Thực trạng sai lệch khớp cắn và phân tích một số chỉ số trên phim Cephalometric và trên mẫu của sinh viên Đại học Y Dược Thái Nguyên có lệch lạc khớp cắn loại II năm 2012

Thực trạng sai lệch khớp cắn và phân tích một số chỉ số trên phim Cephalometric và trên mẫu của sinh viên Đại học Y Dược Thái Nguyên có lệch lạc khớp cắn loại II năm 2012.Sai lệch khớp cắn là một vấn đề sức khỏe răng miệng khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Bạch Dương (2000) tại Hà Nội thì tỷ lệ sai lệch khớp cắn tại cộng đồng là 91% [6]. Nghiên cứu của Ibrahim E.G cùng cộng sự (2007) về sự phân bố sai lệch khớp cắn theo Angle trên người trưởng thành tại Thổ Nhĩ Kỳ thì tỷ lệ sai lệch khớp cắn là 89,9% [25]. Sai lệch khớp cắn gây ra sự bất hòa trong tương quan giữa các răng trong miệng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng và thẩm mỹ của bệnh nhân. Trong những năm gần đây, mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao do đó nhu cầu về chăm sóc sức khỏe răng miệng và nhu cầu về thẩm mỹ được nhiều người quan tâm hơn, theo đó ngành chỉnh hình răng mặt của Việt Nam trong những năm qua đã phát triển nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00133

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Sai khớp cắn loại II là khớp cắn có đỉnh múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. Loại sai lệch khớp cắn này gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của khuôn mặt khi nhìn nghiêng. Đồng thời, sai khớp cắn loại II nếu không điều trị sớm, lâu dài sẽ gây sang chấn khớp cắn, làm tiêu mô quanh răng của nhóm răng cửa hàm trên dẫn đến tình trạng các răng cửa thưa và ngả ra trước, đặc biệt trong các trường hợp khớp cắn sâu, gây tổn thương khớp thái dương hàm. Do đó, đã có không ít những nghiên cứu tìm hiểu về loại lệch lạc này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Moorrees và cộng sự (1969), Buschang và cộng sự (1994) đã phân tích mẫu hàm để tìm sự khác biệt về kích thước cung hàm của hai nhóm sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 1 và tiểu loại 2 chưa được điều trị [26]. Trong một nghiên cứu gần đây,

Isik F. cùng cộng sự [26] đã tiến hành phân tích phim Cephalometric và mẫu hàm nhằm tìm kiếm sự khác biệt về xương – răng giữa tiểu loại 1 và tiểu loại 2 của sai lệch khớp cắn loại II …Tại Việt Nam trong những năm qua,nhiều nghiên cứu tập trung vào khảo sát về sự phân bố tỷ lệ các loại khớp cắn trong cộng đồng như Hoàng Thị Bạch Dương [6], Đặng Thị Vĩ [2], Cao Thị Hoàng Yến [1],. Hoặc các nghiên cứu tập trung đánh giá kết quả điều trị trên một nhóm bệnh nhân có sai lệch khớp cắn loại II như Nguyễn Thị Bích Ngọc [14] nghiên cứu về lệch lạc khớp cắn loại II do lùi xương hàm dưới trên phim Cephalometric, nghiên cứu gần đây của Võ Thị Thúy Hồng [18] đã đưa ra đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân sai lệch khớp cắn loại II xương. Tuy nhiên, rất ít các nghiên cứu so sánh tương quan xương – răng giữa các loại lệch lạc khớp cắn loại II trên phim và mẫu hàm.

Đại học Y Dược Thái Nguyên là một trong số trường đại học đào tạo nguồn nhân lực y tế cho các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực y tế cho cả nước nói chung. Nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên có số lượng khá lớn các sinh viên là con em các đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc như dân tộc Tày, Mường, Thái, Sán Chí.Bởi vậy, để góp phần tìm hiểu sự phân bố và đặc điểm tương quan sọ mặt của sai lệch khớp cắn loại II của tại cộng đồng nói chung và đặc thù vùng miền núi phía Bắc nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài: “Thực trạng sai lệch khớp cắn và phân tích một số chỉ số trên phim Cephalometric và trên mẫu của sinh viên Đại học Y Dược Thái Nguyên có lệch lạc khớp cắn loại II năm 2012” với mục tiêu cụ thể:

1. Nhận xét tỉ lệ sai lệch khớp cắn trên nhóm sinh viên năm thứ 5 trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

2. Xác định một số chỉ số trên phim Cephalometric và trên mẫu có lệch lạc khớp cắn loại II của nhóm sinh viên trên.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 11

1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHỚP CẮN 11

1.1.1.  Định nghĩa khớp cắn 11

1.1.2. Khớp cắn lý tưởng 11

1.1.3. Khớp cắn bình thường của Andrews 13

1.2. PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE 14

1.2.1. Sự phát triển của hệ thống phân loại Angle 14

1.2.2. Phân loại trên thực tế theo Angle hiện nay 17

1.3. PHÂN LOẠI SAI KHỚP CẮN LOẠI II 20

1.3.1. Phân loại theo hình thái 20

1.3.2. Phân loại dựa trên phân tích phim sọ nghiêng 20

1.4. PHIM CEPHALOMETRIC VÀ CÁCH PHÂN TÍCH PHIM

CEPHALOMETRIC 21

1.4.1. Sự hình thành và phát triển 21

1.4.2. Các điểm mốc trên phim Cephalometric 22

1.4.3. Các mặt phẳng trên phim Cephalometric 24

1.4.4. Các chỉ số trên phim Cephalometric 25

1.5. PHÂN TÍCH MẪU HÀM 28

1.5.1. Độ cắn chìa (Overjet) 28

1.5.2. Độ cắn trùm (Overbite) 29

1.5.3. Các kích thước cung răng vĩnh viễn trên mẫu hàm 29

1.5.4. Khoảng hiện có và khoảng cần có (Ashley’s Analysis) 31

1.5.5. Chỉ số Bolton 31

1.6. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở

VIỆT NAM 32

1.6.1. Tình hình các nghiên cứu về sai lệch khớp cắn ở Việt Nam 32

1.6.2. Tình hình các nghiên cứu về sai lệch khớp cắn trên thế giới 34

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 37

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 37

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 38

2.3.2. Cỡ mẫu 38

2.4. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 39

2.5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 41

2.5.1. Khám lâm sàng, lấy dấu và đổ mẫu 41

2.5.2. Xác định loại khớp cắn trên mẫu hàm: 42

2.5.3. Phân tích các mẫu hàm có tương quan R6 hai hàm là loại II Angle 43

2.5.4. Chụp phim Cephalometric cho các sinh viên có sai khớp cắn

Angle II và phân tích phim 48

2.5.5. Làm sạch và xử lý số liệu 53

2.6. SAI SỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 53

2.6.1. Sai số 53

2.6.2. Cách khắc phục 53

2.7. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU 54

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 55

3.1.1. Phân bố giới tính trong nghiên cứu 55

3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi 56

3.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc 56

3.2. Phân bố tỷ lệ các loại sai lệch khớp cắn theo phânloại của Angle 57

3.3. Kích thước răng, cung hàm và một số chỉ số thông dụng trên mẫu

thạch cao của nhóm sinh viên có sai khớp cắn Angle II 60

3.4. Đặc điểm trên phim cephalometric của nhóm sinh viên có sai khớp

cắn Angle II 66

3.4.1. Các chỉ số tương quan xương – xương 66

3.4.2. Các chỉ số tương quan răng – xương 67

3.4.3. Các chỉ số mô mềm 68

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 70

4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 70

4.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính 70

4.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi 70

4.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc 70

4.2. Thực trạng sai lệch khớp cắn trên nhóm đối tượng nghiên cứu 72

4.2.1. Phân bố đối tượng theo phân loại sai lệch khớp cắn 72

4.2.2. Phân bố các tiểu loại sai lệch khớp cắn loại II 75

4.3. Đặc điểm trên mẫu hàmcủa nhóm sai khớp cắn Angle II 76

4.3.1. Độ cắn trùm, độ cắn chìa 76

4.3.2. Kích thước cung răng 77

4.3.3. Sự mất cân xứng răng – hàm 78

4.3.4. Chỉ số Bolton 78

4.4.  Đặc điểm tương quan sọ mặt trên phim Cephalometric của nhóm sai khớp cắn Angle II 79

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Cao Thị Hoàng Yến (2007), Nhận xét tình trạng khớp cắn của sinh viên Đại học Y Hà Nội lứa tuổi 18- 20, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ răng hàm mặt, Đại học Y Hà Nội.
2. Đặng Thị Vỹ (2004), Nhận xét hình dạng và kích thước cung răng tương quan với khuôn mặt và răng cửa hàm trên, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
3. Hồ Thị Thùy Trang, Nguyễn Lan Anh, Mai Thị Thu Thảo(2010), “Phân tích mô mềm Holdaway ở người Việt Nam trưởng thành”, Tạp chí Y họcThành phố Hồ Chí Minh, 14(1),tr.244 – 252.
4. Hồ Thị Thùy Trang (2004), “Phân tích Steiner”, trong,Chỉnh hình răng mặt: Kiến thức cơ bản và điều trị dự phòng, Nhà xuất bản y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.106 – 113.
5. Hồ Thị Thùy Trang (2004), “Phim sọ nghiêng dùng trong Chỉnh hình Răng Mặt”,trong, Chỉnh hình răng mặt: Kiến thức cơ bản và điều trị dự phòng, Nhà xuất bản y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.84 – 104.
6. Hoàng Thị Bạch Dương (2000), Điều tra về lệch lạc răng – hàm trẻ em lứa tuổi 12 ở trường cấp II Amsterdam Hà Nội, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Hoàng Tử Hùng (2005), “Một số quan niệm về khớp cắn”, trong, Hoàng Tử Hùng , chủ biên, Cắn khớp học. Nhà xuất bản y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr.55 – 66.
8. Hoàng Việt Hải (2011), Phân loại khớp cắn theo Angle. Bài giảng
phát tay Bộ môn Chỉnh nha – Viện đào tạo Răng Hàm Mặt. Đại học Y
Hà Nội.9. Khoa y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Phương pháp
nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản y
học, Hà Nội, tr.58-71.
10. Mai Thị Thu Thảo, Đoàn Quốc Huy, Phan Thị Xuân Lan (2004), “Phân loại khớp cắn theo Edward H. Angle”, trong, Chỉnh hình răng mặt: Kiến thức cơ bản và điều trị dự phòng, Nhà xuất bản y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.67 – 75.
11. Mai Thị Thu Thảo, Nguyễn Văn Lân, Phan Thị Xuân Lan (2004), “Khớp cắn bình thường theo quan niệm của Andrews”, trong,Chỉnh hình răng mặt:Kiến thức cơ bản và điều trị dự phòng. Nhà xuất bản y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.76 – 82.
12. Mai Thị Thu Thảo (2004), “Chỉnh hình can thiệp sai khớp cắn hạng II Angle”, trong, Chỉnh hình răng mặt:Kiến thức cơ bản và điều trị dự phòng, Nhà xuất bản y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.176 – 195.
13. Mùi Thị Trung Hậu (2006), Nhận xét hình dạng kích thước cung răng người trưởng thành tại Hà Nội, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2003), Nhận xét và đánh giá hiệu quả lâm sàng điều trị lệch lạc khớp cắn Angle II do lùi xương hàm dưới bằng hàm chức năng, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
15. Phạm Thị Hương Loan, Hoàng Tử Hùng (1999), “Nghiên cứu đặc điểm hình thái cung răng người Việt”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt năm 2000, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr.95 – 106.
16. Trần Thị Phương Thảo (2011), Nhận xét mối tương quan giữa phần mềm và xương trên phim Cephalometric của sinh viên Viện đào tạo răng hàm mặt có khớp cắn Angle I, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.17. Võ Hồng Liên (2008), Nhận xét lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị chỉnh nha bằng khí cụ cố định ở lứa tuổi 15 – 40, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
18. Võ Thị Thúy Hồng (2011), “Nhận xét hình thái lâm sàng bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loai II xương neo chặn với microimplant điều trị tại bệnh viện RHMTW Hà Nội”, Y học thực hành,4 (760), tr.23-27

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/