Nghiên cứu tình hình bệnh sâu răng, nha chu ở học sinh 12 tuổi và đánh giá kết quả can thiệp dự phòng tại tỉnh Tiền Giang năm 2018-2021
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu tình hình bệnh sâu răng, nha chu ở học sinh 12 tuổi và đánh giá kết quả can thiệp dự phòng tại tỉnh Tiền Giang năm 2018-2021.Bệnh sâu răng, nha chu là hai bệnh răng miệng rất phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. Bệnh mắc rất sớm, ngay từ khi trẻ mới mọc răng (6 tháng tuổi). Nếu không được điều trị kịp thời bệnh gây biến chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực và thẩm mỹ của trẻ sau này. Do tính chất phổ biến và tỷ lệ mắc bệnh cao trong cộng đồng nên chi phí cho chữa trị, phục hồi chứcnăng nhai và thẩm mỹ rất lớn [30], [36].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2018), bệnh sâu răng và nha chu là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng ở hầu hết các nước. Tỷ lệ sâu răng từ 26-60% tùy từng quốc gia và khu vực, trong đó lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên chiếm từ 60-90%, sâu mất trám trung bình là 2,4; tỷ lệ bệnh nha chu cao từ 70-90% và gặp ở mọi lứa tuổi, có nơi gần 100% ở tuổi dậy thì. Do đó, để giảm tỷ lệ bệnh cần phòng ngừa càng sớm càng tốt đặc biệt lứa tuổi 11-12 là thời điểm quan trọng nhất trong việc hình thành bộ răng vĩnh viễn cơ bản, giai đoạn này trẻ cầnđược trang bị các kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng [36], [144].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2024.00062 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Tại Việt Nam, tỷ lệ sâu răng và chỉ số sâu mất trám răng vẫn ở mức từ trung bình đến cao. Theo Nguyễn Thị Hồng Minh (2021), tại Việt Nam sâu răng xuất hiện sớm và tăng nhanh theo tuổi. Ở trẻ em, tỷ lệ sâu răng cao nhất ở nhóm tuổi 12-15 (43,7%) và trung bình mỗi trẻ có một đến hai răng sâu không được trám, tỷ lệ răng được điều trị rất thấp [28]. Theo Trần Đình Tuyên (2021), tại Thái Nguyên, trẻ 12 tuổi có tỷ lệ sâu răng là 75,7%, sâu mất trám răng là 3,16 và sâu mất trám mặt răng là 4,53 [55]. Theo Nguyễn Anh Sơn (2019), tại Vĩnh Phúc, học sinh 12 tuổi có tỷ lệ sâu răng là 63,6%, sâu mất trám răng là 1,64; tỷ lệ bệnh nha chu là 81,1% [36].
Nhu cầu chăm sóc, dự phòng, điều trị bảo tồn bệnh răng miệng rất lớn nhưng sự đáp ứng của ngành y tế nói chung và ngành Răng Hàm Mặt (Nha học đường) nói riêng vẫn còn khiêm tốn. Do đó, ngành y tế không thể khám chữa bệnh theo nhu cầu của toàn cộng đồng được mà quan trọng nhất là phải quan tâm đến dự phòng, dự phòng ngay từ lứa tuổi trẻ em. Nếu dự phòng tốt thì trẻ em có thể giữ được hàm2 răng tốt suốt đời, giảm được gánh nặng y tế cho gia đình và xã hội. Có nhiều biện pháp dự phòng bệnh răng miệng như: giáo dục sức khỏe răng miệng, Fluor hóa dưới nhiều hình thức, trám bít hố rãnh. Tuy nhiên, việc thực hiện và hiệu quả của các biện pháp này có khác nhau ở từng địa phương, từng thời gian [28], [47], [55].
Lứa tuổi 12 là tuổi mà các em rời trường tiểu học, gần như toàn bộ răng vĩnh viễn mọc trên cung hàm (trừ răng số 8), đây là mẫu đáng tin cậy có thể có được dễ dàng qua hệ thống trường học. Vì vậy, lứa tuổi 12 được chọn để theo dõi bệnh sâu răng trên toàn cầu, dùng để so sánh quốc tế và giám sát xu hướng của bệnh [41].
Tiền Giang có 126 trường trung học cơ sở với tổng số 99.838 học sinh.
Trong khi đó, việc triển khai chương trình Nha học đường tại Tiền Giang vẫn chưa đồng bộ và nhiều bất cập. Sự thiếu hụt nguồn nhân sự, trang thiết bị và triển khai không đầy đủ các nội dung nên tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh trên toàn tỉnh vẫn còn khá cao [62].
Để hiểu rõ tình hình bệnh sâu răng, nha chu và các yếu tố liên quan cũng như cung cấp cơ sở để các nhà quản lý hoạch định mô hình dự phòng, điều trị các bệnh răng miệng cho học sinh nói riêng, cho người dân tỉnh Tiền Giang nói chung trong những năm sắp tới và đề xuất chiến lược đào tạo nhân sự đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh răng miệng cho người dân. Chính vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình bệnh sâu răng, nha chu ở học sinh 12 tuổi và đánh giá kết quả can thiệp dự phòng tại tỉnh Tiền Giang năm 2018-2021” với 03 mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ bệnh sâu răng, nha chu và kiến thức, thực hành phòng bệnh răng miệng ở học sinh 12 tuổi tại Tiền Giang.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, nha chu và kiến thức, thực hành phòng bệnh răng miệng ở học sinh 12 tuổi tại Tiền Giang.
3. Đánh giá kết quả can thiệp dự phòng bệnh sâu răng, nha chu ở học sinh 12 tuổi tại Tiền Giang giai đoạn 2018-2021
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan…………………………………………………………………………………………………. i
Mục lục………………………………………………………………………………………………………… ii
Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………………………………… iv
Danh mục các bảng ……………………………………………………………………………………….. v
Danh mục các sơ đồ …………………………………………………………………………………….. vii
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………. 3
1.1. Một số định nghĩa …………………………………………………………………………………… 3
1.2. Tình hình bệnh sâu răng, nha chu và kiến thức, thực hành phòng bệnh răng
miệng ở học sinh 12 tuổi………………………………………………………………………………… 5
1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, nha chu và kiến thức, thực hành phòng
bệnh răng miệng ở học sinh 12 tuổi ……………………………………………………………….. 12
1.4. Các phương pháp dự phòng bệnh sâu răng, nha chu ở học sinh 12 tuổi ……….. 21
1.5. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu……………………………………………………. 31
1.6. Khung lý thuyết…………………………………………………………………………………….. 33
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………….. 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………… 34
2.3. Y đức trong nghiên cứu………………………………………………………………………….. 57
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………… 58
3.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu…………………………………………………………….. 58
3.2. Tình hình bệnh sâu răng, nha chu và kiến thức, thực hành phòng bệnh răng
miệng ở học sinh 12 tuổi tại Tiền Giang…………………………………………………………. 60
3.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, nha chu và kiến thức, thực hành phòng
bệnh răng miệng ở học sinh 12 tuổi tại Tiền Giang………………………………………….. 64iii
3.4. Đánh giá kết quả can thiệp dự phòng bệnh sâu răng, nha chu ở học sinh 12 tuổi
tại Tiền Giang giai đoạn 2018-2021 ………………………………………………………………. 84
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………. 94
4.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu…………………………………………………………….. 94
4.2. Tình hình bệnh sâu răng, nha chu và kiến thức, thực hành phòng bệnh răng
miệng ở học sinh 12 tuổi tại Tiền Giang…………………………………………………………. 96
4.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, nha chu và kiến thức, thực hành phòng
bệnh răng miệng ở học sinh 12 tuổi tại Tiền Giang………………………………………… 107
4.4. Đánh giá kết quả can thiệp dự phòng bệnh sâu răng, nha chu ở học sinh 12 tuổi
tại Tiền Giang giai đoạn 2018-2021 …………………………………………………………….. 121
4.5. Hạn chế của đề tài ……………………………………………………………………………….. 142
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 147
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………….. 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1 Tình hình Nha học đường ở tỉnh Tiền Giang năm 2020 33
22.1 Danh sách các huyện/thành phố, trường tham gia nghiên cứu 40
2.2 Phân loại chỉ số DIS, CIS, OHIS 45
2.3 Phân loại bệnh nha chu 45
3.1 Phân bố theo giới tính, địa dư học sinh, trình độ, nghề nghiệp cha mẹ 58
3.2 Người hướng dẫn chải răng, nguồn thông tin về bệnh của học sinh 59
3.3 Tỷ lệ bệnh sâu răng, mất răng, trám răng 60
3.4 Trung vị SMTR, SMTMR 60
3.5 Tỷ lệ phân loại SMTR tuổi 12 61
3.6 Tỷ lệ bệnh nha chu, CPITN, DIS, CIS 61
3.7 Tỷ lệ phân loại DIS, CIS, OHIS 62
3.8 Kiến thức phòng bệnh răng miệng ở học sinh 12 tuổi 63
3.9 Thực hành phòng bệnh răng miệng ở học sinh 12 tuổi 63
3.10 Liên quan sâu răng, mất răng, trám răng với giới tính, địa dư 64
3.11 Liên quan giữa trình độ, nghề nghiệp của cha mẹ với tỷ lệ sâu răng 65
3.12 Liên quan trung vị SMTR, SMTMR với giới tính, địa dư, nghề
nghiệp, trình độ học vấn cha mẹ
66
3.13 Liên quan giữa kiến thức, thực hành với sâu răng, mất răng, trám răng 67
3.14 Liên quan giữa CPITN, DIS, CIS, OHIS với sâu răng 68
3.15 Liên quan giữa trung vị SMTR, SMTMR với kiến thức, thực hành,
CPITN, DIS, CIS, OHIS
69
3.16 Phân tích hồi quy logistic đa biến cho tỷ lệ bệnh sâu răng với các yếu
tố liên quan
70
3.17 Liên quan tỷ lệ CPITN với giới tính, địa dư 71
3.18 Liên quan tỷ lệ DIS, CIS, OHIS với giới tính, địa dư 71
3.19 Liên quan tỷ lệ bệnh nha chu với trình độ, nghề nghiệp cha mẹ 72
3.20 Liên quan mức độ OHIS với nghề nghiệp, trình độ cha mẹ 73
3.21 Liên quan giữa mức độ CPITN, DIS, CIS, OHIS với kiến thức 74vi
Bảng Tên bảng Trang
3.22 Liên quan giữa mức độ CPITN, DIS, CIS, OHIS với thực hành 75
3.23 Liên quan giữa kiến thức, thực hành, sâu răng, mất răng, trám răng
với bệnh nha chu
76
3.24 Phân tích hồi quy logistic đa biến cho tỷ lệ bệnh nha chu với các yếu
tố liên quan
77
3.25 Liên quan giữa giới tính, địa dư, nghề nghiệp, trình độ học vấn cha,
mẹ với kiến thức học sinh
78
3.26 Liên quan giữa người hướng dẫn chải răng, nguồn thông tin về bệnh
với kiến thức
79
3.27 Phân tích hồi quy logistic đa biến cho tỷ lệ kiến thức đạt với các yếu
tố liên quan
80
3.28 Liên quan giữa giới tính, địa dư, nghề nghiệp, trình độ học vấn cha,
mẹ với thực hành
81
3.29 Liên quan giữa người hướng dẫn chải răng, biết thông tin về bệnh,
thích nguồn thông tin với thực hành
82
3.30 Phân tích hồi quy logistic đa biến cho tỷ lệ thực hành đạt với các yếu
tố liên quan
83
3.31 Phân bố giới tính, địa dư, trình độ, nghề nghiệp cha mẹ 84
3.32 Tỷ lệ phân loại kiến thức của học sinh trước và sau can thiệp 85
3.33 Tỷ lệ phân loại thực hành của học sinh trước và sau can thiệp 86
3.34 Trung bình điểm kiến thức, thực hành trước và sau can thiệp 87
3.35 Tỷ lệ bệnh sâu răng trước và sau can thiệp 88
3.36 Trung bình SMTR, SMTMR trước và sau can thiệp 88
3.37 Tỷ lệ bệnh sâu răng trước và sau trám bít hố rãnh 89
3.38 Trung bình SMTR, SMTMR trước và sau trám bít hố rãnh 89
3.39 Tỷ lệ bệnh nha chu trước và sau can thiệp 90
3.40 Tỷ lệ mức độ CPITN trước và sau can thiệp 91
3.41 Tỷ lệ mức độ OHIS trước và sau can thiệp 92
3.42 Trung bình DIS, CIS, OHIS trước và sau can thiệp 9
Recent Comments