Nghiên cứu giá trị nồng độ PhCG trong tiên lượng số lượng phôi ở thai phụ được thụ tinh trong ống nghiệm tại BVPSTƯ
Luận văn Nghiên cứu giá trị nồng độ PhCG trong tiên lượng số lượng phôi ở thai phụ được thụ tinh trong ống nghiệm tại BVPSTƯ.Sự ra đời và ngày càng phát triển của các phương pháp hỗ trợ sinh sản nói chung và thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) nói riêng đã làm cho tỷ lệ có thai tăng lên rõ rệt trong các chu kỳ điều trị vô sinh vô sinh, đem lại niềm hạnh phúc lớn lao cho những cặp vợ chồng hiếm muộn trên khắp thế giới nhưng cũng làm tăng rõ rệt tỷ lệ chửa đa phôi.
MÃ TÀI LIỆU |
LVTHSY 0522 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Chửa đa phôi là tình trạng thai nghén có nguy cơ cao. Các thai kỳ chửa đa phôi thường liên quan đến việc tăng bệnh suất, tử suất chu sinh, các biến chứng thai kỳ và những thay đổi tâm lý ở mẹ (mệt mỏi, stress…). Vì vậy, nhiều biện pháp đã được thực hiện để giảm tỷ lệ chửa đa phôi chủ động như thay đổi phác đồ kích thích buồng trứng, tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nguy cơ gây chửa đa phôi để điều chỉnh số phôi chuyển vào buồng tử cung
phù hợp…Trong những trường hợp không thể tránh được, giảm phôi hoặc giảm thai được xem là một phương thức hiệu quả, chấp nhận được [22], [36], [45]. Tuy nhiên, thực hiện kỹ thuật này ở tuổi thai càng lớn thì càng khó và nguy cơ cho mẹ và con càng tăng [77].
về phương diện phôi thai học: Phôi thai được tính từ lúc thụ tinh (tiền nhân đực hoà nhập với tiền nhân cái) đến tuần lễ thứ 8. Sau tuần lễ thứ 8 phôi thai chuyển sang giai đoạn thai nhi [6].
Tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương (BVPSTƯ), thường giảm phôi khi phôi thai 7 – 8 tuần dưới hướng dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo, không kết hợp tiêm KCL ưu trương vào tim thai. Kỹ thuật này an toàn và ít biến chứng. Tuy nhiên trong qúa trình làm kỹ thuật, không ít bệnh nhân đến viện ở tuần thai đã muộn, không tiến hành giảm phôi hoặc giảm thai được vì có thể gặp nhiều nguy cơ cho mẹ và con. Như vậy chẩn đoán sớm chửa đa phôi từ đó tư vấn cho bệnh nhân quay lại viện sớm thực hiện kỹ thuật giảm phôi hoặc giảm thai, nhất là những bệnh nhân ở xa là một việc làm cần thiết. Tại BVPSTƯ, thường dựa vào kết quả định lượng nồng độ phCG (P Human Chorionic Gonadotropin) trong máu thai phụ ngày thứ 14 sau chuyển phôi vì ở giai đoạn này siêu âm và các xét nghiệm khác chưa xác định được. Đây là 1 xét nghiệm đơn giản, ít tốn kém, dễ được bệnh nhân chấp nhận hơn trong những tuần đầu của thai kỳ so với phương pháp siêu âm, đặc biệt là siêu âm đầu dò âm đạo. Mặt khác, siêu âm chỉ xác định chính xác khi phôi thai 6 tuần trở lên, ở thời điểm này bệnh nhân đã xuất viện, có thể chủ quan không đến viện sớm nếu không được tư vấn kỹ, nhất là những bệnh nhân ở xa. Ngày thứ 14 sau chuyển phôi, nếu phCG > 25 mIU/ml (milli – International Units per milliliter) là có thai sinh hoá [52]. Thời điểm này tương đương với phôi thai được 4 tuần. Trong những thai kỳ bình thường trong 3 tháng đầu, trung bình lượng phCG tăng gấp đôi sau 48h. Phụ nữ chửa đa phôi, hàm lượng phCG thường tăng cao hơn phụ nữ chửa đơn phôi. Tuy nhiên, để đánh giá mối liên quan giữa số lượng phôi làm tổ trong buồng tử cung với nồng độ phCG ở giai đoạn này thì ở Việt Nam chưa nghiên cứu nào thực hiện.
Nhằm xác định mối liên quan giữa nồng độ phCG với số lượng phôi làm tổ trong buồng tử cung để góp phần chẩn đoán sớm chửa đa phôi và nhằm tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ gây chửa đa phôi trong TTTON để tránh chửa đa phôi chủ động tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giá trị nồng độ PhCG trong tiên lượng số lượng phôi ở thai phụ được thụ tinh trong ống nghiệm tại BVPSTƯ” với 2 mục tiêu sau:
– Xác định giá trị nồng độ phCG trong tiên lượng số lượng phôi làm tổ trong buồng tử cung.
– Nhận xét một số yếu tố liên quan đến chửa đa phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. HCG VÀ THAI NGHÉN 3
1.1.1. Sơ lược về hCG 3
1.1.2. Các phương pháp phát hiện hCG 10
1.2. THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM 12
1.2.1. Định nghĩa 12
1.2.2. Vài nét về lịch sử thụ tinh trong ống nghiệm 12
1.2.3. Các chỉ định TTTON 13
1.2.4. Chống chỉ định TTTON 13
1.2.5. Tóm tắt các bước tiến hành TTTON 14
1.2.6. Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm 15
1.3. ĐA THAI 16
1.3.1. Định nghĩa 16
1.3.2. Tỷ lệ đa thai của TTTON trong nước và thế giới 16
1.3.3. Các vấn đề về đa thai 17
1.3.4. Một số yếu tố nguy cơ gây đa thai trong TTTON 17
1.4. GIẢM PHÔI, GIẢM THAI 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 24
2.2.3. Dụng cụ và kỹ thuật thu thập thông tin 24
2.2.4. Vật liệu nghiên cứu 24
2.2.5. Các biến số nghiên cứu 26
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 28
2.4. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30
3.2. phCG 35
3.2.1. Xét nghiệm phCG huyết thanh 35
3.2.2. Tương quan giữa nồng độ phCG ngày 14 và ngày 16 sau chuyển
phôi với số phôi thai làm tổ trong buồng tử cung 37
3.2.3. Giá trị của phCG huyết thanh trong tiên lượng số lượng phôi thai làm
tổ trong buồng tử cung 40
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI CHỬA ĐA PHÔI TRONG THỤ
TINH TRONG ỐNG NGHIỆM 44
Chương 4: BÀN LUẬN 49
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 49
4.1.1. Tuổi của các đối tượng nghiên cứu 49
4.1.2. Phân loại vô sinh 51
4.1.3. Thời gian vô sinh 52
4.1.4. Nguyên nhân vô sinh 53
4.1.5. Số lần TTTON 54
4.1.6. Phác đồ kích thích buồng trứng được sử dụng 55
4.1.7. Phương pháp thụ tinh 55
4.1.8. Số phôi chuyển 57
4.2. phCG 58
4.2.1. Nồng độ phCG trung bình ngày thứ 14 sau chuyển phôi 58
4.2.2. Nồng độ phCG trung bình ngày thứ 16 sau chuyển phôi 59
4.2.3. Tương quan giữa nồng độ ßhCG ngày 14 và ngày 16 sau chuyển
phôi với số phôi thai làm tổ trong buồng tử cung 60
4.2.4. Giá trị của ßhCG huyết thanh trong tiên lượng số lượng phôi thai 61
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI CHỬA ĐA PHÔI TRONG TTTON 62
4.3.1. Liên quan giữa nguyên nhân vô sinh và tỷ lệ chửa đa phôi 62
4.3.2. Liên quan giữa thời gian vô sinh và tỷ lệ chửa đa phôi 62
4.3.3. Liên quan giữa số phôi chuyển trong một chu kỳ và tỷ lệ chửa đa
phôi trong TTTON 62
4.3.4. Liên quan giữa chất lượng phôi chuyển và tỷ lệ chửa đa phôi trong
TTTON 65
4.3.5. Liên quan giữa độ dày nội mạc tử cung và tỷ lệ chửa đa phôi trong
TTTON 67
KẾT LUẬN 69
KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Recent Comments