SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH MULTIPLEX PCR TRONG PHÁT HIỆN CANDIDA SPP. TỪ MẪU BỆNH PHẨM
SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH MULTIPLEX PCR TRONG PHÁT HIỆN CANDIDA SPP. TỪ MẪU BỆNH PHẨM
Nguyễn Tú Anh1, Nguyễn Minh Thái1, Lê Thị Thanh Thảo1, Phan Cảnh Trình1, Nguyễn Thị Ngọc Yến2, Nguyễn Hiếu1
Mở đầu: Các phương pháp truyền thống phát hiện các loài thuộc chi Candida tuy dễ thực hiện nhưng có nhiều nhược điểm: phụ thuộc vào yếu tố khách quan, tốn nhiều thời gian, dẫn đến chỉ định điều trị không nhanh chóng và kịp thời. Một trong những phương pháp đơn giản có thể phát hiện nhanh các loài Candida spp. có độ tin cậy, độ đặc hiệu cao và đặc biệt có thể phát hiện đồng thời nhiều loài gây bệnh trong mẫu bệnh phẩm đang được nghiên cứu phát triển – Multiplex PCR. Mục tiêu: Nghiên cứu này thực hiện với 2 mục tiêu: Phát hiện 4 loài C. albicans, C. glabrata, C. tropicalis và C. parapsilosis bằng kỹ thuật multiplex PCR và bằng phương pháp truyền thống và so sánh và đánh giá quy trình phát hiện 4 loài Candida từ mẫu bệnh phẩm bằng kỹ thuật multiplex PCR. Phương pháp: Mẫu Candida spp. được thu nhận tại 3 bệnh viện tại TP. HCM từ tháng 10/2020 đến tháng 5/2021. Vi nấm được định danh 3 bằng phương pháp: (1) thử nghiệm tạo ống mầm, (2) phân lập trên môi trường CHROMagar Candida và (3) kỹ thuật multiplex PCR. Sau đó, so sánh và đánh giá quy trình phát hiện 4 loài Candida giữa kỹ thuật multiplex PCR và phương pháp phát hiện kiểu hình trên CHROMagar Candida, dựa trên độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ lập lại và độ chính xác. Kết quả: Kết quả phân lập trên môi trườngCHROMagar Candida cho thấy 186 chủng phân lập được với tỷ lệ nhiễm cao nhất là C. albicans 112/186 (55,45%), C. tropicalis 39/186 (19,31%), C. glabrata hoặc C. parapsilosis 35/189 (17,33%) và 16 mẫu nghi ngờ không thuộc chi Candida. Định danh bằng kỹ thuật multiplex PCR cho thấy C. albicans chiếm 112/186 (55,45%), C. tropicalis 39/186 (19,31%), C. glabrata 25/186 (12,38%), C. parapsolosis 10/189 (4,59%) và 16 mẫu không phát hiện sản phẩm PCR. Quy trình multiplex PCR phát hiện 4 loài Candida sp. đạt 5 chỉ tiêu theo yêu cầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2016): độ nhạy (93,33%), độ đặc hiệu (100%), độ chính xác (96,19%), giá trị tiên đoán dương (100%), độ lặp lại (đạt), giá trị tiên đoán âm (66,67%) < 90%.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02724 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Thời gian qua, tỷ lệ gây bệnh của vi nấm Candida có xu hướng gia tăng tại Việt Namvà tập trung vào 4 loài C. albicans, C. glabrata, C. tropicalis và C. parapsilosis [3]. Candida albicans chiếm đến 80 –85% nguyên nhân gây OPC và VVC; tiếp đến là các loài Candida glabrata, Candida tropicalis đơn nhiễm hoặc đa nhiễm [8]. Sự thay đổi này ảnh hưởng rõ rệt đến phác đồ điều trị do đặc điểm nhạy cảm với thuốc kháng nấm của các loài Candida spp.khác nhau –C. glabrata đề kháng tự nhiên đối với các triazole, C. tropicalis tương đối nhạy cảm với fluconazole nhưng tình trạng đề kháng với fluconazole của loài này hiện đang được báo động ở một số quốc gia, C. parapsilosis có tính đề kháng cao đối với echinocandin, một số chủng C. parapsilosis có khả năng kháng 2 azole [6].Tuy nhiên, xét nghiệm vi sinh lâm sàng tại các bệnh viện chủ yếu phát hiện Candida spp. bằng phương pháp nuôi cấy. Mặc dù đây là phương pháp tiêu chuẩn trong xét nghiệm vi sinh nhưng vẫn tồn tại các nhược điểm: kết quả nuôi cấy truyền thống phân biệt phụ thuộc nhiều về cảm quan của xét nghiệm viên, thời gian thu nhận kết quả tương đối dài (2 –3 ngày), trong các trường hợp đồng thời nhiễm từ 2 loài Candida trở lên rất khó để phát hiện chính xác. Một trong những phương pháp hiện nay có thể phát hiệnnhanh các loàiCandida spp.có độ tin cậy, đặc hiệu cao và đặc biệt,phát hiện được đồng thời nhiều loài gây bệnh trong mẫu bệnh phẩmđang được nghiên cứu phát triển, đólà kỹ thuật multiplex PCR. Trong nghiên cứu này, chúng tôi so sánh và đánh giá quy trình Multiplex PCR trong phát hiện Candida spp. từ mẫu bệnh phẩm nhằm cung cấp thêm bằng chứng khoa học chokết quả xét nghiệm trên bệnh nhân nhiễm nấm Candida một cách chính xác vàkịp thời giúp bác sĩ lựa chọn phác đồ điều trị kháng nấm nhanh chóng, hiệu quả.
Recent Comments