Nghiên cứu vai trò của phương pháp gây mê bằng Propofol kết hợp đặt mask thanh quản Proseal trong phẫu thuật tai-xương chũm
Luận án Nghiên cứu vai trò của phương pháp gây mê bằng Propofol kết hợp đặt mask thanh quản Proseal trong phẫu thuật tai-xương chũm.Bênh vùng tai – xương chũm (T- XC) là loại bênh phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới (OMS) tỷ lê người mắc bênh tai – xương chũm chiếm 2-5% [9]. Tại Việt Nam, năm 2000, bênh tai – xương chũm mạn tính chiếm tỷ lê 40% trong tổng số bênh nhân vào điều trị tại Bênh viên Tai – Mũi – Họng trung ương [12]. Bênh tai – xương chũm mạn tính khó tự khỏi, nếu điều trị không đúng cách hay diễn biến kéo dài có thể đưa đến các đợt hổi viêm xuất ngoại hoặc gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, viêm mê nhĩ liêt mặt có thể gây ra tử vong. Ngoài ra, còn để lại di chứng nghe kém làm ảnh hưởng tới học tập, sự phát triển thể lực trí tuê, và khả năng lao đông [10], [22], [35].
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2007.00174 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Điều trị ngoại khoa bênh tai – xương chũm có hai loại: phẫu thuật lấy bỏ bênh tích và phẫu thuật phục hổi chức năng nghe; lấy bỏ các bênh tích xương bên trong (cholesteatoma) hoặc giải phóng rông vùng bị thương tổn bằng đục, mở sào bào thượng nhĩ, khoan khoét xương chũm. Phẫu thuật phục hổi chức năng bao gổm vá nhĩ, lấy bỏ đế xương bàn đạp, tạo hình chuỗi xương con bằng titan hoặc trụ gốm y sinh. Đường mổ đi sau vành tai hoặc trong ống tai, sát cạnh xoang tĩnh mạch bên, thẩn kinh VII, màng não và não nên phẫu trường rất hẹp. Phẫu thuật tai – xương chũm là loại phẫu thuật đặc biêt tinh tế, khi chảy máu không cẩm bằng các phương pháp thông thường được. Dây thẩn kinh VII đi từ não qua ống tai trong (ống Fallope) tới lỗ châm chũm để thoát ra ngoài rổi tận hết ở tuyến mang tai. Trong khi khoan xoang chũm dây thẩn kinh (TK) VII rất dễ bị tổn thương, có thể làm bênh nhân bị liêt mặt vĩnh viễn [9], [25].
Vô cảm cho phẫu thuật tai – xương chũm từ trước đến nay thường vẫn là gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân có đặt ống nôi khí quản (NKQ). Yêu cẩu đặt ra đối với vô cảm cho loại phẫu thuật này là bênh nhân thật sự yên tĩnh, phải chủ đông điều chỉnh được huyết áp (HA) để vùng mổ khô ráo, tạo thuận lợi cho các thủ thuật như vá nhĩ, tạo hình chuỗi xương con. Trong và sau mổ, bênh nhân không ho, không nôn, tránh làm tăng áp lực nôi nhĩ vì gây chảy máu làm mềm và bong mảnh vá nhĩ. Khi khoan vào xương với tốc đô quay từ 30 nghìn đến 60 nghìn vòng/phút sẽ tạo đô ổn cao gây khó chịu, có thể làm mất thính lực khi gây tê đơn thuần. Mặt khác, kỹ thuật gây mê nôi khí quản phức tạp vì phải đưa ống nôi khí quản đi qua hai dây thanh âm. Trong khi đặt ống nôi khí quản cần phải dùng đèn soi thanh quản và sử dụng thuốc giãn cơ nên có thể gặp những tác dụng không mong muốn như tăng huyết áp, mạch nhanh, tăng áp lực nôi sọ, tăng nhãn áp, tổn thương phù nề thanh quản, thậm chí nếu không đặt được ống nôi khí quản, không thông khí được sẽ dẫn tới tử vong. Tỷ lê đặt ống nôi khí quản khó là 1/65 ca đặt nôi khí quản [44], tuy hiếm gặp nhưng khó khăn và thất bại khi đặt ống nôi khí quản là nguyên nhân gây ra khoảng 30% tỷ lê tử vong liên quan đến gây mê [44], [49]. Đặt nôi khí quản khó liên quan tới 50% các trường hợp trào ngược dịch dạ dày vào phổi [112]. Tỷ lê tử vong do đặt nôi khí quản khó đặt nôi khí quản thất bại và hôi chứng trào ngược thay đổi từ 6 – 12 ca trên 10 triệu dân [49]. Năm 1986, ở Pháp có 16/127 ca tử vong do đặt ống nôi khí quản khó [124]. Hơn nữa, theo dõi trong và sau mổ khó khăn, có thể gặp các tai biến do đặt ống nôi khí quản như tụt ống, gập ống, tắc ống do đờm rãi, co thắt khí phế quản, tăng phản xạ hầu họng. Khi phẫu thuật tiến hành trong thời gian dài có thể gây tổn thương đường hô hấp như phù nề thanh quản, các dây thanh âm gây ho, nấc, đau họng, khàn tiếng hoặc viêm loét tạo thành sẹo thanh khí quản sau khi rút ống. Tổn thương viêm nhiễm có thể lây lan từ hầu họng qua thanh quản vào phổi.
Để khắc phục những nhược điểm của ống nôi khí quản và giải quyết những đặt ống nôi khí quản khó, năm 1987, A.J. Brain bác sĩ gây mê người Anh đã sáng chế ra mask thanh quản cổ điển (MTQ) dựa trên cải tiến mô hình cấu trúc mặt nạ và ống nôi khí quản. Ngày nay, trên thế giới đã có tới hơn 2 triệu lượt người được sử dụng mask thanh quản do đặt ống nôi khí quản khó, cấp cứu suy hô hấp trong và ngoài bệnh viện, gây mê mổ nôi soi cắt túi mật [8]. Kỹ thuật đặt mask thanh quản đơn giản, không cần sử dụng thuốc giãn cơ và đèn soi thanh quản, không tăng huyết áp, tăng nhịp tim, giảm buồn nôn, giảm tỷ lệ đau họng và khàn tiếng. Mask thanh quản Proseal (MTQ- Proseal) là loại mask thanh quản được cải tiến và đã khắc phục môt số yếu điểm của mask thanh quản cổ điển nói chung. -u điểm của mask thanh quản Proseal là có ống thở trong và ống dẫn lưu dạ dày riêng biệt giúp phòng chống trào ngược. Ở Việt Nam, từ năm 2000 trở lại đây mới có môt số tác giả nghiên cứu sử dụng mask thanh quản Proseal thông khí cho bệnh nhân phẫu thuật đầu mặt cổ, phẫu thuật mắt [21], phẫu thuật nôi soi cắt túi mật [19]. Hiện nay chưa có nghiên cứu về gây mê với thông khí bằng mask thanh quản Proseal trong phẫu thuật tai – xương chũm, quan điểm về kỹ thuật vô cảm chưa thống nhất. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu vai trò của phương pháp gây mê bằng Propofol kết hợp đặt mask thanh quản Proseal trong phẫu thuật tai – xương chũm” nhằm các mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây mê bằng Propofol kết hợp đặt mask thanh quản Proseal trong phẫu thuật tai – xương chũm.
2. Đánh giá tính an toàn của phương pháp gây mê bằng Propofol kết hợp đặt mask thanh quản Proseal trong phẫu thuật tai – xương chũm.
Recent Comments