Thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Tỉnh Yên Bái sau can thiệp giáo dụcc năm 2018

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Tỉnh Yên Bái sau can thiệp giáo dục năm 2018
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính không lây phổ biến và gia tăng nhanh nhất trên toàn cầu trong thế kỷ 21, đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết họp cả hai; trong đó, chủ yếu là đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 90% [46]. Đái tháo đường type 2 có liên quan chặt chẽ đến lối sống của người bệnh, thường khởi phát ở người lớn tuổi nhưng hiện đang có xu hướng ữẻ hóa ngày càng có nhiều trẻ em, thanh thiếu niên phải điều trị căn bệnh này [69].
Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2017, toàn thế giới có khoảng 425 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, tương đương cứ 11 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh và có tới hơn 212 triệu người (50%) mắc bệnh đái tháo đường mà không được chẩn đoán [47]. Châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đái tháo đường với hơn 60% số người mắc bệnh trên toàn cầu, tập trung nhiều nhất ở hai nước Trung Quốc và Ấn Độ [60].

MÃ TÀI LIỆU

 NCKH.0083

TAPCHIYHOC.00068

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


Việt Nam là quốc gia đang phát triển về kinh tế xã hội nên sự thay đổi lối sống góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 [60]. Nước ta là một trong bốn nước thuộc khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhất với khoảng 3,5 triệu người trưởng thành (20- 79 tuổi) mắc bệnh, nhưng có tới 54% không được chẩn đoán, 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm [47]. Yên Bái là một tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế- xã hội còn thấp, việc tiếp cận thông tin bệnh tật ở một số vùng còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái, tính đến tháng 4/2018 toàn tỉnh có 1955 người bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện và số người bệnh mắc đái tháo đường đang tăng lên nhanh chóng [2],
Đái tháo đường đặt ra gánh nặng lớn cho cá nhân người bệnh, gia đình và toàn xã hội. Bệnh diễn biến âm thầm, nhưng để lại biến chứng nặng nề như: tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch, mù lòa, viêm thần kinh…[69]. Cứ 8 giây lại thêm một người tử vong và cứ 30 giây lại có một người bị cắt cụt chi vì bệnh đái tháo14 đường [47]. Phần lớn các quốc gia phải chi từ 5 – 20 % tổng chi tiêu y tế cho bệnh đái tháo đường. Với chi phí cao như vậy thì đái tháo đường thực sự là một thách thức đối vói hệ thống y tế và sự phát triển bền vững nền kinh tế của các nước [46].
Người bệnh đóng vai trò chủ yếu trong việc quản lý bệnh và một chương trình can thiệp giáo dục cho người bệnh họp lý sẽ góp phần nâng cao kiến thức tự chăm sóc, giúp quản lý bệnh tốt hơn [61]. Tuy nhiên, trong thực tế khám chữa bệnh hàng ngày việc truyền thông giáo dục sức khỏe lại ít được chú trọng [56]. Những thiếu hụt kiến thức tự chăm sóc dẫn đến hành vi không đúng, làm giảm hiệu quả điều trị, góp phần làm tăng sự xuất hiện các biến chứng, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ tàn tật và tử vong [57].
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về kiến thức của người bệnh đái tháo đường type 2 nhưng chưa có nhiều nghiên cứu can thiệp thuộc lĩnh vực điều dưỡng về kiến thức tự chăm sóc của người bệnh. Hơn nữa, Yên Bái là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc sinh sống với gần một nửa số dân là dân tộc ít người, tỷ lệ mắc bệnh không tương đồng với các khu vực đã nghiên cứu. Do đó, việc thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và xây dựng một chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe hiệu quả của điều dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2 về kiến thức tự chăm sóc tại tỉnh Yên Bái là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
Thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Tỉnh Yên Bái sau can thiệp giáo dụcc năm 2018” nhằm hai mục tiêu sau:15
MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Tinh Yên Bái năm 2018.
2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Tỉnh Yên Bái sau can thiệp giáo dục năm 2018
Mục tiêu: mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái năm 2018. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thu thập số liệu bằng phỏng vấn trực tiếp 108 người bệnh đái tháo đường týp 2 đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái từ tháng 01 đến4 – 2018. Sử dụng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức tự chăm sóc đái tháo đường được xây dựng dựa trên bộ công cụ Diabetes Self-Care Knowledge Questionnaire – DSCKQ 30 và tham khảobản dịch sử dụng trong nghiên cứu của Nguyễn Vũ Huyền Anh tại Điện Biên năm 2016 với chỉsố hiệu lực CVI 0,83; hệ số Cronbach’s alpha 0,81. Kết quả: tỷ lệ người bệnh có kiến thức tự chăm sóc ở mức 19,4%. Điểm kiến thức trung bình 17,3 ± 3,6 trên tổng số 30 điểm. Thiếu hụtkiến thức người bệnh trong nghiên cứu chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống, tự theo dõiđường máu và nhận biết dấu hiệu của hạ đường máu. Người bệnh có kiến thức tốt hơn về hoạtđộng thể lực, tuân thủ dùng thuốc, phát hiện và tự chăm sóc phòng biến chứng. Kết luận:kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái còn hạn chế: tỷ lệ người bệnh có kiến thức về tự chăm sóc ở mức thấp 19,4%.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính không lây phổ biến và gia tăng nhanh nhất trên toàn cầu trong thế kỷ 21, trong đó chủ yếu là ĐTĐ týp 2 (chiếm khoảng 90%) [8]. ĐTĐ týp 2 liên quan chặt chẽ đến lối sống của người bệnh, thườngkhởi phát ở người lớn tuổi, nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa, ngày càng có nhiều trẻ em, thanh thiếu niên phải điều trị căn bệnh này [12]. Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) năm 2017, toàn thế giới có khoảng 425 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, tương đương cứ11 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh và có tới hơn 212 triệu người (50%) mắc bệnh ĐTĐ mà không được chẩn đoán [9]. Việt Nam là một trong bốn nước ở khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhất với khoảng 3,5 triệu người trưởng thành (20 – 79 tuổi) mắc bệnh, nhưng có tới 54% không được chẩn đoán, 85% chỉ phát hiện bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm [9]. ĐTĐ đặt ra gánh nặng lớn cho cá nhân người bệnh, gia đình và toàn xã hội. Cứ 8 giây lại thêm một người tử vong và cứ 30 giây lại có một người bị cắt cụt chi vì bệnh ĐTĐ [9]. Phần lớn các quốc gia phải chi từ 5 – 20%tổng chi tiêu y tế cho bệnh ĐTĐ.

MỤC LỤC
Nội dung Trang
TÓM TẮT NGHIÊN cứu i
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG V
DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỒ, s ơ ĐỒ vii
ĐẶT VẨN ĐỀ 1
MỤC TIÊU 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Bệnh Đái tháo đường 4
1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh Đái tháo đường. 9
1.3. Tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 12
1.4. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về kiến thức tự chăm sóc của người
bệnh Đái tháo đường type 2. 17
1.5. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe đối với tự chăm sóc trong Đái
tháo đường type 2. 21
1.6. Học thuyết điều dưỡng và khung lý thuyết 22
1.7. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 24
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 25
2.3. Thiết kế nghiên cứu. 25
2.4. Mẩu và phương pháp chọn mẫu 26
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 27
2.6. Các biến số nghiên cứu 29
2.7. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá. 31
2.8. Chương trình can thiệp 322.9. Phương pháp phân tích số liệu. 32
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu. 33
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục. 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u 34
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 34
3.2. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 của ĐTNC. 39
3.3. Sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 của ĐTNC
sau can thiệp. 46
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 54
4.2. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 của ĐTNC. 56
4.3. Sự thay đổi kiến thức tự chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 của ĐTNC
sau can thiệp giáo dục 61
KẾT LUẬN 68
KHUYẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bản đồng thuận
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi
Phụ lục 3: Công cụ can thiệp
Phụ lục 4: Phiếu xin ý kiến đánh giá tính giá trị của bộ công cụ thu thập số liệu.
Phụ lục 5: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu có xác nhận của địa bàn thu
thập số liệu.
Phụ lục 6: Thư đồng ý cho phép sử dụng bộ công cụ vào nghiên cứu

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới 34
Bảng 3.2. Đặc điểm về dân tộc, noi sống và hoàn cảnh sống của đối tượng nghiên
cứu 35
Bảng 3.3. Đặc điểm về trình độ học vấn và nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng của
đối tượng nghiên cứu 36
Bảng 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu 37
Bảng 3.5. Thói quen hút thuốc, uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu 37
Bảng 3.6. Mức độ kiến thức tự chăm sóc của đối tượng nghiên cứu 39
Bảng 3.7. Kiến thức về hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu 40
Bảng 3.8. Kiến thức về chế độ ăn uống của đối tượng nghiên cứu 41
Bảng 3.9. Kiến thức về tự chăm sóc phòng biến chứng của đối tượng nghiên cứu..41
Bảng 3.10. Kiến thức về tự theo dõi đường máu của đối tượng nghiên cứu 42
Bảng 3.11. Kiến thức về tự theo dõi chăm sóc của đối tượng nghiên cứu 43
Bảng 3.12. Kiến thức về tuân thủ thực hành tự chăm sóc của đối tượngnghiên cứu 44
Bảng 3.13. Kiến thức về hậu quả không kiểm soát mức đường máu của đối tượng
nghiên cứu 45
Bảng 3.14. Sự thay đổi điểm kiến thức tự chăm sóc của đối tượng nghiên cứu sau
can thiệp 46
Bảng 3.15. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về hoạt động thể lực trước
và sau can thiệp 48
Bảng 3.16. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đứng về chế độ ăn uống trước
và sau can thiệp 49
Bảng 3.17. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về tự chăm sóc phòng
biến chứng trước và sau can thiệp 49
Bảng 3.18. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về tự theo dõi đường máu
trước và sau can thiệp 5011
Bảng 3.19. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về tự theo dõi chăm sóc
trước và sau can thiệp 51
Bảng 3.20. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về tuân thủ thực hành tự
chăm sóc trước và sau can thiệp 52
Bảng 3.21. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về hậu quả của không
kiểm soát mức đường máu trước và sau can thiệp 5312
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, s ơ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 23
Sơ đồ 2.2. Quy trình thu thập số liệu 28
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường type 2 38
của đối tượng nghiên cứu 38
Biểu đồ 3.2. Tần suất khám sức khỏe định kỳ của đối tượng nghiên cứu 38
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ kiến thức đạt của đối tượng nghiên cứu theo từng nhóm 39
kiến thức 39
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi mức độ kiến thức chung về tự chăm sóc của đối tượng
nghiên cứu sau can thiệp 46
Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi mức độ các nhóm kiến thức tự chăm sóc của đối tượng
nghiên cứu sau can thiệp 4

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/