Nghiên cứu phát hiện hội chứng Klinefelter trong chẩn đoán trước sinh và sau sinh

Luận văn Nghiên cứu phát hiện hội chứng Klinefelter trong chẩn đoán trước sinh và sau sinh.Những năm gần đây, vô sinh (VS) là một trong những vấn đề sức khỏe sinh sản gây ảnh hưởng tới cuộc sống hạnh phúc của rất nhiều cặp vợ chồng và là mối quan tâm của toàn xã hội. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 15% cặp vợ chồng VS, trong đó tỷ lệ VS do nam giới là 35% – 40% và tỷ lệ này cũng tương đương với VS do nữ giới.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00210

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

VS nam giới thường gặp nhất là không có tinh trùng (KCTT) hoặc ít tinh trùng (ITT) do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong số người nam VS KCTT không do tắc nghẽn có 10% – 15% trường hợp là có bất thường di truyền và có khoảng 5% trường hợp ITT là có bất thường về mặt di truyền [8]. Rối loạn vật chất di truyền gây KCTT và ITT hay gặp nhất là hội chứng Klinefelter (Klinefelter Syndrome – KS) với tỷ lệ 1/500 – 1/1000 trẻ sơ sinh nam. Mất đoạn nhỏ trên NST Y là nguyên nhân chủ yếu đứng thứ 2 sau KS gây không có hoặc suy giảm tinh trùng mức độ nặng ở các bệnh nhân nam VS. KS hay hội chứng 47,XXY là loại bất thường nhiễm sắc thể (NST) giới hay gặp nhất và là nguyên nhân chủ yếu gây thiểu năng sinh dục và VS ở nam giới. Tuy nhiên, do biểu hiện của KS rất đa dạng và thường không đặc hiệu nên thường không phát hiện được KS ngay từ nhỏ, KS chỉ được chẩn đoán vào thời kỳ thiếu niên hoặc tuổi trưởng thành hoặc thậm chí có khi không được chẩn đoán. Trong sàng lọc trước sinh bằng siêu âm hoặc bằng sản phẩm thai trong huyết thanh mẹ thường không có dấu hiệu đặc trưng cho KS và việc chẩn đoán trước sinh gặp nhiều khó khăn. Lúc sơ sinh thường không phát hiện được vì thường không có dị tật trầm trọng, hoặc có thể có các dị tật phối hợp biểu hiện ở cơ quan sinh dục ngoài như tinh hoàn lạc chỗ, lỗ đái lệch thấp hay dương vật kém phát triển. Đến tuổi dậy thì biểu hiện lâm sàng của KS cũng rất mơ hồ: tinh hoàn teo nhỏ, chắc, dáng người giống nữ và thường có chứng vú to [1]. Định lượng nồng độ FSH tăng cao và thường không có tinh trùng. Trên thực tế, người nam KS thường ít được phát hiện bệnh sớm, trừ trường hợp là thể điển hình, trong khi việc điều trị triệu chứng có hiệu quả nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị can thiệp kịp thời ở giai đoạn trước dậy thì, lứa tuổi 11-12 bằng bổ sung nội tiết tố testosterol và các liệu pháp điều trị phối hợp. Nam giới có KS thường được chẩn đoán muộn khi đã lấy vợ và đi khám bệnh do VS, KCTT. Có nhiều cặp vợ chồng điều trị VS nhiều năm không có kết quả do không tìm được căn nguyên, mà thực chất là người chồng bị KS. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về KS và chưa có nghiên cứu nào về chẩn đoán KS trước sinh.

Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phát hiện hội chứng Klinefelter trong chẩn đoán trước sinh và sau sinh ” với 2 mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm karyotyp và các dạng đột biến AZFa, b, c trên NST Y ở bệnh nhân Klinefelter.

2. Nhận xét kết quả sàng lọc ở các thai mắc hội chứng Klinefelter.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 11

1.1. Khái quát về hội chứng Klinefelter 11

1.2. Tần suất của hội chứng Klinefelter 14

1.3. Tình hình nghiên cứu về hội chứng Klinefelter 15

1.4. Nguyên nhân của hội chứng Klinefelter 17

1.5. Mất đoạn nhỏ trên NST Y ở nam giới không có tinh trùng và mối liên

quan với hội chứng Klinefelter 18

1.6. Bệnh học hội chứng Klinefelter 24

1.7. Chẩn đoán hội chứng Klinefelter 27

1.7.1. Nhóm chẩn đoán sau sinh 27

1.7.2. Nhóm chẩn đoán trước sinh 27

1.8. Điều trị cho bệnh nhân hội chứng Klinefelter 36

1.9. Tiên lượng của hội chứng Klinefelter 38

1.10. Tư vấn và lời khuyên di truyền 38

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1. Địa điểm nghiên cứu 39

2.2. Đối tượng nghiên cứu 39

2.3. Phương pháp nghiên cứu 40

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 40

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 40

2.3.3. Tiến trình nghiên cứu 41

2.4. Xử lý và phân tích số liệu 48

2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài 48

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49

3.1. Đặc điểm bệnh nhân hội chứng Klinefelter trong nhóm sau sinh 49

3.1.1. Tuổi phát hiện thời gian vô sinh, nghề nghiệp và địa chỉ 49

3.1.2. Đặc điểm tuổi bố mẹ của bệnh nhân Klinefelter 54

3.1.3. Một số biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân Klinefelter 55

3.1.4. Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ, di truyền tế bào và ADN 57

3.2. Một số đặc điểm của nhóm thai phụ trong chẩn đoán trước sinh 58

3.2.1. Đặc điểm tuổi mẹ và tuổi thai Klinefelter trong nhóm chẩn đoán

trước sinh 58

3.2.2. Chẩn đoán trước sinh của các thai phụ 59

3.2.3. Kết quả sàng lọc của thai phụ mang thai Klinefelter 60

3.3. Một số hình ảnh trong nghiên cứu 66

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 70

4.1. Nhóm bệnh nhân hội chứng Klinefeter chẩn đoán sau sinh 70

4.1.1. Tuổi phát hiện, nghề nghiệp, địa chỉ của các bệnh nhân Klinefeter .. 70

4.1.2. Đặc điểm tuổi bố mẹ của bệnh nhân Klinefeter 73

4.1.3. Lý do đến khám và một số biểu hiện lâm sàng bệnh nhân

Klinefelter 73

4.1.4. Kết quả xét nghiệm NST lập karyotyp và phát hiện mất đoạn AZF

a, b, c trên NST Y bằng kỹ thuật M-PCR 75

4.2. Nhóm chẩn đoán và sàng lọc trước sinh hội chứng Klinefelter 79

4.2.1. Tỷ lệ thai Klinefeter trong chẩn đoán trước sinh 79

4.2.2. Giá trị của các yếu tố sàng lọc 80

KẾT LUẬN 84

KIẾN NGHỊ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Quán Anh, Nguyễn Bửu Triều (2009), Bệnh học giới tính nam, Nhà xuất bản Y học, tr. 240, 257-271.
2. Bộ y tế (2012), Báo cáo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2010, Hà Nội.
3. Phan Thị Hoan, Lƣơng Thị Lan Anh (2006), “Đặc điểm lâm sàng bộ phận sinh dục ngoài và di truyền tế bào ở bệnh nhân có hội chứng Klinefelter”, Tạp chí Y học – Đại học Y Hà Nội, số 40(1), tr. 18 – 22.
4. Trần Văn Khoa, Trần Thị Thu Huyền, Quản Hoàng Lâm (2010), “Phát hiện vi đứt đoạn nhiễm sắc thể Y ở bệnh nhân vô sinh nam bằng kỹ thuật Multiplex PCR”, tạp chí Y – Dược học quân sự, số 35, tr. 12-15.
5. Trần Thị Phƣơng Mai (2001), “Tình hình điều trị vô sinh bằng kỹ thuật cao”, Báo cáo tại hội thảo Tình hình điều trị vô sinh và TTTON, Bộ Y tế và UNFPA, Đà Nẵng, 11/2001.
6. Nguyễn Đức Nhự (2009), Nghiên cứu đặc điểm nhiễm sắc thể và phát hiện mất đoạn AZFc ở bệnh nhân vô sinh nam giới, Luận văn thạc sĩ Y học.
7. Đỗ Thị Minh Phƣơng (2010), Phát hiện mất đoạn nhỏ trên nhiễm sắc thể Y ở bệnh nhân vô sinh nam bằng kỹ thuật Multiplex PCR, Luận văn bác sỹ.
8. Nguyễn Xuân Quý (2009), “Bất thƣờng di truyền trong vô sinh nam”, Tạp chí Sinh sản và sức khỏe.
9. Phan Văn Quyền (2000), Khám và làm bệnh án một cặp vợ chồng vô sinh, Lớp vô sinh và hỗ trợ sinh sản khóa 4, tr. 14-2

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/