Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật thay van hai lá điều trị bệnh van hai lá có tăng áp lực động mạch phổi nặng

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật thay van hai lá điều trị bệnh van hai lá có tăng áp lực động mạch phổi nặng.Bệnh van hai lá là bệnh tim mắc phải thường gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thương tổn trong bệnh van hai lá có thể là hẹp van hai lá, hở van hai lá hoặc hẹp hở van hai lá phối hợp. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh. Với nguyên nhân do thấp tim, thương tổn chủ yếu là hẹp van hai lá hoặc hẹp hở van hai lá phối hợp, ít khi gây hở van hai lá đơn thuần. Các nguyên nhân khác gây bệnh van hai lá như thoái hóa, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, bệnh mạch vành…chủ yếu gây hở van hai lá. Trong đó nguyên nhân do thấp vẫn là phổ biến ở Việt Nam.

MÃ TÀI LIỆU

BQT.YHOC. 00148

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Dù thương tổn khác nhau nhưng đặc điểm chung của bệnh van hai lá là sự quá tải thể tích ở nhĩ trái, từ đó gây tăng áp lực tĩnh mạch phổi, tăng áp lực động mạch phổi. Bệnh tiến triển liên tục kéo dài nhiều năm, lâu ngày dẫn đến ứ huyết phổi, khó thở, phù phổi do tăng áp lực động mạch phổi, suy tim, rung nhĩ, huyết khối tắc mạch, tổn thương các tạng khác như gan, thận,. gây nhiều khó khăn cho quá trình điều trị.

Ở Việt Nam, chẩn đoán bệnh van hai lá ở giai đoạn sớm, khi chưa có suy tim, thường khá khó khăn do người bệnh không đi khám. Đa phần người bệnh được chẩn đoán khi bệnh ở giai đoạn muộn, đã có suy tim nặng và tăng áp lực động mạch phổi. Ở giai đoạn muộn này, điều trị chủ yếu vẫn là phẫu thuật thay van. Trong đó, áp lực động mạch phổi là một yếu tố quan trọng liên quan đến chỉ định mổ và tiên lượng trước, trong và sau phẫu thuật.

Trước đây, các tác giả nhận định tăng áp lực động mạch phổi nặng làm tăng nguy cơ tử vong sau mổ gấp 2-3 lần so với không có hoặc tăng nhẹ áp lực động mạch phổi. Kết quả theo dõi xa ở những bệnh nhân có tăng áp lực động mạch phổi nặng cũng kém hơn so với nhóm tăng áp lực động mạch phổi nhẹ hoặc vừa [22], [56]. Najafi năm 1969 nghiên cứu thấy tỷ lệ tử vong là 16% ở nhóm có tăng áp lực động mạch phổi vừa và 61% ở nhóm có tăng áp lực động mạch phổi nặng [66]. Năm 1976, T.K Kaul nghiên cứu trên 30 bệnh nhân thay van hai lá có tăng áp lực động mạch phổi nặng thì tỷ lệ tử vong là 30% [55]. Nirmal Kumar (2013) nghiên cứu thấy tỷ lệ tử vong ở nhóm có tăng áp lực động mạch phổi nặng là 16,6% [57].

Trên thế giới, phẫu thuật thay van hai lá được phát triển từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX [46], nhờ sự ra đời của phẫu thuật tim hở và nhiều thế hệ van nhân tạo. Cho tới nay, phẫu thuật này đã trở nên rất thường qui và phát triển thêm nhiều kỹ thuật mới, như thay van với đường mổ ít xâm lấn, hoặc bằng nội soi lồng ngực. Tại Việt Nam, phẫu thuật thay van hai lá đã được thực hiện lần đầu tiên tại bệnh viện Việt Đức năm 1971, và phát triển mạnh từ hơn 20 năm nay. Cho đến nay, có rất nhiều trung tâm phẫu thuật tim trong cả nước đã thực hiện thường quy phẫu thuật này. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả phẫu thuật ở riêng nhóm bệnh nhân có tăng áp lực động mạch phổi nặng. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật thay van hai lá điều trị bệnh van hai lá có tăng áp lực động mạch phổi nặng”, nhằm hai mục tiêu:

  1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân được phâu thuật thay van hai lá do mắc bệnh van hai lá có tăng áp lực động mạch phổi nặng.
  2. Đánh giá kết quả sớm phâu thuật thay van hai lá ở bệnh nhân mắc bệnh van hai lá có tăng áp lực động mạch phổi nặng tại bệnh viện Việt Đức từ 1/2010 đến 9/2015.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiêng Việt

  1. Phạm Mạnh Hùng (2006), Nghiên cứu kết quả sớm và trung hạn của nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh van hai lá, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
  2. Chu Minh Hà (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thấp tim và hiệu lực của phóng thấp cấp II tại Hải Phòng, Luận án tiến sĩ Y học – Học viện Quân Y.
  3. Nguyễn Hồng Hạnh (2012), Nghiên cứu biến đổi lâm sàng, huyết động trước và sau phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học loại Saint Jude Master, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu khoa học y-dược lâm sàng 108.
  4. Nguyễn Đức Hiền (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá cơ học ở bệnh nhân hẹp van hai lá, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y dược Huế.
  5. Lê Trung Hiêu (2011), “Điều trị tăng áp động mạch phổi sau phẫu thuật tim: kinh nghiệm từ Iloprost và Sildenafil”. Y học TP. Hồ Chí Minh. 15(3), 133-139.
  6. Trương Nguyễn Hoài Linh (2015), Nghiên cứu kết quả các phương pháp sửa van ba lá trong phâu thuật bệnh van hai lá, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
  7. Phạm Hữu Lư, Nguyễn Hữu Ước (2013), ” Phẫu thuật thay van hai lá với mở xương ức toàn bộ qua đường rạch da tối thiểu “. Tạp chí phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam. 3, 10-15.
  8. Hội Tim mạch học Việt Nam (2008), Khuyến cáo 2008 của hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị các bệnh van tim.
  9. Vũ Quỳnh Nga, Nguyễn Lân Việt (2011), “Những biến đổi sớm về huyết động và chức năng thất trái ở các bệnh nhân phẫu thuật thay van hai lá cơ học loại Sorin Bicarbon Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 57, 22-29.
  10. Nguyễn Văn Phan (2014), “Những yếu tố liên quan đến chỉ định can thiệp bệnh hở van ba lá đồng thời trong phẫu thuật thay van hai lá tại viện tim TP. HCM”. Tạp chí phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam. 6, 3-8.
  11. Đặng Hanh Sơn (2010), Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học sorbin tại bệnh viện tim Hà Nội, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.
  12. Nguyễn Duy Thắng (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả phẫu thuật thay van hai lá cơ học tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
  13. Nguyễn Xuân Thành (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật thay van hai lá có huyết khối nhĩ trái tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
  14. Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng (2007), Hướng dẫn đọc điện tim. Nhà xuất bản Y học. 177-181
  15. Nguyễn Hữu ước (2005), Nghiên cứu đường mở nhĩ trái dọc qua hai nhĩ – vách liên nhĩ, mở rộng lên trần nhĩ trái trong phẫu thuật van hai lá, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
  16. Nguyễn Lân Việt (2007), “Van tim nhân tạo”, Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, 374-392.
  17. Nguyễn Lân Việt, Phạm Mạnh Hùng (2008), “Hẹp van hai lá”, Bài giảng bệnh học nội khoa tập 2, NXB Y học, 80-94.
  18. Phạm Nguyễn Vinh (2003), “X-quang chẩn đoán bệnh lý tim mạch”, Bệnh học tim mạch, Nhà xuất bản Y học, 144-154.
  19. Phạm Nguyễn Vinh (2012), “Hẹp van hai lá”, Bệnh van tim, Nhà xuất bản Y học, 173-197.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/