế tạo kháng thể kháng trực khuẩn mủ xanh bằng công nghệ chếtạo IgY ở gà”. Tạp chí thông tin y dược, Số đặc biệt về Miễn dịch học năm 2010: tr. 66-70.
  14. Đỗ Lâm (1991), “Nhận xét 184 trường hợp nhiễm khuẩn huyết trong bỏng (1975-1989)”, Ngoại khoa,Tổng hội Y Dược học Việt Nam, 5, tr. 11-16.
  15. Nguyễn Duy Long (1997),  Tìm hiểu sự hiện diện của tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh tại phòng mổ và phòng hậu phẫu bệnh viện Saint Paul , Luận văn thạc sĩ Y học, Hà Nội.
  16. Vũ Chiến Thắng (1996),  Bước đầu điều chế vắc-xin tế bào vi khuẩn mủ xanh và đánh giá hiệu lực bảo vệ của vắc-xin trên động vật thực nghiệm, Luận án tiến sĩ Y học , Hà Nội.
  17. Lưu Thị Kim Thanh (1997), Nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn và một số yếu tố liên quan của nhiễm trùng bệnh viện vết mổ tại một số bệnh viện, Luận án tiến sĩ Y học, Hà Nội.  88
  18. Nguyễn Gia Tiến (2002), Nhận xét về độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập ở vết bỏng tại khoa điều trị tích cực – Việnbỏng quốc gia, Báo cáo hội thảo khoa học “nhiễm trùng nặng và kháng sinh”, Hà Nội.
  19. Đỗ Minh Trung, Hoàng Trung Kiên, Lê Văn Đông (2010), Nghiên cứu tách chiết, tinh sạch kháng thể IgY từ lòng  đỏ trứng g, Tạp chí thông tin y dược, Số đặc biệt về Miễn dịch học năm 2010,   tr. 77-81.
  20. Lê Thế Trung, Hoàng Ngọc Hiển và cộng sự  (1999),   Nghiên cứu các type huyết thanh, yếu tố dịch tế học gây nhiễm khuẩn bỏng do trực khuẩn mủ xanh và đề xuất các type vi khuẩn dự tuyển để chế tạo vắcxin, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Y tế, Hà Nội.
  21. Lưu Đắc Trung (1990), “  Nhiễm khuẩn trong bỏng ”,  Y học thực hành. Bộ Y tế, 2, tr. 8 – 9.
  22. Lê Thế Trung (1976), “  Nhiễm trùng mủ xanh trong bỏng ”,  Cục Quân y.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/