Nghiên cứu đặc điểm xét nghiệm đồng cầm máu ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát điều trị tại trung tâm y học hạt nhân-ung buớu bệnh viện Bạch Mai
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm xét nghiệm đồng cầm máu ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát điều trị tại trung tâm y học hạt nhân-ung buớu bệnh viện Bạch Mai.Ung thư là một bệnh hiểm nghèo, sinh ra do sự rối loạn sản sinh tế bào. Ung thư gan là một trong những ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Nó là loại ung thư phổ biến ở châu Phi, Đông nam Á…Ung thư gan chiếm tỉ lệ 0, 13% ở các trường hợp mổ tử thi và chiếm khoảng 1% các ung thư. Theo Barman thì ung thư gan ở Pháp chiếm 1,2% tổng số ung thư[3], ở các nước phát triển ung thư gan đứng thứ 14, còn ở các nước đang phát triển xếp thứ 7 trong số các bệnh ung thư, ung thư gan gặp ở nam nhiều hơn nữ [38].
MÃ TÀI LIỆU |
LVTHSY 0427 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Riêng ở nước ta ung thư gan đứng thứ 4, chiếm khoảng 5-6% tổng số ung thư, miền bắc nhiều hơn miền nam[16]. Tỉ lệ ung thư gan ngày càng có xu hướng tăng.
Gan là một trong những cơ quan giữ vai trò quan trọng trong cơ thể. Gan đóng vai trò chính trong hệ thống đông cầm máu, gan tổng hợp ra hầu hết các yếu tố đông máu huyết tương như: Fibrinogen (yếu tố I), yếu tố V, yếu tố XIII, và các yếu tố phụ thuộc vitamin K như Prothrombin (yếu tố II), yếu tố VII, IX, X. Gan cũng tổng hợp các chất ức chế đông máu chủ yếu như antithrombin III, protein C, protein S và một vài thành phần của hệ tiêu sợi huyết như plasminogen, alpha2 antiplasmin [2].. Quá trình đông máu, tiêu sợi huyết đảm bảo máu ở dạng lỏng và đông khi cần để không mất máu, đông máu có thể được phát động khi có tổn thương tế bào, tổ chức, giải phóng cytokin, thromboplastin. Vì vậy một khi đã có bệnh lý ở gan, đặc biệt là khi có tổn thương tế bào gan như trong ung thư các tế bào sẽ có loạn sản, quá sản, các tổ chức của gan sẽ bị họai tử.những rối loạn đông cầm máu sẽ xảy ra. Ung thư gan là một loại ung thư có tính chất ác tính rất cao, nếu không được điều trị kịp thời thì thời gian sống của bệnh nhân chỉ được khoảng 6-7 tháng.
Các biện pháp điều trị ung thư gan hiện nay rất phong phú tùy thuộc vào giai đoạn, kích thước khối u, thể trạng…có những biện pháp điều trị khác nhau: như phẫu thuật, tia xạ, nút mạch, hóa chất, tiêm cồn vào khối u…Hiện tại, ngay ở các nước phát triển cũng có nhiều bệnh nhân ung thư khi đến khám bệnh đã ở giai đoạn muộn, cho nên cần thiết phải được điều trị bằng phương pháp toàn thân[8]. Điều trị hóa chất bắt đầu từ những năm 1860 khi Asenitkali được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu. Từ những năm 1940 điều trị hóa chất đã trở thành một vũ khí quan trọng trong điều trị ung thư, nhiều thuốc mới ra đời với xu hướng tác dụng chống ung thư ngày càng hiệu quả tuy nhiên tác dụng phụ không mong muốn cũng có giảm [8]. Bệnh nhân ung thư gan vốn có rất nhiều rối loạn đông cầm máu đó mà phải điều trị bằng hóa chất, biện pháp điều trị này không những tiêu diệt tế bào ung thư mà nó còn tiêu diệt cả các tế bào lành. Hóa chất cũng có rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến quá trình đông cầm máu, gây ảnh hưởng đến tủy xương, sức khỏe người bệnh và việc điều trị tiếp theo[8].
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về rối loạn đông cầm máu ở các bệnh lý gan: xơ gan, chấn thương gan, viêm gan. Ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân ung thư gan điều trị bằng hóa chất còn chưa nhiều, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích sau.
1. Tìm hiểu đặc điểm rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát có chỉ định hóa trị liệu.
. Nghiên cứu một số yêu tố có liên quan đen rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát có hóa trị liệu.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Bệnh ung thư gan và phương pháp điều trị 3
1.1.1. Bệnh ung thư gan 3
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu bệnh của ung thư gan 4
1.1.3. Chẩn đoán ung thư gan 5
1.1.4. Sơ lược điều trị ung thư biểu mô tế bào gan 10
1.2. Sinh lý đông cầm máu 13
1.2.1. Giai đoạn cầm máu ban đầu 14
1.2.2 Đông máu huyết tương 19
1.2.3 Tiêu fibrin 23
1.3. Rối loạn đông – cầm máu ở bệnh nhân ung thư gan điều trị hóa chất. 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Đối tượng nghiên cứu: 27
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 27
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: 27
2.2 Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2 Các nội dung nghiên cứu 29
2.2.3 Phương tiện và vật liệu nghiên cứu 31
2.2.4. Các kỹ thuật áp dụng và tiêu chuẩn đánh giá: 32
2.2.5. Xử lý số liệu: 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Đặt điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 38
3.1.1. Giới: 38
3.1.2 Tuổi 39
3.1.3 Tỷ lệ nhiễmHBsAg 40
3.2. Đặc điểm đông cầm máu trước điều trị 41
3.3. Thay đổi xét nghiệm đông cầm máu qua các đợt điều trị 43
3.4. Liên quan với các yếu tố khác 50
3.4.1 Mối liên quan giữa bệnh nhân ung thư gan có HBsAg (+) và rối
loạn đông cầm máu được thể hiện qua các bảng sau 50
3.4.2 Mối liên quan giữa bệnh nhân ung thư gan giai đoạn 3, 4 và rối
loạn đông cầm máu được thể hiện qua các bảng sau 52
3.4.3 Sự biến đổi của hàm lượng AFP qua các đợt điều trị 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56
4.1 Các đặc điểm lâm sàng 56
4.2. Tình trạng rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát
được hóa trị liệu 57
4.2.1. Số lượng tiểu cầu 57
4.2.2 Biến đổi các xét nghiệm đông máu: 57
4.2.3 Các thay đổi xét nghiệm đông cầm máu qua 6 đợt điều trị hóa chất. 59
4.3. Liên quan rối loạn đông cầm máu với bệnh nhân ung thư gan có
HBsAg (+), giai đoạn ung thư và AFP 65
4.3.1 Liên quan với bệnh nhân ung thư gan có HBsAg (+) 65
4.3.2 Liên quan với giai đoạn: 67
4.3.3 Tương quan với nồng độ AFP : 68
KẾT LUẬN 69
KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Recent Comments