Hiệu quả của peep trong thông khí nhân tạo điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Luận án Hiệu quả của peep trong thông khí nhân tạo điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNM) là một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng, ở Hoa Kỳ bệnh được xếp thứ tư trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, chỉ sau bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ và là nguyên nhân tử vong phổ biến duy nhất dự đoán đến năm 2020 sẽ vượt lên đứng hàng thứ ba. Năm 2000 Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) ước lượng có khoảng 2,74 triệu người trên toàn thế giới chết do BPTNM [107].

MÃ TÀI LIỆU

LA.2005.00755

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Bệnh được đặc trưng bởi sự hạn chế mạn tính, không phục hồi hoàn toàn dòng khí và nhừng đợt gia tăng khó thở, ho, khạc đờm thường được gọi là đợt cấp đe dọa tính mạng. Đợt cấp BPTNM là một trong những nguyên nhân gây suy hô hấp cấp (SHHC) thường gặp tại các khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC), trong đó qúa nửa tổng số được chỉ định thồng khí nhân tạo (TKNT) [21, [7], [12], [15].

Trong khi TKNT không xâm nhập hiện nay được xem như là lựa chọn trước tiên cho phần lớn BN SHHC do BPTNM đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể thì vẫn có một sô” BN không phù hợp với những tiêu chuẩn đó do mức độ trầm trọng và tình trạng bệnh của họ. TKNT xâm nhập qua ông nội khí quản (NKQ) là chỉ định bắt buộc, là biện pháp điều trị cuối cùng khi các biện pháp TKNT khônc xâm nhập thất bại hoặc tính mạng BN BPTNM bị đe dọa [17], [64], [93). Hơn 10 năm qua, TKNT xâm nhập nói chung đã có những tiến bộ vượt bậc, nhưng riêng tiến hành TKNT xâm nhập cho BN SHHC do BPTNM vẫn còn là một thách thức cho các bác sỹ

HSCC [93], nhiều nghiên cứu cho thây tỷ lệ tử vong từ 16 đến 80 %[36], [51]. Có nhiều nguyên nhân, một mặt do BN đợt cấp BPTNM phải đặt NKQ để TKNT xâm nhập thường có tình trạng SHHC mất bù nặng trên nền suy hô hấp mạn của BPTNM giai đoạn cuối cùng» BN thường lớn tuổi, có nhiều bệnh lý mạn tính nặng phôi hợp; mặt khác TKNT xâm nhập điều trị đợt cấp BTTNM còn gặp phải những thách thức như nguy cơ viêm phổi nhiễm khuẩn bệnh viện và tình trạng khí bị bẫy lại trong phế nang gây tăng áp lực trong lồng ngực cuối thì thở ra (auto-PEEP).

Auto-PEEP trên BN đợt cấp BPTNM được TKNT xâm nhập (lược coi là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng chông máy thở, Tối loạn huyết động và vờ phế nang, nó thực sự là một bien chứng đáng sợ và nan giải.

Để hạn chế auto-PEEP trên BN đợt cấp BPTNM được TKNT xâm nhập» biện pháp hợp lý là can thiệp vào các yếu tố nội sinh tạo ra auto-PEEP (thuốc giãn phế quản, an thần, giãn cơ, hút đờm…) và các yếu tố ngoại sinh (dùng ống NKQ lớn, giảm thông khí phút, kéo dài TE…)* CÓ tác giả còn đề nghị sử dụng PEEP (ngoài) để làm giảm tác hại của auto-PEEP [64], [133], [142].

Theo kinh điển, sử dụng PEEP để điều trị SHHC có giảm oxy hóa máu (ARDS, ALI) và có thể gây ra nhiều hậu quả huyết động cũng như chấn thương phổi do áp lực, vì vậy PEEP không được sử dụng trong TKNT điều trị đợt cấp BPTNM trong một thời gian dài [133].

Từ năm 1988, Thomas cs và Marini JJ đã cho rằng việc áp dụng PEEP với mức độ vừa phải có thể giải quyết được auto-PEEP một cách hiệu quả, BN dễ phát động máy thở, đờ chống máy, giảm công thở, cai máy thở dễ dàng hơn mà không gây ra những hậu quả về huyết động và chấn thương phổi do áp lực [89], [142].

Mục đích chủ yếu của PEEP khi TKNT điều trị đợt cấp BPTNM không phải là nhằm cải thiện sự oxy hóa máu một cách trực tiếp, mà trước hết nhằm làm giảm sự chênh lệch áp lực giữa phế nang và đường thở mở lúc cuối thì thở ra, làm đôi trọng (counterbalance) với sự hiện diện của auto-PEEP, qua đó giảm công thở. PEEP còn làm nong mở đường thở (stenting open the airways), qua đó làm giảm sức cản đườns thỏ, eiảm auto-PEEP. Tuy nhiên việc sử dụng PEEP cũng có thể làm tăng thể tích phổi (khí bị bẫy) cuối thì thở ra, tăng khoảng chết thông khí, làm căng phổi quá mức (hyperinflation).

Vậy PEEP có thực sự giải quyết được auto-PEEP bằng cách nong mở đường thở hay không ? áp dụng PEEP với mức độ nào là thoả đáng ? Những câu hỏi vẫn chưa có lời đáp từ những nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng và các khuyên cáo quốc tế vẫn chưa đưa ra những bằng chứng thuyết phục.

ở Việt Nam hiện nay cùng đã có một số nghiên cứu đề xuất về mức PEEP sử dụng và chiến lược thở máy điều trị SHHC do BPTNM [51, song vẫn chưa chứng minh được vai trò của PEEP làm cải thiện các yếu tô” cơ học của phổi, nhất là giảm sức cản đường thở và chưa chọn được mức PEEP tối ưu.

Đôi với BN BPTNM còn thở tự nhiên, để đánh giá mức độ nặng của bệnh hoặc hiệu quả của các biện pháp điều trị (thuấc giàn phế quản) cần phải dựa vào các ihông số liên quan đến lưu lưựng khí thở ra (FEVj và FEV|/FVC) [38], [107], [114]. Trong khi trên BN thở máy thì lưu lượng khí thở ra lại phụ thuộc hoàn toàn vào các thông số cài đặt trên máy thở. Do đó để đánh giá hiệu quả của các biện pháp điều trị (thuốc giãn phế quản, PEEP ngoài) khi tiến hành TKNT xâm nhập cho BN đợt cấp BPTNM cần phải sử dụng các thông sô” áp lực đường thô, sức cản đường thở, thể tích khí cuối thở ra (khí bị bẫy) và công thở [133]. Tuy nhiên, trên lâm sàng, việc đo thể tích khí cuối thở ra và công thở là không khả thi 190], nên trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng áp lực đường thở và sức cản đường thở để đánh giá hiệu quả của PEEP trong TKNT xâm nhập điều trị đợt cấp BPTNM.

Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhăm mục tiêu:

1. Khảo sát về tần suất xuất hiện và mức auto-PEEP ở các BN được TKNT điều trị đợt cấp BPTNM.

2. Đánh giá hiệu quả của PEEP ở các mức bằng 50 % và 75 % của auto- PEEP dựa ưên các chỉ số cơ học của phổi như auto-PEEP, áp lực đường thở, sức cản đường thở và độ giãn nở của hệ thống hô hấp trong TKNT điều trị đợt cấp BPTNM.

Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng, biểu đồ và hình ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 5
1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 5
1.2. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 13
1.3. Thông khí nhân tạo trong BPTNM 22
Chương 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu 46
2.3. Xử lý số liệu 54
Chương 3: KET QUả NGHIÊN CứU 55
3.1. Tinh hình chung 55
3.2. Sự thay đổi trước và sau dùng PEEP 59
3.3. So sánh hiệu qủa của hai mức PEEP 64
Chương 4: BÀN LUẬN 74
4.1. Tình hình chung của đôi tượng nghiên cứu 74
4.2. Tần suất và mức độ auto-PEHP 78
4.3. Đánh giá hiệu quả của PEEP 82
4.4. So sánh hiệu quả của hai mức PEEP 93 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG Bố CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
PHỤ LỰC 1 : Bệnh án nghiên cứu
PHỤ LỰC 2 : Bảng điểm APACHEII
PHỤ LỤC 3 : Danh sách bệnh nhân nghiên cứu
Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận án tiến sĩ Nghị quyết của Hội đồng chấm luận án.
Biên bản buổi bảo vệ luận án.
ế •
Nhận xét của phản biện.MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng, biểu đồ và hình ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 5
1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 5
1.2. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 13
1.3. Thông khí nhân tạo trong BPTNM 22
Chương 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu 46
2.3. Xử lý số liệu 54
Chương 3: KET QUả NGHIÊN CứU 55
3.1. Tinh hình chung 55
3.2. Sự thay đổi trước và sau dùng PEEP 59
3.3. So sánh hiệu qủa của hai mức PEEP 64
Chương 4: BÀN LUẬN 74
4.1. Tình hình chung của đôi tượng nghiên cứu 74
4.2. Tần suất và mức độ auto-PEHP 78
4.3. Đánh giá hiệu quả của PEEP 82
4.4. So sánh hiệu quả của hai mức PEEP 93 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG Bố CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
PHỤ LỰC 1 : Bệnh án nghiên cứu
PHỤ LỰC 2 : Bảng điểm APACHEII
PHỤ LỤC 3 : Danh sách bệnh nhân nghiên cứu
Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận án tiến sĩ Nghị quyết của Hội đồng chấm luận án.
Biên bản buổi bảo vệ luận án.
ế •
Nhận xét của phản biện.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/