Nghiên cứu hiệu quả phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tuỷ bằng phương pháp tập thở tự điều khiển

Nghiên cứu hiệu quả phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tuỷ bằng phương pháp tập thở tự điều khiển.Tổn thương tủy là tình trạng tủy sống bị phá hủy mà hậu quả gây ra sự thay đổi, có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn về cảm giác, vận động và chức năng tự động. Tổn thương tuỷ sống thường gặp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với một tỷ lệ mắc vào khoảng 15 đến 40 trường hợp trên 1 triệu người mỗi năm. Nguyên nhân chủ yếu của tổn thương tuỷ là do chấn thương. Theo Lali H.S. Sekhon và Michael G. Fehlings(2001)[81] ước tính tại Mỹ có khoảng 12000 ca tổn thương tuỷ mỗi năm trong đó có khoảng 4000 ca tử vong trước khi được đưa đến viện và 1000 ca tử vong tại bệnh viện, chi phí cho điều trị lên tới hàng trăm triệu đô la. Tại Pháp tỷ lệ mắc mới vào khoảng 1000 ca mỗi năm và tỷ lệ mắc ở nam gấp từ 2 đến 3 lần so với nữ [34]. Ớ Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng chỉ riêng tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2008 – 2010, Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận điều trị khoảng 550 bệnh nhân bị tổn thương tuỷ sống trong đó chủ yếu là tổn thương tuỷ cổ và tuỷ ngực [9]. Theo số liệu các thống kê dịch tễ học thì tỷ lệ tổn thương tuỷ sống do chấn thương gặp chủ yếu ở độ tuổi lao động (từ 18 đến 50 tuổi) do vậy thiệt hại về kinh tế là rất lớn [9], [62], [81] .

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00319

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Tổn thương tuỷ sống là một trong những căn bệnh ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng cuộc sống của người bệnh do tính chất đa tổn thương và được mô tả như một bệnh ít khả năng chữa được. Ngày nay cùng với sự phát triển của những tiến bộ y học, qua rất nhiều các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nhiều tác giả nhận thấy những bệnh nhân tổn thương tuỷ sống nếu được điều trị đúng cách, phục hồi chức năng sớm và kịp thời thì họ có thể sống một cuộc sống như người bình thường. Nhiều trung tâm điều trị tổn thương tuỷ được thành lập tại các nước phát triển nhằm giải quyết tốt nhất những hậu quả nặng nề mà căn bệnh này để lại.Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển việc điều trị bệnh nhân tổn thương tuỷ sống chưa được quan tâm đầy đủ vì nhiều lý do trong đó yếu tố kinh tế, những đòi hỏi về cơ sở hạ tầng, nhóm đa chuyên ngành cho việc điều trị.. .là những lý do cơ bản.

Là một loại ton thương thần kinh đặc biệt, bên cạnh biểu hiện lâm sàng liệt 2 chi dưới hoặc liệt tứ chi thì với mức tổn thương từ khoanh tủy T6 trở lên còn ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng hô hấp của người bệnh do tổn thương giảm hoặc mất sức mạnh, sự bền bỉ của các cơ hô hấp mà hậu quả thể dẫn đến tử vong hoặc những bệnh lý hô hấp mạn tính. Những biến chứng hô hấp là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Do vậy đây là một vấn đề rất được chú trọng tại các trung tâm điều trị tổn thương tuỷ ở các nước phát triển [20]. Tại Việt Nam việc chăm sóc hô hấp cho bệnh nhân tổn thương tuỷ sống cũng đã bắt đầu được quan tâm, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá chức năng hô hấp, cũng như nghiên cứu giải pháp can thiệp phục hồi chức năng cho những đối tượng bệnh nhân này. Thêm vào đó, trên thực tế vấn đề này hiện đã và đang là một nhu cầu, nguyện vọng chính đáng đòi hỏi cần được chăm sóc và phục hồi chức năng đúng mức, những thách thức mới trong phục hồi chức năng tổn thương tủy mà ngành Phục hồi chức năng Việt Nam hiện nay phải đối mặt đó là vấn đề cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh một cách toàn diện trong đó bao gồm việc cải thiện chức năng hô hấp. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu hiệu quả phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tuỷ bằng phương pháp tập thở tự điều khiển” nhằm mục tiêu:

1. Nghiên cứu chức năng hô hấp ở bệnh nhân bị chấn thương tuỷ sống sau giai đoạn choáng tuỷ.

2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp tập thở tự điều khiển trong phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân chấn thương tuỷ sống. 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Giải phẫu chức năng cột sống – tuỷ sống, sinh bệnh học và phân loại tổn

thương tủy sống do chấn thương 3

1.1.1. Giải phẫu chức năng cột sống- tủy sống 3

1.1.2. Sinh bênh học của tổn thương tủy sống do chấn thương 7

1.1.3. Mức tổn thương và phân loại tổn thương tuỷ sống 12

1.2. Sinh lý hô hấp và mối liên quan giữa mức tổn thương tủy sống và chức

năng hô hấp 26

1.2.1. Sinh lý hô hấp 26

1.2.2. Liên quan giữa mức tổn thương tủy sống và chức năng hô hấp 31

1.3. Vấn đề phục hồi chức năng tổn thương tuỷ sống và các nghiên cứu liên quan.. 34

1.3.1. Tổng quan phục hồi chức năng tổn thương tủy sống 34

1.3.2. Tập thở trong phục hồi chức năng hô hấp sau tổn thương tủy sống.. 38

1.3.3. Một số nghiên cứu có liên quan 42

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

2.1. Đối tượng nghiên cứu 44

2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán chấn thương tủy sống 44

2.1.2. Chẩn đoán vị trí tổn thương 45

2.1.3. Chẩn đoán mức độ tổn thương 47

2.1.4. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 48

2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 48

2.2. Phương pháp nghiên cứu 48

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 49

2.2.2. Các kỹ thuật xét nghiệm thực hiện trong nghiên cứu 50

2.2.3. Một số biến số nghiên cứu 54

2.3. Phương pháp tiến hành 55

2.4. Phương pháp đánh giá 56

2.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ tiêu lâm sàng 56

2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá tham số thông khí phổi 57

2.4.3 Tiêu chuẩn đánh giá thành phần khí máu 58

2.4.4. Đánh giá kết quả can thiệp 59

2.5. Phương pháp xử lý số liệu 60

2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 60

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 61

3.2. Các tham số lâm sàng và xét nghiệm trước can thiệp 63

3.3. Sự thay đổi các tham số lâm sàng và xét nghiệm trước và sau can thiệp. 75

Chương 4: BÀN LUẬN 85

4.1. Bàn về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 85

4.2. Các tham số lâm sàng và xét nghiệm của các đối tượng nghiên cứu trước

can thiệp 86

4.2.1. Độ giãn nở lồng ngực 86

4.2.2. Các tham số hô hấp 89

4.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở bệnh nhân chấn

thương tủy sống 94

4.2.4. Mối tương quan giữa ĐGNLN với các tham số hô hấp 97

4.2.5. Mối tương quan giữa các tham số hô hấp với FVC 98

4.2.6. Thành phần khí máu động mạch ở các đối tượng nghiên cứu trước

can thiệp 100

4.3. Các tham số lâm sàng và xét nghiệm sau can thiệp, hiệu quả của phương

pháp can thiệp 100

4.3.1. ĐGNLN 100

4.3.2. Các tham số hô hấp sau can thiệp 103

4.3.3. Sự thay đổi thành phần khí máu sau can thiệp 108

4.3.4. Hiệu quả phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân bị chấn thương tủy

sống bằng phương pháp tập thở ự điều khiển 108

4.4. Những hạn chế của đề tài 108

KẾT LUẬN 110

KIẾN NGHỊ 112

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Phương Sinh, Cao Minh Châu, Trần Hoàng Thành (2008), “Bước đầu nghiên cứu chức năng hô hấp ở bệnh nhân bị
chấn thương cột sống có liệt tủy”. Tạp chí Y học thực hành số 622.
2. Nguyễn Phương Sinh, Cao Minh Châu, Trần Hoàng Thành (2010), “Nghiên cứu tác dụng của tập mạnh cơ hô hấp đến khả năng hô hấp ở bệnh nhân liệt tứ chi”. Tạp chí Y học thực hành số 724.
3. Nguyễn Phương Sinh, Cao Minh Châu, Trần Hoàng Thành (2012), “Chức năng hô hấp và một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân sau chấn thương tủy sống”. Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, số 89, tr 241 – 247.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Cao Minh Châu (2010), “Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống”, Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, NXB Y học, Tr. 613-47.
2. Dương Xuân Đạm (1997), “Nghiên cứu một phương pháp tập luyện dưỡng sinh đối với sức khỏe cho người cao tuổi.”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học y dược, Đại học Y Hà Nội.
3. Trịnh Bỉnh Dy (2006), “Sinh lý hô hấp”, Sinh lý học, Tập 1, NXB Y học, Tr. 275-323.
4. Nguyễn Đỗ Hùng (2008), “Nghiên cứu đặc điểm tụt huyết áp tư thế ở bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do chấn thương và hiệu quả can thiệp”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Đình Hường (1996), “Sơ kết 25 năm nghiên cứu chức năng phổi người Việt Nam”, Nội san Lao và Bệnh phổi, tập 21 (Tổng hội Y Dược học Việt Nam), Tr. 125-33.
6. Nguyễn Duy Hương (1999), “Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng và áp lực bàng quang trên bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Hưởng (1975), “Phương pháp dưỡng sinh”, NXB Y học, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Hưởng, Huỳnh Uyển Liên (1986), “Phương pháp dưỡng sinh”, Trung ương Hội Y học Việt Nam.
9. Lương Tuấn Khanh, Nguyễn Thị Kim Liên (2010), “Bước đầu nghiên cứu phục hồi chức năng bàng quang thần kinh trên bệnh nhân tổn thương tủy sống”, Tạp chí Y học lâm sàng- Bệnh viện Bạch Mai, số đặc biệt, Tr. 15-21.
10. Phạm Quốc Khánh (1987), “Bước đầu đánh giá tác dụng của phương pháp tập thở tự điều khiển trên bệnh nhân dày dính màng phổi”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.11. Đoàn Hoài Linh (2004), “Bước đầu tìm hiểu về thương tật thứ cấp thường gặp ở bệnh nhân chấn thương tủy sống”, Khóa luận Cử nhân Điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
12. Ngô Quang Quyền (1993), “Tủy gai”, Bài giảng giải phẫu học, NXB Y học, Tr 231 – 299.
13. Lê Bá Thúc (1996), “Nghiên cứu thông khí phổi người bình thường và một số bệnh nhân mắc một số bệnh phổi phế quản”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học y dược, Đại học Y Hà Nội.
14. Hà Kim Trung (2005), “Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh nhân chấn thương cột sống cổ có thương tổn thần kinh tại Bệnh viện Việt Đức”, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
15. Lê Xuân Trung (1986), “Đóng góp vào điều trị chấn thương tủy cổ”, Tạp chí ngoại khoa, số 3, Tr. 135-38.
16. Nguyễn Văn Tường (1987), “Sinh lý hô hấp”, Bài giảng sinh lý học, Tập 1, NXB Y học, Tr. 75 – 88.
17. Nguyễn Văn Tường, Trần Thị Dung, Lê Bá Thúc (1996), “Tiêu chuẩn kỹ thuật đo chức năng thông khí phổi”, Nội san Lao và Bệnh phổi, Tập 21 (Tổng hội Y dược học Việt Nam), Tr. 122-4.
18. Đỗ Đào Vũ (2006), “Bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng bệnh nhân liệt tứ chi sau chấn thương cột sống cổ”, Luận văn Bác sĩ Nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/