THỰC TRẠNG VÀ CẤP CỨU TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – TRUNG LƯƠNG

THỰC TRẠNG VÀ CẤP CỨU TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – TRUNG LƯƠNG
Phạm Thành Lâm*, Trần Đức Quý**
* Cục giao thông vận tải, ** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả thực trạng tai nạn giao thông (TNGT) và cấp cứu tai nạn trên đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương giai đoạn 2010 – 2014. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 5 năm có 403 vụ TNGT, tỷ lệ nam/nữ 4,52 (330 nam/73 nữ); lứa tuổi lao động (18-60 tuổi) chiếm tỷ lệ 83,87% (338/403 bệnh nhân (BN)). Tỉ lệ đa chấn thương 12,15% (48/403 BN), chấn thương sọ não 12,41% (50/403 BN), gãy xương 10,42% (42/403 BN), chấn thương khác 65,02% (262/403 BN), TNGT có sử dụng rượu bia 26,55% (107/403 BN). Tỉ lệ được sơ cấp cứu tại chỗ 14,14% (57/403 BN), tỉ lệ được sơ cấp cứu ban đầu 70,72% (285/403 BN), tỉ lệ tử vong là 9,18% (37/403 BN). Kết luận: TNGT trên đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung lương từ năm 2010 – 2014: số lượng người bị chấn thương do tai nạn có xu hướng giảm, nhưng số lượng người bị tử vong có xu hướng tăng. Tỉ lệ nạn nhân được sơ cấp cứu tại chỗ còn thấp. 
Từ khóa: Tai nạn giao thông, đường cao tốc, sơ cấp cứu.

MÃ TÀI LIỆU

YHCM.2019.00305

Giá :

10.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


1. Đặt vấn đề
Tai nạn giao thông (TNGT) là vấn đề hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2014, toàn quốc xảy ra 25.322 vụ, làm chết 8.996 người, bị thương 24.417 người. Trong TNGT, hàng đầu là TNGT đường bộ [5], [7]. Các TNGT trên đường cao tốc thường là nặng nề, hậu quả là nhiều người chết và bị thương [6]. Cấp cứu y tế là một hoạt động nhằm can thiệp nhanh, kịp thời để cứu sống, hồi phục các chức năng và hạn chế di chứng lâu dài cho nạn nhân. Tổ chức cấp cứu hiệu quả TNGT sẽ góp phần giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế hậu quả, di chứng lâu dài, giảm chi phí, gánh nặng cho gia đình và xã hội [1], [4]. 
Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kiềm chế, giảm thiểu TNGT, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020. Tuy nhiên Đề án này hoạt động chưa thật sự hiệu quả, đặc biệt là hệ thống cấp cứu TNGT trên đường cao tốc. Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương mới hoàn thành và đi vào sử dụng và đã triển khai trạm cấp cứu y tế. Đánh giá kết quả hoạt động triển khai trạm cấp cứu TNGT là cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả thực trạng và cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương giai đoạn 2010 – 2014.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Bộ Y tế (2003), Chính sách Quốc gia phòng chống tai nạn thương tích. Ban Chỉ đạo QG PC TNTT. NXB LĐ- XH. Hà Nội.
2.    Bộ Y tế (2009), Báo cáo đánh giá thực hiện quyết định 170/QĐ – BYT về xây dựng cộng đồng an toàn PCTNTT, Hà Nội.
3.    Bộ Y tế (2010), Báo cáo kết quả hoạt động phòng chống TNTT ngành Y tế năm 2010. Hà Nội.
4.    Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ cộng đồng PCTNTT (2008), Báo cáo đánh giá cuối kỳ của Dự án " Nâng cao năng lực điều phối thông tin cho cộng đồng về vận chuyển cấp cứu và chăm sóc chấn thương". Hà Nội.
5.    Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (2015), Báo cáo tình hình tai nạn giao thông toàn quốc năm 2014, Hà Nội.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/