Thói quen ăn uống và một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ung thư dạ dày tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nộivà Bệnh viện K năm 2018
Thói quen ăn uống và một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ung thư dạ dày tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nộivà Bệnh viện K năm 2018.Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia. Trong năm 2012, đã có 14,1 triệu trường hợp ung thư mới và 8,2 triệu ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới; 57% (8 triệu) trường hợp ung thư mới và 65% (5,3 triệu) tử vong do ung thư xảy ra ở những vùng kém phát triển. Do tăng trưởng dân số và lão hóa, gánh nặng ung thư toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên [1].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2019.00305 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Ung thư dạ dày (UTDD) gây nguy hiểm cho sức khoẻ thể chất và tinh thần xã hội của con người, gây ra gánh nặng kinh tế và sức khỏe cộng đồng quan trọng ở cả các nước phát triển và đang phát triển [1]. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, gánh nặng toàn cầu và khu vực của UTDD là rất lớn. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong khác nhau tùy theo khu vực địa lý, các thực thể kinh tế – văn hóa và xã hội. Dữ liệu GLOBOCAN năm 2012 báo cáo có 952000 các trường hợp ung thư dạ dày mới (chiếm 6,8% tổng số các trường hợp ung thư),làm cho UTDD trở thành ung thư phổ biến thứ tư trên thế giới, sau ung thư phổi, vú và đại trực tràng. Hơn 70% trường hợp UTDD xảy ra ở các nước đang phát triển với một nửa tổng số trường hợp trên thế giới xảy ra ở Đông Á. Hơn 50% trường hợp mới xảy ra ở các nước đang phát triển. Có sự biến đổi gấp 15 đến 20 lần nguy cơ giữa các quần thể có nguy cơ cao nhất và thấp nhất. Ở các nước châu Âu, tỷ lệ sống do UTDD chỉ từ 10% đến 30% [2]. Các khu vực có nguy cơ cao là Đông Á (Trung Quốc và Nhật Bản), Đông Âu, Trung và Nam Mỹ. Các khu vực có nguy cơ thấp là Nam Á, Bắc và Đông Phi, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand[3],[4].
UTDD là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố môi trường và sự tích tụ các biến đổi gen cụ thể. Mặc dù xu hướng giảm trên toàn thế giới, nhưng việc ngăn ngừa UTDD vẫn là một ưu tiên. Phòng ngừa chính bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, thay đổi lối sống, liệu pháp phòng chống H. pylori và sàng lọc phát hiện sớm. Các yếu tố ăn uống có tác động quan trọng đối với ung thư dạ dày. Thói quen ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây tươi và rau, chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn ít natri, thực phẩm bảo quản muối, thịt đỏ và thịt được bảo quản lâu, giảm lượng rượu, duy trì cân nặngthích hợp có thể giảm nguy cơ UTDD [3],[4]. Ảnh hưởng có lợi của chế độ ăn giàu vitamin đặc biệt đáng chú ý, vai trò bảo vệ của các loại trái cây tươi và rau xanh đậm, xanh lá cây nhạt và màu vàng giàu Beta carotene, vitamin C, E và foliate đã được nhấn mạnh, có thể là do tác dụng chống oxy hóa của chúng, ví dụ vai trò của B carotene là thuốc giảm nguy cơ UTDD được đặt lên hàng đầu. Tỷ lệ mắc UTDD ở các khu vực khác nhau có thể phản ánh sự khác biệt trong lưu trữ thực phẩm, sự sẵn có của các sản phẩm tươi sống cũng tỷ lệ nhiễm H. pylori ở vùng địa lý khác nhau. Do đó, việc xác định các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi để phòng ngừa ung thư dạ dày là có tầm quan trọng đáng kể về sức khỏe cộng đồng [5], [6].
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa một số yếu tố ngoại sinh trong cộng đồng như chế độ ăn uống, hành vi hút thuốc lá, uống rượu,..với tỷ lệ mắc UTDD. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về UTDD chủ yếu vẫn là đề cập đến vấn đề mô tả tình hình ung thư, tỷ lệ mắc, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị bệnh, chỉ một vài nghiên cứu đề cập đến tình hình phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ liên quan đến UTDD. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bằng chứng về nguy cơ gây bệnh của các yếu tố này, nhất là nước ta đang trong thời kỳ xã hội hóa, kinh tế hội nhập thế giới như hiện nay thì mối liên quan giữa thói quen ăn uống và UTDD càng nên được quan tâm chú trọng. Đề tài: “Thói quen ăn uống và một số yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ung thư dạ dày tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện K năm 2018”đã được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tảthói quen ăn uống của bệnh nhân được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện K năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan giữa thói quen uống và nguy cơ ung thư dạ dày ở các mức độ phơi nhiễm khác nhau.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Một số khái niệm 3
1.2 Giải phẫu dạ dày 3
1.2.1. Hình thể của dạ dày 3
1.2.2. Vị trí và liên quan 4
1.3. Dịch tễ học về UTDD 5
1.3.1. Tình hình UTDD trên thế giới 5
1.3.2. Tình hình UTDD ở Việt Nam 7
1.4. Cơ chế phát sinh UTDD 9
1.5. Các yếu tố nguy cơ của UTDD 10
1.5.1. Các yếu tố bên ngoài 10
1.5.2. Nitrosamin 17
1.5.3. Các yếu tố bên trong 18
1.6. Dinh dưỡng và UTDD 21
1.6.1. Các yếu tố làm tăng nguy cơ UTDD 21
1.6.2. Các yếu tố làm giảm nguy cơ UTDD 22
1.7. Phòng chống UTDD 22
1.7.1. Chế độ ăn uống 23
1.7.2. Vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường 23
1.7.3. Các biện pháp dự phòng khác 23
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
2.2 Đối tượng nghiên cứu: 24
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 24
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 25
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 25
2.3.3 Phương pháp chọn mẫu 26
2.3.4 Các thông tin đươc thu thập 26
2.3.5 Các biến số và chỉ số nghiên cứu 27
2.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 27
2.4.1 Công cụ thu thập 27
2.4.2 Phương pháp thu thập 28
2.4.3 Các bước thu thập số liệu 28
2.5. Các sai số và kiểm soát yếu tố nhiễu 29
2.5.1 Sai số lựa chọn 29
2.5.2 Sai số thông tin 29
2.5.3 Sai số nhớ lại 29
2.5.4 Sai số từ chối 29
2.5.5 Sai số do nhập liệu, xử lý số liệu 29
2.5.6 Kiểm soát yếu tố nhiễu 30
2.6 Quản lý và phân tích số liệu 30
2.7 Đạo đức nghiên cứu 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1 Thói quen ăn uống của bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện K năm 2018 32
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 32
3.1.2 Thói quen ăn uống của đói tượng nghiên cứu 34
3.2 Thói quen ăn uống và nguy cơ ung thư dạ dày ở các mức độ phơi nhiễm khác nhau 43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53
4.1 Một số thói quen ăn uống của bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện K năm 2018 53
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 53
4.1.2. Thói quen ăn uống của đối tượng nghiên cứu 56
4.2 Thói quen ăn uống và nguy cơ ung thư dạ dày ở các mức độ phơi nhiễm khác nhau 63
4.3. Tập hợp các kết quả nghiên cứu chính 72
4.4 Ưu điểm và một số hạn chế của nghiên cứu 72
KẾT LUẬN 74
KHUYẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi, giới tính, của đối tượng nghiên cứu 32
Bảng 3.2 Đặc điểm trình độ học vấn, sử dụng tủ lạnh và chỉ số của đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3.3 Đặc điểm chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3.4 Thói quen sử dụng các loại đồ uống của đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 3.5 Thói quen sử dụng các loại dầu, mỡ của đối tượng nghiên cứu 35
Bảng 3.6 Thói quen ăn ngũ cốc và các săn phẩm chế biến từ ngũ cốc của đối tượng nghiên cứu 36
Bảng 3.7 Thói quen ăn các loại đậu đỗ và các sản phẩm chế biến từ đậu đỗ của đối tượng nghiên cứu 37
Bảng 3.8 Thói quen ăn các loại rau, củ của đối tượng nghiên cứu 38
Bảng 3.9 Thói quen ăn các loại trái cây của đối tượng nghiên cứu 39
Bảng 3.10 Thói quen ăn các loại thịt, trứng của đối tượng nghiên cứu 40
Bảng 3.11 Thói quen ăn các loại hải sản của đối tượng nghiên cứu 41
Bảng 3.12 Thói quen ăn các loại gia vị và đường các loại của đối tượng nghiên cứu 42
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa thói quen uống và UTDD 43
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa dùng dầu- mỡ và UTDD 44
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa thói quen ăn cơm và lương thực khác với UTDD 45
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa thói quen ăn đậu đỗ, các sản phẩm chế biến từ đậu đỗ với UTDD 46
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa thói quen ăn các loại rau với UTDD 47
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa thói quen ăn các loại trái cây với UTDD 48
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa thói quen ăn thịt với UTDD 49
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa thói quen ăn các loại hải sản với UTDD 50
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và các loại gia vị với UTDD 51
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa thói quen ăn các loại sữa, bánh kẹo, trứng với UTDD 52
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Xu hướng tỷ lệ mắc chuẩn theo độ tuổi đối với ung thư dạ dày trên thế giới 1990- 2010 5
Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong theo tuổi của UTDD ước tính trên 100.000 dân của một số nước trên thế giới năm 2012 6
Biểu đồ 1.3 Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong theo tuổi của UTDD ước tính trên 100.000 dân tại Việt Nam năm 2012 8
Recent Comments