Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
Luận án Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một trong những bệnh truyền nhiễm do virus Dengue được truyền từ muỗi Aedes aegypti gây nên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh xảy ra ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn như Châu Phi, Châu Mỹ, Tây Địa Trung Hải… Tuy nhiên, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương vẫn là hai nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Ngày nay SXHD có xu hướng lan rộng ra nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trong năm 2003 chỉ có 8/10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có lưu hành dịch SXHD. Tính đến năm 2006, 10/10 quốc gia trong khu vực đã xuất hiện dịch [167].
Bệnh SXHD có nhiều trường hợp diễn biến nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp diễn biến rất phức tạp và nghiêm trọng. Trong vòng 20 năm (1980 – 1999) số trường hợp mắc đã tăng lên 5 lần so với 30 năm trước đó. Tại Việt Nam, bệnh SXHD đã trở thành một bệnh dịch lan truyền rộng rãi, là vấn đề y tế quan trọng vì tỉ lệ mắc và tử vong cao nếu chúng ta không phát hiện, xử trí đúng và phòng chống kịp thời [36], [69], [124], [166]. Năm 1999, chương trình Quốc gia phòng chống bệnh SXHD tại Việt Nam đã triển khai với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, không để dịch xảy ra và xã hội hóa hoạt động phòng chống SXHD [86]. Từ khi triển khai chương trình đến nay, thực trạng hoạt động phòng chống SXHD cho thấy số chết do SXHD có chiều hướng giảm nhưng số mắc không giảm nhiều. Do đó, trong những năm gần đây phòng chống SXHD là vấn đề y tế được nước ta đặt lên hàng đầu, tỷ lệ mắc SXHD tập trung nhiều nhất ở khu vực phía Nam, đặc biệt là tại các tỉnh ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi thường xuyên xuất hiện bệnh quanh năm gây nguy hiểm cho cộng đồng [86].
MÃ TÀI LIỆU |
BQT.YHOC. 00214 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Cung cấp kiến thức ban đầu cho người dân để nhận biết được những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh SXHD sẽ rất có ích cho việc phòng bệnh tại cộng đồng. Nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh SXH đã thực hiện ở nước ta trong nhiều năm qua cho thấy kiến thức, thái độ của người dân trong việc phòng bệnh là không thấp nhưng thực hành phòng chống bệnh của người dân vẫn chưa cao và tỷ lệ này thay đổi ở từng địa phương. Từ kết quả nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống SXHD của người dân tại một huyện thuộc địa bàn tỉnh Bạc Liêu cho thấy thực hành phòng chống SXHD của người dân vẫn chưa cao (chiếm 60,9%) và 91,7% ổ bọ gậy tập trung trong các DCCN trong và xung quanh nhà, thái độ về phòng bệnh chỉ chiếm 53,6% [56]. Tại Bạc Liêu mặc dù đã triển khai nhiều hoạt động phòng bệnh của chương trình PCSXH quốc gia nhưng số ca mắc SXHD vẫn còn trên 1.000 ca mắc hàng năm [74], [75], [76], [77], [78], [79], cao điểm năm 2008 có 4.024 ca mắc [76]. Chính vì vậy, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu được thực hiện tại địa phương với mục tiêu tìm ra giải pháp can thiệp phù hợp nhằm giảm các chỉ số vectơ truyền bệnh trong cộng đồng. Huyện Giá Rai là một trong các huyện của tỉnh Bạc Liêu có tỷ lệ mắc SXHD cao nhất nhì trong các huyện của Bạc Liêu trong nhiều năm liền [57]. Bên cạnh đó, Giá Rai là huyện có đặc điểm bán thành thị và nông thôn nên rất dễ nhân rộng giải pháp can thiệp cho các huyện khác và thành phố. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn huyện Giá Rai để thử nghiệm can thiệp.
Câu hỏi đặt ra là tình hình dịch bệnh SXHD giai đoạn 2006 – 2012 đã diễn ra như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến tình hình gia tăng dịch bệnh SXHD ở Bạc Liêu? Giải pháp can thiệp nào là phù hợp và được cộng đồng chấp nhận trong công tác phòng chống bệnh SXHD? Sau can thiệp thử nghiệm các giải pháp tại cộng đồng thì chỉ số của giải pháp can thiệp nào đạt hiệu quả can thiệp cao? Làm thế nào để duy trì các giải pháp can thiệp sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu? Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành đưa ra thử nghiệm các giải pháp can thiệp cho huyện Giá Rai nói riêng và tỉnh Bạc Liêu nói chung. Với các lý do trên chúng tôi đã tiến hành: “Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 – 2012 và một số yếu tố liên quan.
2. Xây dựng và triển khai thử nghiệm giải pháp can thiệp tại cộng đồng góp phần hạn chế dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp và khả năng duy trì các giải pháp tại xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu sau hai năm can thiệp.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Phạm Thị Nhã Trúc, Phạm Trí Dũng (2012), “Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue – thách thức cho ngành y tế”, Tạp chí Y học Thực hành, Vol 3(814), tr. 58 – 61.
2. Phạm Thị Nhã Trúc (2012), “Hoạt động của Cộng tác viên chương trình phòng chống SXH tại xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu: một nghiên cứu đánh giá nhanh”, Kỷ yếu Hội nghị KHCN Quân dân Y Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ IX, tr. 684 – 692.
3. Phạm Thị Nhã Trúc, Phạm Trí Dũng (2013), “Đặc điểm dịch tễ học Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue tại Bạc Liêu, giai đoạn 2006 – 2012”, Tạp chí Y học Thực hành, Vol 10(884), tr. 94 – 98.
4. Phạm Thị Nhã Trúc, Phạm Trí Dũng (2014), “Đánh giá kết quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của người dân huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu về bệnh Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Vol 18(1), tr. 131 – 138.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Trần Hùng Biện (2012), Khảo sát ổ bọ gậy để đánh giá thành phần loài và sự phân bố của muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết tại tỉnh Bạc Liêu, 2007 – 2008, Báo cáo đề tài khoa học, Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Bạc Liêu.
2. Bộ Y tế (2000), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2000.
3. Bộ Y tế (2001), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2001.
4. Bộ Y tế (2002), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2002.
5. Bộ Y tế (2003), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2003.
6. Bộ Y tế (2004), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2004.
7. Bộ Y tế (2005), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2005.
8. Bộ Y tế (2006), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2006.
9. Bộ Y tế (2007), Báo cáo bàn giao dự án phòng chống SD/SXHD quốc gia Dự án phòng chống SD/SXHD quốc gia, chủ biên, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.
10. Bộ Y tế (2007), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2007.
11. Bộ Y tế (2008), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2008.
12. Bộ Y tế (2009), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2009.
13. Bộ Y tế (2010), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2010.
14. Bộ Y tế (2010), Quyết định về việc ban hành “Hướng dẫn xử lý ổ dịch sốt xuất huyết”, số 2497/QĐ-BYT, ngày 14/7/2010.
15. Bộ Y tế (2011), Kế hoạch hoạt động kinh phí năm 2011, Dự án phòng chống sốt xuất huyết.
16. Bộ Y tế (2011), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2011.
17. Bộ y tế (2011), Quyết định ban hành hướng dẫn chẩn đoán – điều trị sốt xuất huyết Dengue, số 458/QĐ-BYT ngày 16/02/2011.
18. Bộ y tế (2011), Quyết định về hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue, số 1499/QĐ-BYT, ngày 17/05/2011
19. Bộ Y tế (2012), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2012.
20. Bộ Y tế và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (2008), Tài liệu tập huấn: Giám sát côn trùng và phòng chống Sốt xuất huyết Dengue (dùng cho tuyến huyện).
21. Nguyễn Hữu Chí (1997), Sốt xuất huyết Dengue-Bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, trang 305-320.
22. Đặng Văn Chính (2011), Báo cáo kỹ thuật tổng kết đề tài đánh giá chương trình giám sát và kiểm sóat SXH các tỉnh phía Nam Việt Nam.
23. Cục Thống Kê Bạc Liêu (2012), Niên giám thống kê Bạc Liêu.
24. Trần Thị Cúc, Nguyễn Hữu Huệ, Lê Thế Phúc và Trần Chí Thanh (2004), “Xây dựng mạng lưới cộng tác viên trong hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại cơ sở”, Tạp chí Y học dự phòng 2004. Tập XIV, số 4 (67).
25. Cục Y tế Dự Phòng và Môi trường (2009), Phân bố số mắc, chết do sốt xuất huyết theo tháng, tỉnh/thành phố tại Việt Nam năm 2009.
26. Vũ Trọng Dược (2012), Khoảng cách phát tán tối đa của muỗi cái trưởng thành Aedes aegypti và Aedes albopictus tại khu vực thành thị, truy cập ngày 2/8/2012, tại trang web http://www.nihe.org.vn/new-vn/chuong-trinh-phong-chong-sot-xuat-huyet/1008/Khoang-cach-phat-tan-toi-da-cua-muoi-cai-truong-thanh-Aedes-Aegypti-va-Aedes-Albopictus-tai-khu-vuc-thanh-thi.vhtm.
27. Đỗ Quang Hà (2003), Virus Dengue và dịch sốt xuất huyết, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
28. Đỗ Quang Hà và Trương Uyên Ninh (2000), Giám sát virus dịch sốt xuất huyết dengue tại Việt Nam từ 1987- 1998, Tuyển tập công trình Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, NXB Y học, Hà Nội, tr. 222- 229.
29. Lê Thanh Hà (2009), “Đặc điểm dịch tễ sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue ở Nghệ An và biện pháp phòng chống”.
30. Nguyễn Quang Hải (2011), Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2010, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng.
31. Nguyễn Văn Hải, Trần Thị Tuyết Mai, Dương Đình Lưu, Đặng Thanh Xuân và Lương Thị Trong (2008), “Một số đặc điểm dịch tễ học và kết quả xét nghiệm vụ dịch sốt xuất huyết tỉnh Khánh Hòa năm 2005”, Tạp chí Y học dự phòng, Hội Y học Dự phòng Việt Nam, tập XVIII. Vol 2(94), tr. 32-38
32. Trần Văn Hai (2006), Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống SD/SXHD của người dân xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, năm 2006, Luận văn Thạc sĩ Y Tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng.
33. Đặng Thị Kim Hạnh (2007), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quần thể muỗi truyền bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue tại 2 phường Thịnh Liệt và Trần Phú, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, năm 2007, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội.
34. Trần Vinh Hiển, Trần Khánh Tiên, Trần Hữu Hoàng, Lưu Lệ Loan, Nguyễn Hữu Cường, RRJacques Boisvert, Antoine Aubin và Jean O.Lacoursière (2012), Những đặc điểm sinh thái của Aedes aegypti tại vùng Đồng bằng sông Mêkông và biện pháp phòng chống muỗi, truy cập ngày 7/8/2012, tại trang web http://www.pasteur-hcm.org.vn/ng_cuu/nckh.htm.
35. Nguyễn Thuý Hoa và và cộng sự (2005), Áp dụng rèm olyset để diệt muỗi phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại một số tỉnh phía Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương.
36. Hội Y tế Công cộng Hoa Kỳ (1997), Sổ tay kiểm soát các bệnh truyền nhiễm (Tài liệu dịch – tái bản lần 16), NXB Y học, 364-370.
37. Hội Y tế Công Cộng Tỉnh Đồng Tháp (2006), Báo cáo kết quả kiến thức, thực hành của người dân về phòng chống SD/SXHD tại xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006-2008.
38. Hội Y tế Công Cộng tỉnh Đồng Tháp (2008), Báo cáo kết quả kiến thức, thực hành của người dân về phòng chống SD/SXHD tại xã Bình Thành, Thanh Bình, Đồng Tháp (2006-2008), Báo cáo chuyên môn số 1.
39. Hội Y tế Công Cộng tỉnh Đồng Tháp (2009), Báo cáo kết quả tỷ lệ hộ gia đình có muỗi và bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước tại xã Bình Thành,Thanh Bình, Đồng Tháp (2006 -2008), Báo cáo chuyên môn số 2.
40. Hội Y tế Công Cộng tỉnh Đồng Tháp (2009), Tình hình mắc và chết vì Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue tại xã Bình Thành, Thanh Bình, Đồng Tháp (10/2006 – 03/2008), Báo cáo chuyên môn số 3.
41. Phạm Văn Hùng (2011), Hành vi phòng chống sốt xuất huyết và các yếu tố liên quan của người dân phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quảng Ngãi năm 2011, Luận văn chuyên khoa 1 Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng.
42. Vũ Thị Quế Hương, Lê Thị Quỳnh Mai, Futoshi Hasebe và Kouichi Morita (2003), Dịch tễ học phân tử các virus Dengue-4 ở Việt Nam, 1997 – 2002, truy cập ngày 11/03/2010, tại trang web http://www.pasteur-hcm.org.vn/ng_cuu/nckh.htm.
43. Trần Ngọc Hữu (2012), “Các bệnh truyền nhiễm đang bùng phát ở phía Nam Việt Nam từ 2001 – 2011”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Vol 16(3), tr. 31 – 37.
44. Hà Bá Khiêm, Trần Khánh Tiên, Đỗ Quang Hà và cộng sự (2000), Tình hình sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam và các biện pháp phòng chống, truy cập ngày 25/10/2010, tại trang web http://www.pasteur-hcm.org.vn/ng_cuu/nckh.htm.
45. Lưu Lệ Loan (2013), Giới thiệu một số biện pháp sinh học mới chống lăng quăng – muỗi Aedes aegypti hiện nay trên thế giới, truy cập ngày 3/9/2013, tại trang web http://www.pasteur-hcm.org.vn/anpham/Tapchi/22/Bai4.htm
46. Nguyễn Thị Như Mai (2007), “Dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue tỉnh Tiền Giang và kết quả phòng chống (2001-2006)”, Tập san Sở Khoa học Công Nghệ Tiền Giang. Vol 4.
47. Lê Công Minh (2011), Đánh giá hiệu quả truyền thông phòng chống SXH tại 2 xã tỉnh Tiền Giang, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Dược TPHCM.
48. Vũ Sinh Nam (2000), Phòng chống vectơ sốt xuất huyết dựa trên sự tham gia của cộng đồng và sử dụng tác nhân sinh học mới Mesocyclops, Hội nghị tổng kết phòng chống vectơ sốt xuất huyết, Nha Trang, tr. 1-20.
49. Nguyễn Phương Nga (2005), Đánh giá kết quả sau một năm hoạt động mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng có sử dụng tác nhân sinh học Mesocyclops tại xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, tháng 7/2005, Luận văn Thạc sĩ Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội.
50. Phạm Văn Ngọc (2002), Đánh giá công tác phòng chống sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng (1995-1999) tại xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Luận văn Chuyên khoa I, Trường Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội.
51. Đỗ Nguyễn Thùy Nhi (2009), Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân giữa phường có và không có triển khai hoạt động cộng tác viên tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội.
52. Trương Uyên Ninh (1997), “Giám sát bệnh sốt xuất huyết Dengue tại một số tỉnh thành miền Bắc Việt Nam 1990 – 1996”, Tạp chí vệ sinh phòng dịch. Vol 7(1), tr. 44-48.
53. Võ Thanh Pháp (2011), Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con dưới 15 tuổi về phòng chống SXH tại Thị Trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau năm 2011, Luận văn Chuyên khoa 1 Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng.
54. Nguyễn Cảnh Phú (2011), Một số đặc điểm dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue tại Nghệ An giai đoạn 2001 – 2010, truy cập ngày 1/9/2013, tại trang web http://yhth.vn/mot-so-dac-diem-dich-te-hoc-sot-xuat-huyet-dengue-tai-nghe-an-giai-doan-2001-2010_t3850.aspx.
55. Trần Đắc Phu (2001), Đặc điểm chủ yếu của bệnh sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue lưu hành tại Nam Hà và nghiên cứu sử dụng Mesocyclops trong việc phòng trừ véc tơ trên thực địa nhỏ, Luận án tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
56. Nguyễn Thanh Phương (2011), Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống SD/SXHD của người dân xã Phong Thạnh Tây B, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu năm 2011, Luận văn Chuyên khoa 1 Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng.
57. Sở Y tế Bạc Liêu (2009), Báo cáo công tác y tế năm 2008.
58. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định về việc bổ sung quyết định số 108/2007/QĐ-TTg ngày 17/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010, số 172/2008/QĐ-TTg ban hành ngày 9/12/2008.
59. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015, số 1208/QĐ-TTg ban hành ngày 4/9/2012.
60. Trần Thiện Thuần (2009), Giáo trình Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe, (Tài liệu đào tạo sau đại học), Khoa Y tế Công Cộng, ed, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
61. Nguyễn Lệ Thủy (2010), Thực trạng kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue của người dân xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, năm 2009, Luận văn chuyên khoa I, Trường Đại học Y tế Công Cộng, tr. 56-57.
62. Nguyễn Kim Tiến (2001), Giám sát dịch tễ học, virút học và côn trùng học, dự báo dịch SD/SXHD của khu vực phía Nam từ 1998 đến 2001, truy cập ngày 10/2009, tại trang web http://www.pasteur-hcm.org.vn/ng_cuu/nckh.htm.
63. Nguyễn Kim Tiến, Đỗ Quang Hà, Trần Khánh Tiến và Lương Chấn Quang (2000), “Giám sát dịch tễ học, vi rút học, côn trùng học và dự báo dịch SXHD ở khu vực phía Nam 1998-1999”, Tuyển tập công trình Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tr. 230- 237.
64. Nguyễn Kim Tiến, Vũ Sinh Nam, Nguyễn Hữu Cường và Nguyễn Trọng Toàn (2003), Nghiên cứu xây dựng mô hình phòng chống SXH Dengue dựa trên sự tham gia của cộng đồng và sử dụng tác nhân sinh học Mesocylops tại Kiên Giang, truy cập ngày 10/2010, tại trang web http://www.pasteur-hcm.org.vn/ng_cuu/nckh.htm.
65. Nguyễn Thị Kim Tiến, Lương Chấn Quang, Nguyễn Trọng Toàn, Nguyễn Ngọc Anh Tuấn và Khâu Minh Tuấn (2000), Phân tích một số đặc điểm dịch tễ về các ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khu vực phía Nam trong năm 2000, truy cập ngày 14/05/2010, tại trang web http://www.pasteur-hcm.org.vn/ng_cuu/nckh.htm.
66. Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyễn Trọng Toàn, Lương Chấn Quang và Vũ Thị Quế Hương (2002), “Hiệu quả và tính khả thi của mô hình cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết tại xã Hương Mỹ Tỉnh Bến Tre”, Tạp chí Y học dự phòng 2004, Tập XIV. Vol 4(67).
67. Trần Văn Tiến, Trịnh Quân Huấn, Vũ Sinh Nam, Nguyễn Thị Kim Tiến, Đỗ Quang Hà và Trương Uyên Ninh (2000), Tình hình bệnh SD/SXHD ở Việt Nam, Hội nghị Quốc tế về sốt rét và các bệnh nhiệt đới, tr. 157.
68. Trần Văn Tiến, Hoàng Thuỷ Nguyên, Nguyễn Chác Tiến, Vũ Sinh Nam, Nguyễn Hữu Tâm, Nguyễn Thu Yến và Nguyễn Thúy Hoa (1992), “Tình hình bệnh SD/SXHD trong những năm gần đây và khuyến nghị chiến lược phòng chống”, Tạp chí vệ sinh phòng dịch, tập II. Vol 4(8), tr. 45-53.
69. Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (2002), Hướng dẫn giám sát Dengue và phòng chống véc tơ, NXB Y học, Hà Nội, 5-21.
70. Phạm Thị Nhã Trúc (2012), “Hoạt động của Cộng tác viên chương trình phòng chống SXH tại xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu: một nghiên cứu đánh giá nhanh”, Kỷ yếu Hội nghị KHCN Quân dân Y Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ IX, tr. 684 – 692.
71. Phạm Thị Nhã Trúc (2011), “Kiến thức, thực hành của học sinh cấp II tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu về phòng bệnh SXH năm 2010”, Tạp chí Y học Thực hành. Vol 8(778), tr. 56 – 59.
72. Phạm Thị Nhã Trúc (2012), “Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue – thách thức cho ngành y tế”, Tạp chí Y học Thực hành. Vol 3(814), tr. 58 – 61.
73. Phạm Thị Nhã Trúc, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Văn Chính và Phạm Trí Dũng (2012), “Xác định ổ lăng quăng nguồn và kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết: đánh giá ban đầu cho công tác truyền thông”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Vol 16(3).
74. Trung tâm Y tế Dự Phòng tỉnh Bạc Liêu (2007), Báo cáo ca bệnh sốt Dengue/SXH Dengue tại tỉnh Bạc Liêu năm 2006.
75. Trung tâm Y tế Dự Phòng tỉnh Bạc Liêu (2008), Báo cáo ca bệnh sốt Dengue/SXH Dengue tại tỉnh Bạc Liêu năm 2007.
76. Trung tâm Y tế Dự Phòng tỉnh Bạc Liêu (2009), Báo cáo ca bệnh sốt Dengue/SXH Dengue tại tỉnh Bạc Liêu năm 2008.
77. Trung tâm Y tế Dự Phòng tỉnh Bạc Liêu (2010), Báo cáo ca bệnh sốt Dengue/SXH Dengue tại tỉnh Bạc Liêu năm 2009.
78. Trung tâm Y tế Dự Phòng tỉnh Bạc Liêu (2011), Báo cáo ca bệnh sốt Dengue/SXH Dengue tại tỉnh Bạc Liêu năm 2010.
79. Trung tâm Y tế Dự Phòng tỉnh Bạc Liêu (2012), Báo cáo ca bệnh sốt Dengue/SXH Dengue tại tỉnh Bạc Liêu năm 2011.
80. Trung tâm Y tế Dự Phòng tỉnh Bạc Liêu (2013), Báo cáo ca bệnh sốt Dengue/SXH Dengue tại tỉnh Bạc Liêu năm 2012.
81. Trường Đại học Y tế Công Cộng (2012), Phương pháp nghiên cứu kết hợp.
82. Trường Đại học Y tế Công Cộng và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh dịch Hoa Kỳ (2012), Tài liệu Quản lý Triển khai dự án, tr. 24 – 29.
83. Nguyễn Văn Trường (2010), Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân tại thành phố Vũng Tàu 2010, Luận văn chuyên khoa 1 Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng.
84. Nguyễn Thi Văn Văn (2009), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và các yếu tố có liên quan tới Sốt xuất huyết Dengue tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2009”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên đề KHCB -YTCC, Tập 15. Vol 1(1859 – 1779).
85. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh – Dự án quốc gia PCSXH khu vực phía Nam (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động 2007 & kế hoạch 2008 phòng chống sốt xuất huyết khu vực phía Nam.
86. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (2007), Báo cáo tổng kết hoạt động phòng chống sốt xuất huyết.
87. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo hoạt động phòng chống sốt xuất huyết khu vực phía Nam năm 2008 và kế hoạch hoạt động năm 2009.
88. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (2009), Tài liệu tập huấn tuyến huyện – Giám sát côn trùng và hướng dẫn phun thuốc phòng chống dịch SD/SXHD.
89. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (2010), Báo cáo hoạt động phòng chống sốt xuất huyết khu vực phía Nam năm 2009 và kế hoạch hoạt động năm 2010.
90. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động 2011 & kế hoạch 2012 phòng chống sốt xuất huyết khu vực phía Nam.
91. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo hoạt động phòng chống sốt xuất huyết khu vực phía nam năm 2012 và kế hoạch hoạt động năm 2013.
92. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh và Chương trình phòng chống sốt xuất huyết khu vực phía Nam (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động 2008 và kế hoạch 2009 phòng chống sốt xuất huyết khu vực phía Nam.
93. WHO (1992), Phương pháp nghiên cứu y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ học, Hà Nội, tr 89-97.
94. WHO (2001), Tài liệu hướng dẫn phòng chống Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue, NXB Y học
Recent Comments