Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não ở trẻ viêm màng não nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não ở trẻ viêm màng não nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Viêm màng não nhiễm khuẩn (VMNNK: Bacterial Meningitis) là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương gây nên bởi các vi khuẩn có khả năng sinh mủ xâm nhập vào màng não, thường gặp nhất ở trẻ em, nhiều nhất là ở lứa tuổi dưới 3 tuổi, tỷ lệ tử vong và di chứng khá cao [1], [42], [44]. Theo số liệu tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2007, tỉ lệ tử vong trong số trẻ mắc VMNNK là 7%. Việc điều trị còn gặp những khó khăn do chẩn đoán muộn, tình trạng kháng kháng sinh, cũng như các biến chứng của bệnh. Để xác định bệnh, cần chọc dò tuỷ sống để xét nghiệm dịch não tủy. Xét nghiệm dịch não tủy giúp chúng ta chẩn đoán bệnh và căn nguyên gây bệnh cũng như tiên lượng bệnh. Tuy nhiên, để biết được các tổn thương não cũng như các biến chứng nội sọ của VMNNK – đặc biệt là để chẩn đoán sớm – cần có sự trợ giúp của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
Chụp CT sọ não thường được sử dụng để xác định và theo dõi các biến chứng của VMNNK như giãn não thất, tràn dịch-mủ dưới màng cứng, nhồi máu và cũng như áp xe não và viêm não thất, đặc biệt để xác định những biến chứng đòi hỏi sự can thiệp của phẫu thuật thần kinh kịp thời [23], [37], [38].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00044 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Một số biến chứng như giãn não thất, tràn dịch-mủ dưới màng cứng, viêm não, áp xe não có thể được đánh giá tốt với chụp cắt lớp vi tính (CLVT) và siêu âm qua thóp ở trẻ nhỏ (do thóp trước còn chưa liền). Biến đổi bất thường trong quá trình điều trị được phát hiện qua chụp cắt lớp vi tính là 53,6%. Tuy nhiên, ưu điểm của cộng hưởng từ (CHT) so với các kỹ thuật khác như CLVT là có độ nhậy hơn trong trường hợp nghi ngờ để có thể phát hiện sớm hơn các biến chứng của VMNNK vì chụp CHT (Trục T1W) có dùng thuốc tương phản, mô tả rõ được sự tăng ngấm thuốc của màng não, sự rộng khoang dưới nhện và sự rộng của rãnh giữa các bán cầu. Và hình ảnh CHT cũng cho phép xác định một số trường hợp bệnh lý não, màng não do khối u, bệnh sarcoidosis, xuất huyết, và các rối loạn viêm không do nhiễm trùng khác [38].
Theo nghiên cứu của Jacob L. Jaremko và cộng sự [39] thì những biến chứng của VMN được phát hiện qua chụp CHT là tăng ngấm thuốc màng não (78%); nhồi máu (52%); tràn dịch-mủ dưới màng cứng (35%); và giãn não thất (32%).
Tại Việt Nam, VMNNK vẫn còn là bệnh nhiễm trùng thần kinh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên còn rất ít các nghiên cứu mô tả các tổn thương trong VMNNK bằng chụp CHT. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não ở trẻ viêm màng não nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng ở trẻ viêm màng não nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Mô tả một số đặc điểm tổn thương hình ảnh cộng hưởng từ sọ não của viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14
1.1. ĐỊNH NGHĨA BỆNH VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN, CẤU TRÚC
MÀNG NÃO VÀ SINH LÝ DỊCH NÃO TUỶ 14
1.1.1. Định nghĩa 14
1.1.2. Cấu trúc màng não 14
1.1.3. Sinh lý dịch não tủy 15
1.2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN 18
1.2.1. Dịch tễ học 18
1.2.2. Tình hình bệnh VMNNK trên Thế giới và tại Việt nam 19
1.2.3. Tần suất gặp các vi khuẩn gây VMNNK theo tuổi 21
1.2.4. Các yếu tố thuận lợi 24
1.3. BỆNH SINH 25
1.4. GIẢI PHẪU BỆNH 26
1.5. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM MÀNG
NÃO NHIỂM KHUẨN 27
1.5.1. Triệu chứng lâm sàng 27
1.5.2. Cận lâm sàng 29
1.5.3. Chẩn đoán 30
1.5.4. Biến chứng, di chứng 32
1.5.5. Điều trị 34
1.5.6. Diễn biến và tiên lượng 37
1.5.7. Phòng bệnh 37
1.6. CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO VÀ ỨNG DỤNG TRÊN LÂM SÀNG ….39
1.6.1. Lịch sử máy CHT 39
1.6.2. Nguyên lý và kỹ thuật chuỗi xung 39
1.6.3. Ứng dụng trên lâm sàng 41
1.6.4. Máy chụp CHT tại Bệnh viện Nhi Trung ương 43
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 44
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm màng não nhiễm khuẩn 44
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 44
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 45
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 45
2.2.3. Nội dung nghiên cứu 45
2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu 47
2.2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin 49
2.2.6. Xử lý số liệu 49
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG 50
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ 50
3.1.2. Các triệu chứng lâm sàng 53
3.1.3. Xét nghiệm máu 55
3.1.4. Xét nghiệm DNT 57
3.1.5. Kết quả điều trị 61
3.2. HÌNH ẢNH CHT SỌ NÃO BIẾN ĐỔI TRONG VMNNK 62
3.2.1. Một số biến đổi hình ảnh CHT sọ não 63
3.3.2. Một số biến chứng có chỉ định can thiệp ngoại khoa 69
Chương 4: BÀN LUẬN 70
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG 70
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ 70
4.1.2. Các triệu chứng lâm sàng 71
4.1.3. Xét nghiệm máu 74
4.1.4. Xét nghiệm dịch não tủy 76
4.1.5. Kết quả điều trị 78
4.2. HÌNH ẢNH CHT SỌ NÃO BIẾN ĐỔI TRONG VMNNK 79
4.2.1. Tãng ngấm thuốc màng não 80
4.2.2. Rộng khoang dưới nhện 80
4.2.3. Tụ dịch dưới màng cứng 81
4.2.4. Viêm não thất 81
4.2.5. Giãn não thất 82
4.2.6. Phù não 82
KÉT LUẬN 84
KIÉN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TIẾNG VIỆT
1. Phạm Nhật An (2009), “Viêm màng não mủ”, Bài giảng Nhi khoa tập 2, Trường Đại học y Hà nội – Bộ môn nhi, Nhà xuất bản y học, tr. 278-285.
2. Lê Thanh Bình và Nguyễn Thị Nhƣ Ý (1994), “Tình hình viêm màng não nhiễm khuẩn trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện Trung ƣơng Huế qua 5 năm 1989-1993”, Kỷ yếu công tình Nhi khoa – Hội Nhi khoa miền Trung lần thứ 3, tr. 113-122.
3. Trịnh Bình (2007), “Hệ thần kinh”, Mô phôi, Nhà xuất bản y học, Trƣờng Đại học y Hà Nội, tr. 242-256.
4. Jacques Clarisse, Nguyễn Thi Hùng và Phạm Ngọc Hoa (2008), “Hình ảnh học sọ não X quang cắt lớp điện toán, cộng hƣởng từ “, Nhà xuất bản y học, tr. 218-230.
5. Hoàng Văn Cúc và Nguyễn Văn Huy (2006), “Đại cƣơng về hệ thần kinh, màng não tủy”, Giải phẫu người, Nhà xuất bản y học, Trƣờng Đại học y Hà Nội, tr. 313-321.
6. Bùi Đại (2009), “Viêm màng não mủ”, Bệnh học truyền nhiễm, Nhà xuất bản y học, tr. 172-184.
7. Phạm Văn Dũng và Nguyễn Thị Mỹ Phƣợng (1997), “Tình hình bệnh VMNM trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định qua 5 năm 1992-1996”, Hội Nhi khoa Việt nam. 6(1), tr. 25-31.
8. Trƣơng Thị Mai Hồng (2012), Nghiên cứu tình trạng rối loạn điện giải, hội chứng tiết bất hợp lý Hormon chống bài niệu, hội chứng mất muối não trong nhiễm trùng thần kinh cấp ở trẻ em, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học y Hà nội.9. Bùi Vũ Huy và Nguyễn Thanh Liêm (2008), “Nghiên cứu các biến chứng của bệnh viêm màng não mủ trẻ em bằng chụp cắt lớp vi tính”, Tạp chí nghiên cứu y học, phụ trương số 4, tr. 233-238.
10. Nguyễn Văn Lâm và Phạm Nhật An (2009), “Nghiên cứu tính nhạy cảm và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm màng não mủ ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng”, Tạp chí nhi khoa tập 2. số 3&4, tr. 125-132.
11. Trần Thị Thanh Nhàn (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng bệnh VMN NK ở trẻ em trên một tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận văn thạc sỹ y học, Trƣờng Đại học y Hà Nội, Hà Nội.
12. Lê Văn Phƣớc (2011), “Cộng hƣởng từ sọ não”, Nhà xuất bản y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 7-12.
13. W. Michael Scheld, Trần Tất Thắng và Xuân Ngọc (2004), “Viêm màng não do vi khuẩn, áp xe não và các bệnh nhiễm khuẩn trong sọ có mủ khác”, Các nguyên lý y học nội khoa Harrison, tập 5, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 288-317.
14. Hoàng Sơn (2008), Nghiên cứu hình ảnh tổn thương não trong bệnh Viêm màng não mủ ở trẻ em bằng chụp cắt lớp vi tính, Luận văn thạc sĩ y học, Trƣờng Đại học y Hà Nội, Hà Nội.
15. Phạm Thị Sửu và Bùi Vũ Huy (1997), “Tình hình bệnh truyền nhiễm trong 5 năm 1991-1995 tại Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em”, Nhi Khoa. 6(3), tr. 90-97.
16. Phạm Thị Sửu và Nguyễn Văn Lâm (2000), “Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng theo căn nguyên viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em”, Nhi khoa – Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học năm 2000. Nhà xuất bản y học, tr. 391-395.17. Đông Thị Hoài Tâm (2008), “Viêm màng não mủ”, Bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Đại
học y dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh-Bộ môn nhiễm, tr. 183-199.
18. Vũ Thị Việt, Phạm Nhật An và Lê Phúc Phát (2000), “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ tử vong do viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em”, Nhi khoa kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học năm, tr. 396-405.
19. Bùi Xuân Vĩnh (1999), “Nhận xét về sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em”, Hội thảo Nhi khoa GRALL lần thứ 1, tr. 259-26
Recent Comments