Nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em
Nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Não úng thủy (tràn dịch não), là một trong các bệnh lý được mô tả rất sớm ngay từ thời Hippocrates (thế kỷ V trước Công nguyên). Đến nay bệnh gây không ít sự chú ý và vẫn là một thách thức các thầy thuốc y học trên Thế giới [1],[2]. Não úng thuỷ là một bệnh thường gặp trong bệnh lý hệ thần kinh trung ương. Bệnh có thể gặp ở mọi dân tộc, mọi quốc gia và mọi lứa tuổi do hai nhóm căn nguyên bẩm sinh và mắc phải gây nên.
MÃ TÀI LIỆU |
TONGHOP.2015.0148 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Tần số mắc não úng thủy bẩm sinh ở các nước châu Âu trung bình khoảng 0,5-0,8/1000 lần sinh [3],[4]. Bệnh có xu hướng ngày càng tăng, tần suất mắc hiện nay cao hơn cả hội chứng Down.
Tỷ lệ trẻ não úng thuỷ từ các căn nguyên mắc phải có xu hướng giảm do các biện pháp can thiệp dự phòng nhiễm khuẩn thần kinh và chảy máu não ở trẻ em ngày càng được quan tâm.
Ở Hoa Kỳ tỷ lệ mắc não úng thủy bẩm sinh là 3/1000 trẻ đẻ sống. Mỗi năm có khoảng 38.200-39.900 trẻ nhập viện chiếm khoảng 0,6% tất cả trường hợp bệnh nhi vào bệnh viện, với 319.000-433.000 ngày nằm viện. Chi phí hàng năm cho điều trị não úng thủy khoảng 1,4-2 tỷ đô la Mỹ chiếm 3,1% tổng viện phí cho tất cả trẻ em [5].
Hiện nay trẻ mắc não úng thuỷ hầu hết được điều trị bằng phẫu thuật đặt ống dẫn lưu não thất (VP) hoặc sử dụng kỹ thuật mổ nội soi thông sàn não thất III (ETV). Nhờ có các phương pháp điều trị này, tỷ lệ tử vong đã giảm từ 54% xuống còn 5%, cải thiện đáng kể sự chậm phát triển trí tuệ ở trẻ do bệnh gây ra từ 62% xuống dưới 30% [6].
Theo Nguyễn Quang Bài tần suất mắc bệnh ở trẻ em Việt Nam tương đương với các nước khác trên thế giới. Trẻ trai và gái mắc bệnh như nhau [7]. Thống kê của chúng tôi tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong hai năm từ 2005 đến 2007 tỷ lệ mắc các dị tật não là 1,5%0 số trẻ nhập viện trong đó dị tật não úng thuỷ chiếm 21,9%, đây là dị tật có tỷ lệ mắc cao trong các dị tật não [8].
Căn nguyên gây bệnh não úng thủy rất đa dạng, thường xếp thành hai nhóm căn nguyên chính là: bẩm sinh hoặc mắc phải. Tuy nhiên mỗi căn nguyên lại có các mức độ tổn thương não khác nhau, hình ảnh lâm sàng cũng khác nhau và chính những điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho việc lựa chọn phương pháp can thiệp điều trị cũng như tiên lượng bệnh.
Não úng thủy ở trẻ em nếu không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ gây tử vong và tàn phế. Điều đáng quan tâm của cha mẹ, thầy thuốc cũng như của toàn xã hội là cơ hội sống sót, mức độ phát triển tâm thần-vận động của trẻ và khả năng hòa nhập của trẻ trong cộng đồng như thế nào? Để giải quyết vấn đề này các thầy thuốc trên thế giới liên tục đưa ra các phương pháp điều trị can thiệp cũng như cải tiến các thiết bị điều chỉnh dòng chảy của dịch não-tủy. Hiện nay hai phương pháp tối ưu được thực hiện rộng rãi trên thế giới là phương pháp dẫn lưu não thất-ổ bụng và phương pháp phẫu thuật nội soi thông sàn não thất III.
Từ 1978 Việt Nam thực hiện phẫu thuật điều trị não úng thủy theo phương pháp dẫn lưu não thất-ổ bụng. Năm 2004, Việt Nam bắt đầu áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi thông sàn não thất III ở một số trung tâm phẫu thuật thần kinh. Các kỹ thuật phẫu thuật trong điều trị não úng thủy đều nhằm mục đích làm giảm thể tích và áp lực dịch não-tủy trong hộp sọ, phục hồi thể tích và khối lượng nhu mô não.
Phẫu thuật dẫn lưu dịch não-tủy theo phương pháp dẫn lưu não thất-ổ bụng vẫn đang được thực hiện phổ biến ở Việt Nam đã làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như góp phần cải thiện đáng kể tình trạng phát triển thể chất, phát triển tâm thần-vận động của trẻ não úng thủy. Tuy nhiên đến nay một số vấn đề như: căn nguyên, đặc điểm lâm sàng của bệnh, biến chứng và hiệu quả lâu dài của phương pháp dẫn lưu não thất-ổ bụng vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương” nhằm giải quyết hai mục tiêu sau:
1. Mô tả một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng và hình thái tổn thương não qua chan đoán hình ảnh trong bệnh não úng thuỷ ở trẻ em.
2. Đánh giá sự phát triển thể chất, tâm thần-vận động của trẻ não úng thủy sau điều trị bằng phương pháp dẫn lưu não thất-ổ bụng.
Recent Comments