Nghiên cứu mối liên quan giữa lực cản đường thở với độ nặng và mức độ kiểm soát hen phế quản tại khoa Nhi bệnh viện Saint Paul Hà Nội
Luận văn Nghiên cứu mối liên quan giữa lực cản đường thở với độ nặng và mức độ kiểm soát hen phế quản tại khoa Nhi bệnh viện Saint Paul Hà Nội.Hen phế quản (HPQ) là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí, đặc trưng bởi hiện tượng rối loạn thông khí tắc nghẽn.
Trong những thập niên gần đây, tỷ lệ HPQ có xu hướng gia tăng đặc biệt là ở trẻ nhỏ [37]. Đây là một trong những bệnh viêm mạn tính đường thở thường gặp nhất ở trẻ em, là vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhiều. Bệnh thường tái phát từng đợt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của trẻ.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00234 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Hiện nay ước tính trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc HPQ và có khoảng 20 vạn ca tử vong do hen [50].
Theo ISAAC (intermational Study of Asthma and Allergies in Children) tỷ lệ mắc HPQ trẻ em dao động khoảng 3-20% [46]. Tại Việt Nam tỷ lệ HPQ trẻ em khoảng 7- 8% [1].
Mặc dù HPQ đã có phác đồ điều trị chuẩn theo GINA nhưng tỷ lệ mắc và tử vong còn cao. Nguyên nhân là do việc chẩn đoán và theo dõi điều trị còn gặp nhiều khó khăn, chẩn đoán HPQ ở trẻ nhỏ chủ yếu dựa vào lâm sàng.
Để kiểm soát và điều trị HPQ có hiệu quả trước hết cần đánh giá chính xác mức độ nặng của hen. Ngày nay người ta sử dụng nhiều phương tiện để đo chức năng hô hấp nhằm đánh giá rối loạn thông khí tắc nghẽn trong HPQ, trong đó đo chức năng hô hấp bằng phế dung kế (spirometer) và đo lực cản đường thở là 2 phương pháp hiện đang được sử dụng rộng rãi.
Đánh giá chức năng hô hấp bằng phế dung kế (spirometer) là phương pháp đo thể tích và lưu lượng khí. Phương pháp này khó áp dụng ở trẻ nhỏ do đòi hỏi sự hợp tác cao của đối tượng, cần hít vào gắng sức khi tiến hành đo.
Đo lực cản đường thở bằng kỹ thuật dao động mạnh (Forced Oscillation Technique- FOT) được thực hiện ở nhịp thở bình thường, không yêu cầu sự hợp tác quá nhiều của đối tượng đo, do đó phương pháp này thường được áp dụng ở trẻ nhỏ.
Trong những năm qua trên thế giới đã có những nghiên cứu về giá trị lực cản đường thở trong việc chẩn đoán và điều trị hen phế quản [21], [24], [32], [35], [40], [51]. Ở Việt Nam những năm gần đây sau khi được Pháp tài trợ hệ thống máy đo lực cản đường thở Pumol 9 cũng có một số đề tài về vấn đề này, tuy nhiên số lượng nghiên cứu là chưa nhiều. Từ thực tế đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan giữa lực cản đường thở với độ nặng và mức độ kiểm soát hen phế quản tại khoa Nhi bệnh viện Saint Paul Hà Nội”, nhằm 2 mục tiêu cơ bản sau:
1. Tìm hiểu mối liên quan giữa lực cản đường thở và mức độ nặng của bệnh hen ở trẻ em.
2. Đánh giá mối liên quan giữa các thông số lực cản đường thở và mức độ kiểm soát bệnh hen.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU HEN PHẾ QUẢN 3
1.2. DỊCH TỄ HỌC 5
1.3. NGUYÊN NHÂN 5
1.4. SINH BỆNH HỌC CỦA HPQ 6
1.5. CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM 11
1.6. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT HPQ 16
1.7. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHÁNG TRỞ ĐƯỜNG THỞ 16
1.7.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu 16
1.7.2. Nguyên lý chung của kỹ thuật dao động mạnh 18
1.7.3. Vai trò của tần số dao động mạnh: 20
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 26
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán HPQ 26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 27
2.2.3. Nội dung nghiên cứu: 27
2.2.6. Cách tiến hành nghiên cứu 30
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu: 34
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
Phân bố bệnh nhân theo giới, tuổi, chiều cao, cân nặng 35
Giá trị lực cản, giãn xuất đường thở thì hít vào và thở ra 37 Lực cản và giãn xuất đường thở thì hít vào và thở ra theo bậc hen 43
Lực cản, giãn xuất đường thở thì hít vào và thở ra sau dự phòng hen 46
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 49
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM TRẺ NGHIÊN CỨU 49
4.2. GIÁ TRỊ VỀ KHÁNG TRỞ ĐƯỜNG THỞ 50
4.3. LỰC CẢN ĐƯỜNG THỞ THEO MỨC ĐỘ NẶNG CỦA HEN 55
4.4. MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT HEN VÀ SỨC CẢN ĐƯỜNG THỞ 57
KẾT LUẬN 59
KIẾN NGHỊ
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Năng An (2007), “Chẩn đoán và điều trị hen ở trẻ em theo GINA 2006”. “Một số tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp ở trẻ em”. Hội thảo khoa học chuyên đề 28-2-2007.
2. Nguyễn Tiến Dũng ( 2006), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng HPQ trẻ em”, Đại hội Nhi khoa Việt Nam lần thứ 18, tập 14, tr. 240 – 241.
3. Mai Văn Điển ( 2009), “Miễn dịch trong HPQ”, Miễn dịch học, NXB Y học, chi nhánh TPHCM, tr. 136 – 144.
4. Trịnh Thị Thanh Huyền (2008), “Bước đầu đánh giá chức năng thông khí ở trẻ hen phế quản bằng phương pháp đo kháng trở đường thở tại khoa hô hấp nhi bệnh viện SaintPaul Hà Nội”, luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, trường Đại học Y Hà Nội.
5. Vũ Thị Thúy Lan (2008), “Đo lực cản đường thở để thăm dò chức năng hô hấp trên trẻ bị hen phế quản và trẻ em bình thường bằng phương pháp dao động chu kỳ áp lực mạnh”.
6. Bộ môn Nhi- Trường đại học Y Hà Nội (2009), Bài giảng Nhi khoa, tập 1, hen phế quản, nhà xuất bản y học, trang 403 -413.
7. Trần Quỵ (2008), “Những hiểu biết cơ bản về hen trẻ em” Tạp chí y học lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, số 26, tháng 3- 2008, trang 4- 7.
8. Nguyễn Duy Thắng (2007), “Lực cản đường thở ở trẻ em bình thường từ 6- 10 tuổi và trẻ hen phế quản tại bệnh viện SaintPaul Hà Nội ”, luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, trường Đại học Y Hà Nội.
9. Đào Minh Tuấn, Lê Hồng Hanh (2002), “Một số nhận xét về bệnh nhi hen phế quản vào điều trị tại khoa hô hấp A16 bệnh viện Nhi Trung Ương”, đề tài nghiên cứu khoa học, bệnh viện Nhi Trung ương.
10. Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Duy Thắng, Vũ Thị Thúy Lan (2007), “Sức cản đường thở ở trẻ hen phế quản từ 6-10 tuổi điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Saint – Paul”. Tạp chí Nghiên cứu Y học, phụ trương tập 55, số 6, tr 81- 87.
11. Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Thu Thùy (2012), “Mối liên quan giữa các thông số về lực cản đường thở và mức độ kiểm soát bệnh ở trẻ hen phế quản từ 3 đến 6 tuổi”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 393, số 1, năm 2012, trang 102 – 106.
Recent Comments