TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC LÂM SÀNG Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ DƯỢC TẠI VIỆT NAM NĂM 2017-2019

Luận án tiến sĩ y học TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC LÂM SÀNG Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ DƯỢC TẠI VIỆT NAM NĂM 2017-2019.Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong ngành y có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển kiến thức nghề nghiệp và nâng cao chất lượng, sự an toàn của các dịch vụ chăm sóc. Thực tế đã chứng minh ứng dụng của nghiên cứu trong việc phát triển kiến thức chuyên môn, nâng cao và sự an toàn của các dịch vụ chăm sóc, đẩy mạnh thực hành dựa vào bằng chứng, hay tăng cường hiệu quả chi phí trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Mỗi quốc gia, dù trong giai đoạn phát triển nào, đều phải theo đuổi nghiên cứu chất lượng cao trong điều kiện kinh tế cho phép. Nghiên cứu khoa học là một trong những ưu tiên hàng đầu của hoạt động khoa học và công nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học thường được chia ra ba loại hình: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển. Trong đó, tỷ lệ các nghiên cứu phát triển ở Việt Nam là rất thấp, chủ yếu là các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng [1]. Phân loại theo cơ quan quản lý thì các đề tài nghiên cứu khoa học được chia làm ba nhóm là đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp bộ và đề tài cấp cơ sở. Mỗi đề tài thường tuân theo quy trình quản lý của loại đề tài đó và các quy trình, biểu mẫu hiện tại rất khác nhau.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2021.00238

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


Về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, trong những năm gần đây, nghiên cứu khoa học của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực như nhiều nghiên cứu hơn, số lượng bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế tăng lên; hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước cũng được tăng cường. Tuy nhiên, so với các nước Đông Nam Á thì số bài báo của Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia và Philippines, thấp hơn nhiều so với các nước khác; chỉ bằng 15% số bài của Singapore, 28% của Thái Lan trong cùng thời gian [1]. Tính tổng số công bố quốc tế trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam xếp thứ 59 trên thế giới (so với thứ 66 trong giai đoạn 2006-2010 và thứ 73 giai đoạn 2001-2005) và thứ 4 của Đông Nam Á, sau Singapore (thứ 32 thế giới), Malaysia (thứ 38) và Thái Lan (thứ 43) [2].
Theo số liệu tổng hợp các xuất bản từ Viện thông tin khoa học (Institute for Scientific Information, viết tắt là ISI) và cơ sở dữ liệu web khoa học (Web of Science) tổng hợp các bài báo từ 2001 đến 2015, Việt Nam chỉ có 18.044 bài báo2 trong các tạp chí ISI, chỉ chiếm khoảng 0,2%. Trung bình mỗi năm, số lượng các bài báo tăng khoảng 17% [1]. Số lượng các bài báo Việt Nam trên các tạp chí quốc tế có tăng lên nhưng chỉ có 23% bài báo có tất cả các tác giả là Việt Nam, còn lại là các bài báo có các tác giả nước ngoài [1]. Mặc dù vậy, số lượng các xuất bản quốc tế tại Việt Nam vẫn được đánh giá là chưa xứng đáng với tiềm năng nghiên cứu khoa học trong nước. Một trong những lý do được nêu ra là chất lượng các nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu như phương pháp nghiên cứu chưa phù hợp cả về phương pháp luận và phương pháp phân tích [3]; và việc xuất bản các nghiên cứu còn chưa được quan tâm [1].
Để khắc phục những mặt hạn chế và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học thì rất cần có sự thay đổi của các nhà quản lý cũng như những người làm nghiên cứu khoa học. Do đó, cần thiết phải nắm được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng hoạt động xuất bản của các nghiên cứu khoa học tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, các nhà quản lý có thể xây dựng một chính sách quản lý phù hợp tạo môi trường minh bạch trong nghiên cứu cùng với các tiêu chí đánh giá chất lượng nghiên cứu phù hợp và các công cụ hỗ trợ xuất bản để tạo động lực cho sự đổi mới nâng cao chất lượng nghiên cứu. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Lâm sàng, YTCC và Dược, tìm hiểu một số yếu tố liên quan và đánh giá tính phù hợp khả thi của việc áp dụng một số công cụ quốc tế được Việt hóa trong việc tăng cường hoạt động NCKH của Việt nam.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thực trạng hoạt động NCKH của các cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực lâm sàng, y tế công cộng (YTCC) và dược tại Việt Nam trong giai đoạn năm 2012-2017.
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của các cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực lâm sàng, YTCC và dược tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2017.
3. Lựa chọn công cụ hỗ trợ xuất bản công trình nghiên cứu khoa học và bước đầu đánh giá khả năng triển khai các công cụ mới trong các nghiên cứu lĩnh vực lâm sàng, YTCC và dược tại Việt Nam

MỤC LỤC
Lời cam đoan………………………………………………………………………………………………… i
Lời cảm ơn ………………………………………………………………………………………………….. ii
Mục lục………………………………………………………………………………………………………. iii
Danh mục từ viết tắt…………………………………………………………………………………….. vi
Danh mục các bảng …………………………………………………………………………………….. vii
Danh mục các biểu đồ ………………………………………………………………………………….. ix
Danh mục các hình vẽ …………………………………………………………………………………….x
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………….4
1.1. Một số khái niệm……………………………………………………………………………………..4
1.2. Thực trạng xuất bản nghiên cứu khoa học y học ………………………………………….6
1.3. Đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học…………………………………………………..7
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học…………………………………9
1.4.1. Yếu tố cá nhân ………………………………………………………………………………10
1.4.2. Các yếu tố về môi trường làm việc…………………………………………………..10
1.5. Quy trình quản lý nghiên cứu khoa học lĩnh vực y học, dược, y tế công
cộng tại Việt Nam ………………………………………………………………………………………..13
1.5.1. Quy trình quản lý nghiên cứu khoa học ……………………………………………13
1.5.2. Quy trình quản lý đề tài Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc
gia (NAFOSTED)…………………………………………………………………………………..19
1.5.3. Trách nhiệm của đối tượng tham gia vào quy trình ……………………………20
1.5.4. Quy trình quản lý nghiên cứu khoa học trên thế giới………………………….21
1.6. Các công cụ giúp tăng cường xuất bản nghiên cứu khoa học……………………….22
1.6.1. Phân loại nghiên cứu y học……………………………………………………………..22
1.6.2. Nghiên cứu y học lâm sàng, y học dự phòng và y tế công cộng và các
công cụ chuẩn ………………………………………………………………………………………..23
1.6.3. Nghiên cứu dược và các công cụ quản lý chất lượng nghiên cứu Dược ……29iv
1.6.4. Một số công cụ đánh giá chất lượng xuất bản phẩm…………………………..32
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………38
2.1. Quy trình nghiên cứu ……………………………………………………………………………..38
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..40
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….41
2.4. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………..41
2.5. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………………41
2.6. Biên số và chỉ số nghiên cứu……………………………………………………………………42
2.7. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………………..44
2.8. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………………………………………44
2.9. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………………….45
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………46
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu……………………………………………………………………….46
3.1.1. Đặc điểm cơ sở nghiên cứu …………………………………………………………….46
3.1.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………46
3.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học……………………………………………….49
3.2.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học ………………………………………49
3.2.2. Sản phẩm ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu khoa học……………………..50
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học tại cơ sở …..51
3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học tại cơ sở ……51
3.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học……54
3.4. Kết quả thử nghiệm tính chấp nhận và khả thi của quy trình và công cụ hỗ
trợ xuất bản nghiên cứu khoa học …………………………………………………………………..74
Chƣơng 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………….95
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu……………………………………………………………………….95
4.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học……………………………………………….95
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu khoa học…………………………..98
4.4. Mức độ khả thi/phù hợp của bộ công cụ mới xây dựng …………………………….102
4.4.1. Mức độ phù hợp, chấp nhận, khả thi về chính trị……………………………..103
4.4.2. Mức độ phù hợp, chấp nhận, khả thi về hệ thống tổ chức………………….104v
4.4.3. Mức độ phù hợp, chấp nhận, khả thi về kỹ thuật ……………………………..105
4.4.4. Mức độ phù hợp, chấp nhận, khả thi về kinh tế/tài chính ………………….106
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………108
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………….110
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ……………111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….112
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………12

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại các đơn vị………….13
Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu tham gia phỏng vấn ……………………………………………….42
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………….47
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (tiếp) ………………………………48
Bảng 3.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học chung tại các đơn vị
nghiên cứu (n=584)……………………………………………………………………….49
Bảng 3.4. Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về các môi trường hỗ trợ tiến
hành nghiên cứu khoa học tại đơn vị……………………………………………….51
Bảng 3.5. Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về khả năng của bản thân khi làm
nghiên cứu khoa học……………………………………………………………………..53
Bảng 3.6. Các yếu tố liên quan đến việc đã từng chủ nhiệm đề tài ……………………..54
Bảng 3.7. Mô hình hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến việc đã từng chủ
nhiệm đề tài………………………………………………………………………………….57
Bảng 3.8. Các yếu tố liên quan đến việc đã từng đứng tên đầu bài báo ……………….59
Bảng 3.9. Mô hình đa biến các yếu tố liên quan đến việc đứng tên đầu bài báo……61
Bảng 3.10. Các yếu tố liên quan đến việc đã từng có công trình NCKH đăng tải
trong danh mục tạp chí ISI/Scopus………………………………………………….63
Bảng 3.11. Mô hình đa biến các yếu tố liên quan đến việc đã từng có công trình
NCKH đăng tải trong danh mục tạp chí ISI/Scopus…………………………..65
Bảng 3.12. Đánh giá của đối tượng trong lĩnh vực lâm sàng (n=284) về các khía
cạnh chính trị sau khi áp dụng bộ quy trình ……………………………………..76
Bảng 3.13. Đánh giá của đối tượng trong lĩnh vực YTCC (n=209) về các khía
cạnh chính trị sau khi áp dụng bộ quy trình ……………………………………..77
Bảng 3.14. Đánh giá của đối tượng trong lĩnh vực Dược (n=121) về các khía
cạnh chính trị sau khi áp dụng bộ quy trình ……………………………………..77
Bảng 3.15. Đánh giá của đối tượng trong lĩnh vực lâm sàng (n=284) về các khía
cạnh hệ thống tổ chức sau khi áp dụng bộ quy trình ………………………….82
Bảng 3.16. Đánh giá của đối tượng trong lĩnh vực YTCC (n=209) về các khía
cạnh hệ thống tổ chức sau khi áp dụng bộ quy trình ………………………….83viii
Bảng 3.17. Đánh giá của đối tượng trong lĩnh vực dược (n=121) về các khía
cạnh hệ thống tổ chức sau khi áp dụng bộ quy trình ………………………….84
Bảng 3.18. Đánh giá của đối tượng trong lĩnh vực lâm sàng (n=284) về các khía
cạnh kỹ thuật sau khi áp dụng bộ quy trình………………………………………87
Bảng 3.19. Đánh giá của đối tượng trong lĩnh vực YTCC (n=209) về các khía
cạnh kỹ thuật sau khi áp dụng bộ quy trình………………………………………89
Bảng 3.20. Đánh giá của đối tượng trong lĩnh vực dược (n=121) về các khía
cạnh kỹ thuật sau khi áp dụng bộ quy trình………………………………………

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/