Nghiên cứu ứng dụng chuyển gốc động mạch dưới đòn trong phẫu thuật blalock điều trị tứ chứng fallot
Luận án Nghiên cứu ứng dụng chuyển gốc động mạch dưới đòn trong phẫu thuật blalock điều trị tứ chứng fallot.Tứ chứng Fallot (Tetralogy of Fallot) là bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất chiếm khoảng 5-8% các bệnh tim bẩm sinh [27][123]. Đây là một bệnh nặng, shunt phải-trái có thể dẫn đến các rối loạn sinh lý trầm trọng nếu không được điều trị ngoại khoa sóm [31][68]. Phẫu thuật là phương pháp điều trị có hiệu quả nhất. Bệnh này đã được điều trị ngoại khoa tạm thời lần đầu tiên năm 1944 [24] bằng phẫu thuật Blalock-Taussig: Nối động mạch dưói đòn vói động mạch phổi, nhằm mục đích đưa máu đến phổi nhiều hơn để cải thiện tình trạng cung cấp oxy cho cơ thể. Từ đó đến nay, nhiều phẫu thuật tạm thời đã được áp dụng cho tứ chứng Fallot và nhiều dị tật khác đều dựa trên nguyên lý trên. Tuy chỉ mang tính chất điều trị tạm thời nhưng các phẫu thuật này đã giúp kéo dài thời gian sống sót của bệnh nhân lên nhiều lần.
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2005.00754 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Hiện nay ở các nưóc Âu- Mỹ phần lón các bệnh nhân bị bệnh này đều được mổ sửa triệt để sóm. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp (tình trạng giải phẫu không cho phép mổ triệt để ngay, trẻ nhỏ non yếu hoặc bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu thiếu oxy cấp), các phẫu thuật tạm thời vẫn còn được sử dụng, ngay cả ở các nưóc tiên tiến [41][91].
Ở nưóc ta, phẫu thuật triệt để vẫn còn chưa thể áp dụng rộng rãi cho mọi bệnh nhân tứ chứng Fallot được vì điều kiện phẫu thuật tim mở còn hạn chế và nhiều bệnh nhân còn khó khăn về kinh tế để điều trị. Thêm nữa, nhiều bệnh nhân của chúng ta đến điều trị muộn vói tình trạng rối loạn sinh lý nặng (hématocrite quá cao, rối loạn đông máu) hoặc thiểu sản thất trái, động mạch phổi [7] nên không sửa toàn bộ ngay được. Nhu cầu điều trị ngoại khoa tứ chứng Fallot ở nưóc ta còn rất lón. Vì vậy các phẫu thuật tạm thời còn được sử dụng nhiều hơn trong điều trị ngoại khoa tứ chứng Fallot.
Thời gian trưóc năm 1987, phẫu thuật Blalock kinh điển đã được sử dụng nhiều nhất ở nưóc ta. Tuy nhiên qua thực tế , người ta nhận thấy kỹ thuật này chỉ áp dụng tốt được trong 42% các trường hợp vì lý do động mạch dưới đòn phải quá ngắn trong nhiều trường hợp nên không thể nối trực tiếp được, nhất là khi bệnh nhân càng lớn tuổi [1][6].
Từ đầu những năm 1980, các phẫu thuật viên có sử dụng một số mạch nhân tạo (bằng polytetrafluoroethylene) được viện trợ để nối làm shunt chủ- phổi. Nhưng đối với hoàn cảnh nước ta, mạch nhân tạo có nhược điểm là đắt và không phải mọi nơi mọi lúc đều có sẵn.
Xuất phát từ các thực tế trên, năm 1987, các phẫu thuật viên tim mạch [1] đã áp dụng một kỹ thuật cải biến mà Blalock từng làm năm 1948, đó là chuyển gốc động mạch dưới đòn nhằm khắc phục nhược điểm của phẫu thuật Blalock trái để không phải dùng mạch nhân tạo. Từ đó đến nay, kỹ thuật này đã được áp dụng cho nhiều bệnh nhân tại bệnh viện Việt Đức và Xanh-Pôn Hà Nội [1][2] [3][4]. Một số công trình nghiên cứu ban đầu đã cho thấy kết quả tức thời tốt và các ưu điểm của kỹ thuật này như: thực hiện được trong hầu hết các trường hợp quai động mạch chủ bên trái, không phải phụ thuộc vào mạch nhân tạo, cầu nối dùng mạch tự nhiên nên ít có nguy cơ tắc hơn so với mạch nhân tạo [1][2][3].
Tham khảo y văn thế giới, chúng tôi chưa tìm thấy tác giả nào đã nghiên cứu về kỹ thuật này. Còn ở Việt Nam, tuy đã có một số đánh giá bước đầu, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đặc biệt là về hiệu quả điều trị lâu dài của phẫu thuật, cùng với khả năng lưu thông theo thời gian của đoạn động mạch cắt rời rồi nối lại với động mạch chủ – yếu tố quyết định hiệu quả lâu dài của điều trị.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm các mục tiêu:
- Đánh giá kết quả sớm và hiệu quả điều trị lâu dài của phẫu thuật Blalock – chuyển gốc động mạch dưới đòn trong điều trị tạm thời đối với bệnh tứ chứng Fallot.
- Phân tích các ưu nhược điểm của phẫu thuật Blalock – chuyển gốc động mạch dưới đòn và đề xuất các chỉ định áp dụng kỹ thuật này trong thực tế lâm sàng tại Việt nam.
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ii
Lời cam đoan iii
Các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng, các biểu đổ, các sơ đổ, các hình viii
Chương 1: TổNG QUAN 3
1.1. Lịch sử bênh 3
1.2. Phôi thai học của sự hình thành dị tật tứ chứng Fallot 3
1.3. Giải phẫu bênh tứ chứng Fallot 5
1.4. Sinh lý bênh: 8
1.5. Tiến triển tự nhiên của bênh tứ chứng Fallot 10
1.6. Triệu chứng lâm sàng 10
1.7. Cận lâm sàng 12
1.8. Vai trò của chẩn đoán hình ảnh 13
1.8.1. Siêu âm Doppler tim 13
1.8.2. Thông tim và chụp buổng tim- chụp mạch trong chẩn đoán trưóc mổ 16
1.8.3. Chụp cộng hưởng từ 19
1.9. Điều trị ngoại khoa tứ chứng Fallot bằng phẫu thuật
tạm thời : shunts chủ – phổi. 20
1.9.1. Phân loại, cơ sở sinh lý của các phẫu thuật tạm thời 20
1.9.2. Phẫu thuật Blalock-Taussig kinh điển 23
1.9.3. Các phẫu thuật nối trực tiếp động mạch chủ – động mạch phổi 24
1.9.4. Các shunts bằng mạch nhân tạo 25
1.9.5. Phẫu thuật tạm thời điều trị tứ chứng Fallot tại Việt nam: 27
1.9.6. Chỉ định của phẫu thuật tạm thời 28
1.10. Phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ chứng Fallot 29
Chương 2: Đổi TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu 31
2.1. Đối tượng 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 31
2.2.2. Chẩn đoán trưóc mổ 32
2.2.3. Chuẩn bị bênh nhân trưóc mổ 36
2.2.4. Kỹ thuật mổ 37
2.2.5. Quan sát và ghi nhận các tai biến trong mổ 40
2.2.6. Săn sóc sau mổ 40
2.2.7. Quan sát các biến chứng sau mổ 40
2.2.8. Tử vong 41
2.2.9. Đánh giá kết quả sóm sau mổ 41
2.2.10. Theo dõi lâu dài sau mổ 41
2.2.11. Phương pháp thống kê và xử lý số liêu 44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cúu 45
3.1. Tình trạng bênh nhân trước mổ 45
3.1.1. Lâm sàng 45
3.1.2. Triệu chứng X quang 48
3.1.3. Điện tâm đổ 48
3.1.4. Độ bão hoà oxy SpO2 trung bình của các bệnh nhân trưóc mổ 48
3.1.5. Các rối loạn huyết học trưóc mổ 48
3.1.6 .Các rối loạn đông máu 48
3.1.7. Siêu âm Doppler tim 49
3.2. Phẫu thuật và kết quả sớm 51
3.2.1 .Phẫu thuật 51
3.2.2. Tử vong 51
3.2.3. Biến chứng trong mổ và sau mổ 51
3.2.4. Đánh giá hiệu quả sóm của phẫu thuật đối vói bệnh tứ chứng Fallot 52
3.3. Kết quả lâu dài sau mổ 53
3.3.1. Số lượng bệnh nhân được theo dõi và tỷ lệ sống 53
3.3.2. Thời gian theo dõi từ khi mổ đến khi khám lại 54
3.3.3. Tình trạng lâm sàng 54
3.3.4. X quang tim phổi 57
3.3.5. Độ bão hòa Oxy SpO2 57
3.3.6. Các thay đổi về mặt huyết học sau mổ 57
3.3.7. Đánh giá kết quả phẫu thuật bằng siêu âm Doppler tim 58
3.3.8. Một số kết quả thông tim, chụp mạch và chụp buổng tim 65
3.3.9. Đánh giá tác dụng của phẫu thuật Blalock về phương diện làm tăng
tỷ lệ bện
Recent Comments