Nghiên cứu quy trình kỹ thuật điều trị phẫu thuật gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng đinh Metaizeau
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu quy trình kỹ thuật điều trị phẫu thuật gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng đinh Metaizeau.Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay là gãy ở chỗ tiếp nối giữa chỏm, mấu động lớn, mấu động nhỏ với thân xương. Gãy cổ phẫu thuật được xếp vào nhóm gãy đầu trên xương cánh tay, chiếm từ 4% – 10% tổng các gãy xương và do nhiều nguyên nhân như tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động, sinh hoạt, luyện tập thể thao [1], [2]. Loại gãy này gặp ở mọi lứa tuổi trong đó người già và thanh thiếu niên chiếm một tỷ lệ đáng kể.
Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay là loại gãy xương gần khớp, nắn chỉnh và cố định rất khó khăn. Điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay không tốt sẽ để lại di chứng ảnh hưởng tới chức năng khớp vai. Đối với những trường hợp gãy không di lệch hoặc gãy có di lệch ít thì điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh bó bột ngực vai cánh bàn tay hoặc cố định bằng áo Desault, nhưng do thời gian bất động lâu nên ảnh hưởng nhiều đến vận động khớp vai và sinh hoạt của bệnh nhân…
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00026 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Phương pháp điều trị phẫu thuật kết xương được áp dụng phổ biến ở các cơ sở là mở ổ gãy nắn chỉnh và kết hợp xương bằng nẹp vít, nẹp khóa, đinh nội tuỷ có chốt, găm chùm đinh Kirschner…Các phương pháp kết xương này đều có nhược điểm là phải mở ổ gãy, chấn thương phần mềm nhiều và có nguy cơ gây thương tổn thần kinh mũ, tổn thương chóp xoay, nhiễm khuẩn và chậm liền xương…[3], [4], [5].
Để khắc phục những nhược điểm của mổ mở, một số tác giả chủ trương áp dụng phẫu thuật ít xâm lấn, nắn chỉnh kín dưới màn huỳnh quang tăng sáng và cố định ổ gãy bằng đinh Rush, đinh Ender hoặc đinh Metaizeau…
Kết xương bằng đinh Metaizeau là phương pháp kết xương dựa trên nguyên lý ba điểm tỳ, cân bằng lực do hai đinh được luồn đối xứng với nhau trong ống tủy đã tạo nên một hệ thống cố định ổ gãy xương hoàn toàn không cứng nhắc mà có tính đàn hồi, tạo thuận lợi cho quá trình liền xương. Kiểu kết xương này cho thấy nhiều ưu điểm hơn so với mổ mở vì không phải bộc lộ ổ gãy, không gây tổn thương phần mềm nhiều, ít mất máu, hạn chế sử dụng kháng sinh, thời gian nằm viện ngắn, tạo ra được hệ thống kết xương vững theo ý muốn nhờ kiểm soát dưới màn tăng sáng, liền xương nhanh [6], [7], [8].
Trên thế giới đã có một số tác giả giới thiệu về quy trình kỹ thuật đóng đinh Metaizeau không mở ổ gãy điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay. Tuy nhiên chưa có một quy trình kỹ thuật nào thống nhất được áp dụng cho mọi trường hợp. Mỗi quy trình, kỹ thuật đều có ưu điểm, nhược điểm riêng và còn một số điểm chưa được rõ như kỹ thuật đóng đinh qua ổ gãy và luồn đinh trong ống tủy, kỹ thuật nắn chỉnh, sử dụng đinh, cách cố định đầu đinh vào vùng hành xương… [9], [10].
Trong những năm gần đây ở Việt Nam, một số Bệnh viện đã triển khai điều trị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng phương pháp nắn chỉnh kín kết hợp đóng đinh Metaizeau và thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên qua tìm hiểu chúng tôi thấy các nghiên cứu này mới tập trung vào đánh giá kết quả điều trị, chưa chú ý xây dựng quy trình kỹ thuật một cách hệ thống, bài bản và chi tiết để có thể áp dụng dễ dàng. Còn nhiều vấn đề chưa thống nhất như chỉ định cho loại gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay nào, kỹ thuật nắn chỉnh kín dưới màn tăng sáng và tư thế chụp làm sao để đạt hiệu quả, đường vào của đinh, cách đưa đinh vào ống tủy như thế nào để đinh không bị kẹt và gây di lệch mở góc… Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn khi áp dụng lâm sàng, chúng tôi triển khai thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu quy trình kỹ thuật điều trị phẫu thuật gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng đinh Metaizeau”, với hai mục tiêu:
1. Đánh giá quy trình kỹ thuật điều trị gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng đinh Metaizeau.
2. Đánh giá kết quả điều trị gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng đinh Metaizeau.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY. 3
1.1.1. Đầu trên xương cánh tay 3
1.1.2. Đặc điểm về phần mềm đầu trên xương cánh tay 6
1.1.3. Liên quan giải phẫu đầu trên xương cánh tay 6
1.1.4. Cấp máu cho đầu trên xương cánh tay 7
1.1.5. Thần kinh vùng đầu trên xương cánh tay 8
1.1.6. Biên độ vận động khớp vai 9
1.2. PHÂN LOẠI GÃY CỔ PHẪU THUẬT XƯƠNG CÁNH TAY 10
1.2.1. Đặc điểm tổn thương giải phẫu gãy đàu trên xương cánh tay 10
1.2.2. Phân loại gãy đầu trên xương cánh tay 11
1.3. ĐIỀU TRỊ GÃY CỔ PHẪU THUẬT XƯƠNG CÁNH TAY 16
1.3.1. Điều trị bảo tồn 16
1.3.2. Điều trị phẫu thuật 16
1.3.3. Các phương pháp phẫu thuật 18
1.4. KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG ĐINH METAIZEAU 21
1.4.1. Lịch sử của phương pháp 21
1.4.2. Nguyên lý của phương pháp 23
1.4.3. Cơ sinh học của đinh Metaizeau 25
1.5. NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG ĐINH ĐÀN HỒI 31
1.5.1. Trên thế giới 31
1.5.2. Ở Việt Nam 33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 37
2.2.3. Chọn cỡ mẫu thuận tiện 39
2.2.4. Phương tiện, dụng cụ nghiên cứu 39
2.3. QUY TRÌNH 41
2.3.1. Cơ sở hoàn thiện quy trình kỹ thuật 41
2.3.2. Đề xuất quy trình kỹ thuật mổ kết xương cổ phẫu thuật xương cánh tay bằng đinh đàn hồi Metaizeau 42
2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 53
2.4.1. Đánh giá tính khả thi quy trình điều trị 53
2.4.2. Đánh giá kết quả điều trị 54
2.5. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 60
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 60
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 63
3.1.1. Tuổi và giới 63
3.1.2. Nguyên nhân gãy xương 63
3.1.3. Cơ chế gãy xương 64
3.1.4. Phân loại mức gãy cổ PT xương cánh tay theo Neer CS. 65
3.1.5. Cấp cứu ở y tế cơ sở 66
3.1.6. Tổn thương phối hợp 66
3.2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ 67
3.2.1. Phương pháp vô cảm 67
3.2.2. Thời điểm phẫu thuật 68
3.2.3. Kỹ thuật sử dụng đinh Metaizeau nắn chỉnh và vị trí rạch da 68
3.2.4. Kỹ thuật 69
3.2.5. Đinh Metaizeau liên quan đến đường kính ống tủy 69
3.2.6. Liên quan giữa kỹ thuật sử dụng đinh và nhóm tuổi 70
3.2.7. Liên quan giữa kỹ thuật kết hợp xương và bên tay tổn thương 71
3.2.8. Liên quan giữa kỹ thuật kết hợp xương và phân loại gãy theo Neer 71
3.2.9. Kết hợp xương liên quan đến kết quả nắn chỉnh 73
3.2.10. Liên quan giữa thời gian phẫu thuật liên quan và loại gãy 74
3.2.11. Số lần chụp C-arm 74
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 75
3.3.1. Kết quả gần 75
3.3.2. Kết quả xa 80
3.3.3. Kết quả chung 88
3.3.4. Biến chứng muộn 90
3.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KỸ THUẬT 90
3.4.1. Kết quả qui trình kỹ thuật 90
3.4.2. Kỹ thuật nắn chỉnh và kết hợp xương 91
3.4.3. Kỹ thuật dùng đinh Metaizeau 92
3.4.4. Qui trình tập luyện 93
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 94
4.1. LỰA CHỌN ĐINH METAIZEAU TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN CỔ PHẪU THUẬT XƯƠNG CÁNH TAY 94
4.2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN CỔ PHẪU THUẬT XƯƠNG CÁNH TAY BẰNG ĐINH METAIZEAU 97
4.2.1. Tuổi, giới của nhóm nghiên cứu 99
4.2.2. Lựa chọn loại gãy và chỉ định điều trị 101
4.2.3. Lựa chọn phương pháp vô cảm và thời điểm phẫu thuật. 103
4.2.4. Đinh Metaizeau và thiết bị dụng cụ hỗ trợ phẫu thuật 105
4.2.5. Tư thế người bệnh trên bàn mổ, màn tăng sáng 106
4.2.6. Tạo đường vào ống tủy 108
4.2.7. Nắn chỉnh và kết xương 109
4.2.8. Tập luyện phục hồi chức năng sau mổ 112
4.3. XỬ LÝ, KHÓ KHĂN VÀ BIẾN CHỨNG TRONG PHẪU THUẬT 115
4.3.1. Xuyên thủng thành xương bên đối diện. 115
4.3.2. Đinh luồn không vào được ống tủy của đoạn xương bên đối diện. 115
4.3.3. Đầu đinh chọc thủng chỏm xương cánh tay. 115
4.4. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH KỸ THUẬT 116
4.4.1. Ưu điểm 116
4.4.2. Nhược điểm 118
4.5. kết quả ỨNG DỤNG QUI TRÌNH ĐIỀU TRỊ. 119
4.5.1. Liền vết mổ 119
4.5.2. Liền xương 120
4.5.3. Thời gian phẫu thuật 120
4.5.4. Kết quả phục hồi chức năng 121
4.5.5. Kết quả chung 122
4.6. Về ưu điểm hạn chế của kỹ thuật. 123
4.7. Về ứng dụng kỹ thuật tại các cơ sở Chấn thương chỉnh hình. 123
4.8. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN 124
KẾT LUẬN 125
KIẾN NGHỊ 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Liên quan giữa đường kính của đinh Metaizeau và độ đàn hồi 27
1.2. Mối liên quan giữa khả năng chịu lực và đường kính của đinh Metaizeau 28
2.1. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phục hồi chức năng của Neer C.S. (1970) 57
2.2. Bảng tiêu chuẩn đánh giá theo Mayank V. 58
3.1. Phân loại theo tuổi và giới 63
3.2. Nguyên nhân gãy xương 63
3.3. Cơ chế gãy xương theo giới tính 64
3.4. Phân loại mức gãy theo tiêu chuẩn Neer CS. 65
3.5. Các phương pháp cấp cứu ở y tế cơ sở 66
3.6. Tổn thương kết hợp 66
3.7. Thời điểm phẫu thuật 68
3.8. Kỹ thuật sử dụng đinh Metaizeau nắn chỉnh ổ gãy 69
3.9. Liên quan giữa đường kính đinh và đường kính ống tuỷ 69
3.10. Liên quan giữa đường kính đinh và nhóm tuổi 70
3.11. Liên quan giữa kỹ thuật KHX và tay gãy xương. 71
3.12. Kỹ thuật KHX theo phân loại gãy 71
3.13. Liên quan giữa kết quả nắn chỉnh và kỹ thuật KHX 73
3.14. Liên quan giữa thời gian phẫu thuật và loại gãy 74
3.15. Liên quan giữa số lần chụp C-arm và loại gãy 74
3.16. Liên quan giữa kết quả nắn chỉnh và phân loại gãy 76
3.17. Thời gian nằm viện 79
3.18. Thời gian có can xương bắc cầu. 79
3.19. Phân loại theo thời gian kiểm tra kết quả xa. 80
Bảng Tên bảng Trang
3.20. Kết quả liền xương ổ gãy. 81
3.21. Liên quan giữa kết quả liền xương và loại gãy. 81
3.22. Kết quả điểm đánh giá mức độ đau tại khớp vai. 82
3.23. Phân loại theo kết quả chức năng khớp vai 82
3.24. Kết quả điểm đánh gía biên độ vận động khớp vai. 83
3.25. Kết quả phục hồi biên độ vận động khớp vai. 84
3.26. Kết quả đánh giá điểm chức năng chi theo Neer C.S. 85
3.27. Đánh giá về chức năng chi gãy. 86
3.28. Kết quả điểm về phục hồi hình thể giải phẫu. 86
3.29. Kết quả phục hồi vận động khớp khuỷu 87
3.30. Kết quả chung phục hồi chức năng khớp vai. 87
3.31. Kết quả chung 88
3.32. Liên quan giữa kết quả chung và tuổi. 88
3.33. Liên quan giữa kết quả chung và thời điểm phẫu thuật. 89
3.34. Liên quan giữa kết quả chung và kết quả nắn chỉnh. 89
3.35. Liên quan giữa kêt quả chung và loại gãy. 90
DANH MỤC HÌNH
Hình Tên hình Trang
1.1. Trục giải phẫu đầu trên xương cánh tay 3
1.2. Xương cánh tay và xương vai 5
1.3. Mạch máu nuôi dưỡng đầu trên xương cánh tay 8
1.4. Các tư thế vận động khớp vai 9
1.5. Phân loại gãy ĐTXCT theo AO 11
1.6. Phân loại Neer đối với gãy đầu trên xương cánh tay. 14
1.7. Minh họa bốn phần của đầu trên xương cánh tay trong bảng phân loại gãy xương của Neer 15
1.8. Đinh Metaizeau 28
1.9. Chiều dài đầu cong của đinh Metaizeau 31
2.1. Đo kích thước ống tuỷ trên CT 38
2.2. Bàn mổ để nắn chỉnh chi trên 39
2.3. Chụp máy C-arm 40
2.4. Phần đầu đinh Metaizeau. 40
2.5. Bộ dụng cụ đóng đinh 41
2.6. Thì nắn chỉnh dưới C-arm. 44
2.7. Rạch da cho phẫu thuật xuyên đinh Metaizeau 45
2.8. Dùng dùi nhọn xác định vị trí mở thành xương dưới C-arm 46
2.9. Đóng đinh Metaizeau thứ nhất qua ổ gãy dưới C-arm. 47
2.10. Đóng đinh Metaizeau thứ hai dưới C-arm 49
2.11. Đóng đinh Metaizeau thứ 3 dưới C -arm 50
2.12. Cắt đinh kiểm tra dưới C-arn. 51
3.1. Kỹ thuật kết hợp xuơng bằng 2 đinh Metaizeau với gãy loại III 72
3.2. Kỹ thuật kết hợp xuơng bằng 2 đinh Metaizeau, Neer IV 73
3.3. BN gãy cổ PT Neer II kết hợp xuơng bằng 3 đinh Metaizeau. 77
3.4. Kỹ thuật kết hợp xuơng bằng 3 đinh Metaizeau, Neer IV 77
3.5. Kết hợp xuơng đinh Metaizeau,vít xốp, Neer IV gãy ba phần 78
Recent Comments