Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình thái thính lực đồ ở bệnh nhân điếc đột ngột

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình thái thính lực đồ ở bệnh nhân điếc đột ngột.Điếc đột ngột là tình trạng tổn thương cấp tính bộ phận tiếp âm của cơ quan thính giác xảy ra trong m ột thời gian ngắn.Về định nghĩa điếc đột ngột vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận tuy nhiên phần lớn các tác giả thống nhất với định nghĩa điếc đột ngột là một điếc tiếp nhận trên 30 dB ở ít nhất ba tần số liên tiếp, xảy ra một cách đột ngột tối đa trong vòng 72 giờ.[56]

MÃ TÀI LIỆU

TLCS 01058

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Theo các tác giả Mỹ, trung bình tại Mỹ hàng năm có khoảng 4000 ca mới mắc, với tỉ lệ từ 5 đến 20 ca trên 100 000 dân [30]. Theo các tác giả Pháp thì điếc đột ngột chiếm khoảng 1,02% tổng số ca cấp cứu [57]. Trong khu vực, theo nghiên cứu của các tác giả Đài Loan thì tỉ lệ này trung bình 8 ca trên 100 000 dân [50]. Ở Việt Nam theo tác giả Cao Minh Thành tổng kết tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương trong 5 năm thì điếc đột ngột chiếm khoảng 4,5 % trong các bệnh lý về tai [15].

Nguyên nhân của điếc đột ngột vẫn chưa rõ ràng, có nhiều giả thuyết được đưa ra như co thắt mạch, nhiễm virus, bệnh tự miễn, chấn thương… Tuy nhiên việc chẩn đoán nguyên nhân điếc đột ngột cho đến hiện nay vẫn còn rất khó khăn, phần lớn điếc đột ngột là không rõ nguyên nhân. Do đó, vấn đề điều trị điếc đột ngột còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn là điều trị bao vây sử dụng các thuốc giãn mạch, tăng tuần hoàn tai trong, hồi phục thần kinh, corticoid toàn thân hoặc tiêm hòm nhĩ, kháng histamine… và phải điều trị cấp cứu ngay trong những giờ đầu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một phác đồ nào có th ể điều trị hiệu quả điếc đột ngột, kết quả điều trị thường bấp bênh, việc lựa chọn phác đồ điều trị trên lâm sàng còn gặp nhiều lúng túng.

Để tổng kết một cách hệ thống bệnh cảnh lâm sàng, nghiên cứu các hình thái thường gặp của thính lực đồ, đối chiếu với bệnh cảnh lâm sàng, góp phần vào định hướng nguyên nhân, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình thái thính lực đồ ở bệnh nhân điếc đột ngột”. với hai mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình thái thính lực đồ ở bệnh nhân điếc đột ngột.

2. Đối chiếu hình thái thính lực đồ với các đặc điểm lâm sàng để rút ra kinh nghiệm cho chẩn đoán và các chỉ định điều trị.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ – 1 –

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN – 3 –

1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐIẾC ĐỘT NGỘT – 3 –

1.2. GIẢI PHẪU – SINH LÝ ỨNG DỤNG – 3 –

1.2.1. Giải phẫu tai trong – 4 –

1.2.2. Chi phối thần kinh ốc tai – 8 –

1.2.3. Phân bố mạch máu của tai trong – 9 –

1.2.4.Sinh lý nghe – 9 –

1.3.  SINH BỆNH HỌC ĐIẾC ĐỘT NGỘT – 14 –

1.4. Biểu hiện lâm sàng – 18 –

1.5. Chẩn đoán – 24 –

1.6. Tiến triển và tiên lượng – 24 –

1.7. Điều trị – 25 –

CHƯƠNG 2: ĐỔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu – 27 –

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – 27 –

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân – 27 –

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ – 27 –

2.2.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU – 27 –

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu – 27 –

2.2.2. Kỹ thuật thu thập số liệu – 27 –

2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu – 28 –

2.2.4. Các biến số nghiên cứu – 29 –

2.2.5. Thời gian, địa điểm nghiên cứu – 30 –

2.2.6. Xử lý số liệu – 30 –

2.2.7. Kh ống chế sai số trong nghiên cứu – 31 –

2.2.8. Đạo đức nghiên cứu – 31 –

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ – 32 –

3.1. Đặc điểm lâm sàng và hình thái thính lực đồ của điếc đột ngột – 32 –

3.1.1. Phân bố bệnh theo giới – 32 –

3.1.2. Phân bố bệnh theo nhóm tuổi – 32 –

3.1.3. Phân bố bệnh theo địa dư – 33 –

3.1.4. Phân bố bệnh theo nghề – 33 –

3.1.5. Triệu chứng khởi phát – 34 –

3.1.6. Yếu tô thuận lợi – 34 –

3.1.7. Thời gian từ khi khải phát bệnh đến khi điều trị – 35 –

3.1.8 Triệu chứng cơ năng nghe kém – 35 –

3.1.9. Triệu chứng cơ năng ù tai – 36 –

3.1.10. Triệu chứng cơ năng chóng mặt – 36 –

3.1.11. Liên quan giữa triệu chứng cơ năng và yếu tố giới – 37 –

3.1.12. Liên quan giữa triệu chứng ù tai và yếu tố tuổi – 37 –

3.1.13. Liên quan giữa triệu chứng chóng mặt và yếu tố tuổi – 38 –

3.1.14. Tiền sử điếc đột ngột – 38 –

3.1.15. Các bệnh lý nội khoa phối hợp – 39 –

3.1.16. Hình thái thính lực đồ – 40 –

3.1.17. Kết quả đo ABR – 43 –

3.2. Đối chiếu thính lực đồ với lâm sàng và định khu tổn thương – 44 –

3.2.1. Đối chiếu thính lực đồ và triệu chứng ù tai – 44 –

3.2.2. Đối chiếu thính lực đồ và triệu chứng chóng mặt – 45 –

3.2.3. Đối chiếu thính lực đồ với các yếu tố tuổi và giới – 46 –

3.2.4. Đối chiếu dạng thính lực đồ và yếu tô thuận lợi – 46 –

3.2.5. Đối chiếu thính lực đồ và các bệnh lý nội khoa toàn thân – 47 –

3.2.6. Đối chiếu lâm sàng, thính lực đồ với kết quả ABR – 48 –

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN – 50 –

4.1. Đặc điểm lâm sàng và hình thái thính lực đồ của điếc đột ngột – 50 –

4.1.1. Tình hình chung, một số yếu tố dịch tễ học – 50 –

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng – 52 –

4.1.3. Các dạng thính lực đồ – 58 –

4.1.4. Mức độ nghe kém – 59 –

4.2. Đối chiếu hình thái thính lực đồ với lâm sàng và định khu tổn thương – 60 –

4.2.1. Đối chiếu thính lực đồ với các triệu chứng cơ năng – 60 –

4.2.2. Đối chiếu thính lực đồ với yếu tố tuổi – 61 –

4.2.3. Đối chiếu dạng thính lực đồ và bệnh lý nội khoa toàn thân – 61 –

4.2.4. Đối chiếu lâm sàng và định khu tổn thương dựa trên kết quả ABR- 62 –

4.2.5. Đối chiếu thính lực đồ với kết quả ABR – 62 –

KẾT LUẬN – 64 –

1. Đặc điểm lâm sàng và hình thái thính lực đồ của điếc đột ngột – 64 –

2. Đối chiếu hình thái thính lực đồ với lâm sàng và định khu tổn thương – 65 –

KHUYẾN NGHỊ – 66 –

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Bệnh án nghiên cứu Danh sách bệnh nhân 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/