NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM SCCAI TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM SCCAI TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU
Vũ Hải Hậu1,, Nguyễn Thị Vân Hồng1
Đặt vấn đề: Viêm loét đại trực tràng chảy máu là một bệnh lý mạn tính, hay tái phát, gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh có xu hướng tăng lên ở Châu Á. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về thang điểm SCCAI trong đánh giá mức độ hoạt đông của bệnh, tuy nhiện ở Việt Nam các nghiên cứu về thang này vẫn còn hạn chế. Mục tiêu: Đánh giá mức độ nặng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu bằng thang điểm SCCAI. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 33 bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 45,7 ± 15,7 (từ 18-79 tuổi). Tỷ lệ nữ/nam: 1:1,06. Theo thang điểm SCCAI có 13 người bệnh (chiếm 39,4%) mức độ nặng, có 15 người bệnh (chiếm 45,5%) mức độ trung bình và có 5 người bệnh (chiếm 15,2%) mức độ nhẹ. SCCAI có mối tương quan tuyến tính thuận với nồng độ CRP (r=0,37, p=0,035) và tốc độ máu lắng 2h (r=0,42, p= 0,016). SCCAI có điểm trung bình cao nhất ở tổn thương ở đại tràng trái (6,0 ± 3,4) và đại tràng toàn bộ (5,1 ± 3,1). Điểm SCCAI có mối tương quan tuyến tính thuận với điểm Mayo (r=0,87, p < 0,001) và điểm Surtheland (r=0,83, p< 0,001). Kết luận: Thang điểm SCCAI là thang điểm gồm các triệu chứng lâm sàng, đơn giản, dễ sử dụng, đánh giá được mức độ nặng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02761 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Viêm loét đại trực tràng chảy máu (VLĐTTCM) là bệnh viêm mạn tính, hay tái phát, gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như tốn kém về kinh tế. Bệnh có xu hướng tăng lên ở Châu Á, trong đó có Việt Nam và trở thành mối quan tâm của nhiều thầy thuốc, đặc biệtlà thầy thuốc chuyên ngành tiêu hoá. Tại Việt Nam, trong thập kỷ 70 -80, bệnh VLĐTT chảy máu không phải là một bệnh thường gặp. Trong nghiên cứu của Vũ Văn Khiên và Khúc Đình Minh năm 2007, VLĐTT chảy máu chiếm khoảng 1,7% trong số các bệnh nhân được soiđại tràng[1]. Bệnh VLĐTT chảy máu thường xảy ra ở người trẻ tuổi với bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, phong phú từ mức độ nhẹ đến nặng, tiến triển thành từng đợt để lại nhiều biến chứng trầm trọng như chảy máu, phình ĐT nhiễm độc, viêm phúc mạc, suy kiệt do mất máu kéo dài,hẹp ĐT, thủng ĐT, ung thư hóa…Đánh giá chính xác mức độ hoạt động của bệnh là rất quan trọng để quản lý bệnh và đưa lại cải thiện hiệu quả điều trị lâu dài. Nhiều thang điểm lâm sàng đã được phát triển để đánh giá hoạt động của bệnh VLĐTTCMkết hợp với PRO (đánh giá kết quả của bản thân bệnh nhân) bao gồm đánh giá của thầy thuốc, các xét nghiệm và đặc điểm nội soi như: thang điểm không xâm lấn của Seo và cộng sự, thang điểm chỉ số hoạt động viêm lâm sàng đơn giản (SCCAI), chỉ số hoạt động UCnhi khoa, chỉ số Lichtiger, chỉ số Beattie, thang điểm Mayo, Rachmilewwitz, Truelove and Witts…Thang điểm SCCAI xuất phát từ các triệu chứng lâm sàng với mục đích đưa ra một chỉ số chính xác, dễ dàng tính toán mức độ hoạt động của bệnh[4]. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về vai trò của SCCAI trong đánh giá mức độ hoạt động của bệnh cũng như sự thay đổi của thang điểm này trong đáp ứng điều trị của bệnh nhân VLĐTTCM. Tuy nhiên ở Việt Nam cho tới hiện nay các nghiên cứu về IBD cũng như sử dụng các thang điểm đánh giá trong chẩn đoán và điều trị IBD còn rất hạn chế. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Đánh giá mức độ nặng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu bằng thang điểm SCCAI
Recent Comments