Nghiên cứu thực trạng trong chăm sóc sản khoa thiết yếu tại tuyến xã ở ba huyện tỉnh Lạng Sơn và thử nghiệm giải pháp can thiệp
Luận án Nghiên cứu thực trạng trong chăm sóc sản khoa thiết yếu tại tuyến xã ở ba huyện tỉnh Lạng Sơn và thử nghiệm giải pháp can thiệp.Bảo vê sức khoẻ bà mẹ trẻ em là vấn đề luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Ở nước ta, chăm lo bảo vê sức khoẻ bà mẹ trẻ em nói chung, chăm sóc sản khoa thiết yếu nói riêng luôn là một trong những trọng tâm ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước[41][49][56][57]. Song kết quả vẫn còn hạn chế, còn tồn tại những vấn đề bức xúc, tỷ lê tử vong mẹ vẫn còn cao. Hàng năm trên thế giới còn hơn 580000 phụ nữ chết vì biến chứng của thai nghén và sinh đẻ, 98% những trường hợp chết này xảy ra ở các nước đang phát triển, ở nước ta là 160/100000 trẻ đẻ sống. Tại Việt Nam 55% chết mẹ có thể ngăn cản được và hơn 35% hoàn toàn có thể tránh được[12][14][17][21][36][78][83][85].
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2008.00866 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Từ cuối những năm 80 và đầu những năm 90, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai chương trình chăm sóc sản khoa thiết yếu. Chương trình chăm sóc sản khoa thiết yếu tạo điều kiện tốt nhất để mỗi phụ nữ khi mang thai được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc trước sinh, trong và sau sinh có chất lượng: Được quản lý thai nghén tốt( được khám thai ít nhất ba lần ở ba thời kỳ thai nghén ), được đỡ đẻ sạch và đỡ đẻ an toàn, được chăm sóc sau đẻ ít nhất hai lần. Chương trình còn chú trọng tới phụ nữ và trẻ sơ sinh ở các vùng và các nhóm kém phát triển[13][52][78][82][90][93][94][95][113].
Đã có một số nghiên cứu về quá trình cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết yếu nhằm vào việc đánh giá mức độ đạt các mục tiêu quốc gia như : Tỷ lệ phụ nữ được chăm sóc trước sinh, trong sinh, tỷ lệ tai biến sản khoa, tỷ lệ chết mẹ và chết sơ sinh. Tuy nhiên vẫn còn thiếu những nghiên cứu phân tích sâu các nguyên nhân không đạt mục tiêu, đặc biệt là đối với tuyến cơ sở và khu vực miền núi.
Trong đề tài luận văn thạc sĩ của mình tại Lạng Sơn năm 2001 tôi đã nghiên cứu tại 30 xã bằng phương pháp phân tích các nguyên nhân yếu kém trên“ Biểu đồ bao phủ ”( phương pháp CBM của Bô Y tê và UNICEF đang khuyên khích sử dụng ở nước ta ), kết hợp với kỹ thuật đánh giá trình đô cán bô y tê bằng“ Ca bênh mẫu ”( paper case hay vignette, là phương pháp của chuyên gia WB sử dụng trong đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bênh – dự án chăm sóc sức khoẻ người nghèo – Bô Y tê ) cho thấy những bất cập chủ yêu trong chăm sóc sản khoa thiết yêu tuyên xã là trình đô của cán bô y tê xã chưa đáp ứng, tiếp cận thấp, phương tiên khám thai – đỡ đẻ chưa đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn môt số câu hỏi đạt ra và chưa được trả lời như : Khả năng chuyên môn của các nhân viên y tê thôn bản, nơi người dân miền núi có thể tiếp cận được dễ dàng nhất tới dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết yêu hiên nay ra sao? Làm thê nào để phụ nữ tham gia đầy đủ hơn trong các dịch vụ chăm sóc trước sinh và sau sinh? Cần làm gì và làm như thê nào để cán bô y tê làm đúng quy trình kỹ thuật quy định?
Vì vậy tôi tiếp tục tiên hành nghiên cứu này với ba giai đoạn từ nghiên cứu mô tả – phân tích đến thử nghiêm can thiêp để cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm cải thiên chất lượng dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết yêu tuyến cơ sở ở Lạng Sơn. Từ đó phát hiên sớm những trường hợp thai nghén có nguy cơ cao, cũng như góp phần làm giảm các tai biến sản khoa, giảm tỷ lê tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh.
MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng trong chăm sóc sản khoa thiết yếu tại tuyến xã ở ba huyện miền núi tỉnh Lạng Sơn.
2. Can thiệp và đánh giá hiệu quả các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng dich vụ chăm sóc sản khoa thiết yếu tại ba xã huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Các chữ viết tắt Mục lục
Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ Danh mục các biểu đồ
Đặt vấn đề 1
Mục tiêu nghiên cứu 2
Chương 1: Tổng quan tài liêu 3
1.1. Sức khoẻ sinh sản và công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em 3
1.2. Làm mẹ an toàn và công tác chăm sóc sản khoa thiết yếu 6
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 31
2.1. Nghiên cứu mô tả phân tích 31
2.2. Nghiên cứu can thiệp 44
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 49
3.1. Những thông tin chung về ba huyện nghiên cứu năm 2003 49
3.2. Các số liệu thống kê cơ bản về tổ và nguồn lực chăm sóc sản khoa
thiết yếu của 30 trạm y tế xã năm 2003 51
3.3. Tình hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết yếu tại 30 xã
năm 2003 57
3.4. Kiến thức và kỹ năng thực hành của cán bô y tế tại 30 trạm y tế xã… 62
3.5. Kết quả thảo luận nhóm 71
3.6. Cây vấn đề về thực trạng chăm sóc sản khoa thiết yếu tại 30 xã 78
3.7. Kết luận sơ bô về tình hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa
thiết yếu tại 30 xã ở ba huyên miền núi tỉnh Lạng Sơn năm 2003 và đề xuất giải pháp can thiệp 80
3.8. Hoạt đông can thiệp và hiệu quả dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết
yếu tại ba xã huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn 82
Chương 4: Bàn luận 107
4.1. Phân tích các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án 108
4.2. Mô tả tình hình chung về tổ chức và nguồn lực của dịch vụ chăm sóc
sản khoa thiết yếu ở tuyến xã 110
4.3. Phân tích tình hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sản phụ trước sinh 112
4.4. Phân tích tình hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sản phụ khi sinh và
sau sinh 119
4.5. Đánh giá kiến thức và kỹ năng thực hành của cán bô y tế 123
4.6. Đánh giá hoạt đông can thiệp và hiệu quả của dịch vụ chăm sóc sản
khoa thiết yếu tại ba xã huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn 126
Kết luận 144
Kiến nghị 145
Các công trình đã công bố
Tài liệu tham khảo Phụ lục
Recent Comments