Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015
Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015.Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lýnhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷlệ tử vong [1]. Tuy nhiên, hiện nay, thuốc kháng sinh là loại thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Không những thế, thuốc kháng sinh còn bị sử dụng sai nguyên tắc và phần này chiếm tới 20% đến 50% tổng lượng kháng sinh được sử dụng [14].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2020.00198 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Vấn đề về thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển với gánh nặng của các bệnh nhiễm khuẩn vànhững chi phí bắt buộc cho việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền [10]. Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ đã ước tính rằng mỗi năm có khoảng 50 triệu trong số 150 triệu đơn thuốc có sử dụng kháng sinh là không cần thiết [14, 22]. Trong khi đó, các công ty dược phẩm ngày càng thu hẹp sự đầu tư vào việc phát triển các loại thuốc kháng sinh mới do chi phínghiên cứu tốn kém, doanh thu thấp [20].
Tỷ lệ kháng thuốc ở Việt Nam đã ở mức độ rất cao. Đã có các dữ liệu đầyđủ để có thể kết luận về mức độ đáng báo động của tình hình sử dụng khángsinh và thực trạng kháng kháng sinh [4]. Mức độ kháng thuốc ngày càng trầmtrọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao,thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe ngườibệnh và cộng đồng [1]. Vì vậy các cơ sở điều trị cần có chiến lược sử dụng khángsinh hợp lý để giảm tỷ lệ kháng thuốc, kéo dài tuổi thọ của thuốc kháng sinh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định rằng cần thiết phải có những dữ liệu đáng tin cậy về sử dụng thuốc kháng sinh để đánh giá được chất l ượng, hiệu quả của việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Các Hội nghị về cải thiện sử dụng thuốc kháng sinh đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng trong đó có việc xây dựng bộ chỉ số về nghiên cứu sử dụng kháng sinh. Trên cơ sở đó, bộ chỉ số “Cách đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện: Các chỉ số được chọn lựa”(How to Investigate Antimicrobial Use in Hospitals: Selected Indicators) của WHO đã ra đời với sự hợp tác, phát triển của chương trình quản lý sử dụng thuốc hợp lý (RPM Plus) và chương trình nâng cao năng lực hệ thống Dược (SPS Program) nhằm đánh giá sử dụng thuốc ở bệnh viện, đặc biệt là với các thuốc kháng sinh [23].Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc là một bệnh viện đa khoa hạng I, trực thuộc Sở y tế Vĩnh Phúc với mô hình bệnh tật đa dạng và pho ng phú. Cùng với sự quan tâm của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Sở tế, Ban GĐ Bệnh viện đang xây dựng
Bệnh viện theo hướng đồng bộ, hiện đại, phát triển nhiều lĩnh vực chuyên môn mũi nhọn. Không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh.
Với quy mô 600 giường bệnh và tổng giá trị tiền thuốc năm 2015 lên đến 80tỷ đồng thì công tác đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả là vấn đề rất quan trọng của bệnh viện. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại các nghiên cứu về sử dụng thuốc tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc còn hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu về việc sử dụng kháng sinh trong các khoa khối ngoại. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015” với hai mục tiêu sau:
– Mô tả cơ cấu, chi phí thuốc kháng sinh sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015.
– Đánh giá một số chỉ số trong sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015
Từ đó đưa ra một số đề xuất góp phần sử dụng kháng sinh an toàn, hiệu quả và hợp lý trong Bệnh viện, cũng như cung cấp thông tin để cập nhật hướng dẫn điều trị các bệnh lý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………………
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU …………………………………………………………………………….
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ …………………………………………………………………..
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN …………………………………………………………………………………. 2
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH ………………………………………………………………….. 3
1.1. Khái niệm ………………………………………………………………………………………………….. 3
1.2. Phân loại kháng sinh: ………………………………………………………………………………… 3
1.3. Cơ chế tác dụng của kháng sinh và phối hợp kháng sinh …………………………….. 4
1.3.1. Cơ chế tác dụng của kháng sinh …………………………………………………………… 4
1.3.2. Phối hợp kháng sinh …………………………………………………………………………….. 5
1.4. Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh ……………………………………………………………. 7
1.4.1. Lựa chọn kháng sinh và liều lượng ………………………………………………………. 7
1.4.2. Sử dụng kháng sinh dự phòng ……………………………………………………………… 8
1.4.3. Sử dụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm ……………………………………. 10
1.4.4. Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học ………………………….. 11
1.4.5. Lựa chọn đường đưa thuốc ………………………………………………………………… 11
1.4.6. Độ dài đợt điều trị ……………………………………………………………………………… 12
1.4.7. Lưu ý tác dụng không mong muốn và độc tính khi sử dụng kháng sinh .. 12
2. NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH …. 13
2.1. Bộ công cụ và các chỉ số trong đánh giá sử dụng kháng sinh ……………………… 13
2.2. Các nghiên cứu liên quan …………………………………………………………………………. 16
3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ……………………………………………………………….. 23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………. 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………………….. 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 25
2.2.2. Mô hình thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………. 28
2.2.3. Mẫu nghiên cứu:………………………………………………………………………………… 28
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu: ……………………………………………………………. 30
2.2.5. Phương pháp thực hiện nghiên cứu ……………………………………………………. 30
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ………………………………………………………………….. 30
2.2.7.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………… 30
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………….. 31
3.1. MÔ TẢ CƠ CẤU KHÁNG SINH ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NĂM 2015 …………………………………………….. 31
3.1.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh trong tổng giá
trị tiêu thụ sử dụng thuốc ……………………………………………………………………………. 31
3.1.2. Cơ cấu kháng sinh theo nguồn gốc xuất xứ …………………………………………. 32
3.1.3 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo tên INN và tên biệt dược ……………………….. 33
3.1.4. Cơ cấu sử dụng thuốc kháng sinh theo thuốc đơn thành phần, thuốc
kháng sinh kết hợp chất ức chế beta- lactamse. ……………………………………………. 34
3.1.5. Cơ cấu thuốc kháng sinh theo đường dùng. ………………………………………… 34
3.1.6. Cơ cấu kháng sinh theo các nhóm chính. …………………………………………….. 35
3.1.7. Cơ cấu kháng sinh nhóm Beta- lactam. ………………………………………………. 36
3.1.8. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh nhóm
Macrolid. ……………………………………………………………………………………………………. 37
3.1.9. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh nhóm Aminoglycosid. . 38
3.1.10. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh nhóm Quinolon ……… 38
3.1.11. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ các nhóm kháng sinh khác. ……… 39
3.2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ SỐ TRONG SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG
SINH CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2015 ………………………………………………………………………. 40
3.2.1. Đặc điểm sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị ………………………… 40
3.2.1.1. Đặc điểm phân bố kháng sinh trong mẫu nghiên cứu ……………………. 40
3.2.1.2 Đặc điểm về sử dụng kháng sinh tại bệnh viện ……………………………….. 42
3.2.2 Sự tồn tại của các hướng dẫn điều trị chuẩn cho các bệnh lý nhiễm
trùng trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2015. …………………. 43
3.2.3. Sự tồn tại của danh mục thuốc bệnh viện được thông qua …………………… 44
3.2.4. Sự sẵn có của một số kháng sinh quan trọng tại thời điểm nghiên cứu …. 44
3.2.5. Phần trăm bệnh nhân nhập viện được kê đơn ít nhất một loại kháng
sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện. ………………………………………………………. 44
3.2.6. Thời gian trung bình mỗi đợt điều trị kháng sinh ……………………………….. 45
3.2.7. Đặc điểm sử dụng phác đồ kháng sinh đầu tiên …………………………………… 46
3.2.8 Đặc điểm của các phác đồ kháng sinh đầu tiên dùng với mục đích điều
trị nhiễm khuẩn ………………………………………………………………………………………….. 50
3.2.9. Xét nghiệm vi sinh đánh giá độ nhạy cảm kháng sinh …………………………. 52
3.2.10. Kết quả điều trị ……………………………………………………………………………….. 53
3.2.11. Đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng kháng sinh ………………………….. 54
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………… 60
4.1 Cơ cấu thuốc kháng sinh đã sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
trong năm 2015 ………………………………………………………………………………………………. 60
4.2. Một số chỉ sô về sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 2015 ……………………………………………………………………………………………………….. 62
4.2.1 Đặc điểm sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị …………………………. 62
4.2.2 Đặc điểm sử dụng phác đồ kháng sinh đầu tiên ……………………………………. 66
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………….. 70
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………………. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………………….
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………………………
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Nguyên tắc MINDME trong sử dụng kháng sinh …………………………………..13
Bảng 1.2: Một số kết quả trong nghiên cứu cắt ngang năm 2008 và 2009 [29] ………..18
Bảng 3.1. Tỷ lệ về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh trong tổng giá trị tiêu
thụ sử dụng thuốc. ……………………………………………………………………………………………31
Bảng 3.2. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh theo nguồn gốc xuất
xứ …………………………………………………………………………………………………………………..32
Bảng 3.3. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh theo tên INN và tên
biệt dược …………………………………………………………………………………………………………33
Bảng 3.4. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh đơn thành phần,
thuốc kháng sinh kết hợp chất ức chế beta – lactamase ………………………………………….34
Bảng 3.5. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh theo đường dùng .34
Bảng 3.6. Các nhóm thuốc kháng sinh sử dụng ……………………………………………………36
Bảng 3.7: Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh nhóm Beta-lactam. ………36
Bảng 3.9: Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh nhóm Aminoglycosid …..38
Bảng 3.10: Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh nhóm Quinolon …………38
Bảng 3.11. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh các nhóm khác …………..39
Bảng 3.12: Phân bố sử dụng các nhóm kháng sinh theo phân loại ATC ………………….40
Bảng 3.13: Một số đặc điểm sử dụng kháng sinh tại bệnh viện ………………………………42
Bảng 3.14: Phân bố các loại phẫu thuật ………………………………………………………………47
Bảng 3.15: Phân bố các kháng sinh trong phác đồ đầu tiên cho dự phòng ngoại khoa 48
Bảng 3.16: Đặc điểm bệnh án sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật …………………49
Bảng 3.17: Phân bố các loại nhiễm khuẩn …………………………………………………………..50
Bảng 3.18: Các PĐKS đơn độc được sử dụng làm phác đồ đầu tiên điều trị nhiễm
khuẩn ……………………………………………………………………………………………………………..51
Bảng 3.19: Đặc điểm xét nghiệm vi sinh trong mẫu nghiên cứu …………………………….52
Bảng 3.20: Phân bố kết quả điều trị của bệnh nhân ………………………………………………53
Bảng 3.21: Phân bố các bệnh án lựa chọn kháng sinh cho phác đồ chính không phù
hợp theo phân loại ICD …………………………………………………………………………………….56
Bảng 3.22: Tỷ lệ các kháng sinh sử dụng không phù hợp thời gian điều trị ……………..
Recent Comments