Tìm hiểu một số đặc điểm điện sinh lý nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ bằng hệ thống lập bản đồ ba chiều

Tìm hiểu một số đặc điểm điện sinh lý nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ bằng hệ thống lập bản đồ ba chiều
Lê Tiến Dũng, Nguyễn Trần Thủy, Nguyễn Hữu Hồng Chương, Vũ Văn Bạ, Phạm Quốc Khánh, Phạm Quốc Khánh
Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm điện sinh lý nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ kịch phát và rung nhĩ dai dẳng bằng hệ thống lập bản đồ ba chiều.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 30 bệnh nhân rung nhĩ (RN) (bao gồm 21 ca RN kịch phát và 9 ca RN dai dẳng) có chỉ định thăm dò điện sinh lý và triệt đốt RN dưới sự hỗ trợ của hệ thống lập bản đồ 3 chiều, tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện E và Khoa tim mạch Học viện quân Y 103 trong thời gian từ 10.2020 – 10.2021.
Kết quả: Tuổi trung bình là 59,0 ±11,0 năm, trong đó tỉ lệ nam chiếm 60%, thời gian mắc bệnh trung bình là 2,2±3,8 năm, phân độ triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống theo EHRA trung bình là 3,24 ±0,34 điểm. Kết quả thăm dò điện sinh lý: Đối với nhóm RN dai dẳng (n =7): điện thế trung bình: 2.17 ± 0.30 mV vùng điện thế thấp nhất là vùng vách là 1.63 ± 0.38 mv, điện thế vùng đáy nhĩ là 1.8 ± 0.17 mV. Đối với nhóm RN kịch phát (n=21): điện thế trung bình là 2.70 ± 0.28mV, vùng điện thế thấp nhất là vùng vách 1.95 ± 0.24 mV. Tỉ lệ vùng điện thế < 1.5 mV ở nhóm RN dai dẳng là 28,5% chủ yếu nằm ở vùng vách và vùng thành sau nhĩ trái.
Kết luận: Điện thế trung bình các vùng nhĩ trái ở nhóm rung nhĩ dai dẳng thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân RN kịch phát, vùng có điện thế thấp tìm thấy ở 28,6% nhóm RN dai dẳng, nằm ở vùng vách và đáy nhĩ trái. Không có sự khác nhau về thời gian phục hồi nút xoang và thời gian trơ nhĩ trái giữa 2 nhóm.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.02324

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0978.770.836

Rung  nhĩ là  một rối loạn nhịp nhanh thường gặp nhất ở người lớn tuổi, tỉ lệ mắc ngày  càng  ra tăng cùng với sự già  hóa  của dân số. Ở các nước phát  triển tỉ lệ lưu hành của rung nhĩ trong cộng đồng nói chung là  0,5 -4%, thay đổi theo tuổi và giới. Tại Việt Nam theo nghiên  cứu của Nguyễn Ngọc Tú tiến hành năm 2018 ở Viện Lão khoa thì tỉ lệ lưu hành là 3,9% ở những người cao tuổi khi nhập viện.1Năm 1994, Haissenguerre M, là người đầu tiên ứng dụng năng lượng sóng có tần số radio (RF) để điều trị rung nhĩ, mở ra một kỷ nguyên điều trị bằng can thiệp cô lập điện học 4 tĩnh mạch phổi, đã chứng minh được tính hiệu quả và an toàn cao trong điều trị rung nhĩ kịch phát, tuy nhiên , khi áp dụng với rung nhĩ dai dẳng thì kết quả còn rất hạn chế , tỉ lệ thành công chưa cao.2-4Tại Việt Nam, việc ứng dụng kĩ thuật này với sự hỗ trợ của hệ thống lập bản đồ ba chiều được thực hiện từ những năm 1998 tại Viện Tim mạch Bạch mai.5-7Những vấn đề liên quan đến cơ chất rung nhĩ, quá trình tiến triển từ rung nhĩ kịch phát sang rung  nhĩ dai dẳng, có liên  quan  mật thiết đến sự thay đổi về mặt mô học và  biến đổi về điện học trong cơ nhĩ còn đanglà  một thách thức. Các hệ thống  lập  bản  đồ  3D  thế  hệ  mới,  tích  hợp  các công nghệ tin học, kỹ thuật số… phần nào sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về cơ chế, chất nền rung nhĩ và các  quá  trình  tiến triển của bệnh. Với lý do trên chúng  tôi  tiến hành  nghiên  cứu đề tài:  “Tìm  hiểu một số đặc điểm điện sinh lý nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ bằng hệ thống lập bản đồ ba chiều”

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/