TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Nhi1,2,, Lương Quốc Tuấn3, Trần Văn Đô3, Huỳnh Giao
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ và mức độ trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan của NVYT quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện từ tháng 8/2021 đến 6/2022, chọn mẫu toàn bộ tất cả NVYT trong địa bàn quận Tân Phú, sử dụng thang đo DASS-21(thang đo trầm cảm, lo âu, stress) đã được chuẩn hóa tiếng Việt và có độ tin cậy cao để đánh giá trầm cảm, lo âu và stress, Tổng số 569 NVYT đã tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress ghi nhận lần lượt là 26,7%, 36,7% và 19,9%, các yếu tố liên quan đến trầm cảm gồm: tình trạng hôn nhân, số ngày tham gia chống dịch, có vấn đề áp lực từ thủ tục hành chính, sự hỗ trợ của cấp trên và sự hỗ trợ của gia đình; trong khi các yếu tố liên quan đến lo âu gồm: tình trạng nhà ở, thu nhập bản thân, áp lực thủ tục hành chính, sự hỗ trợ của gia đình; và yếu tố liên quan đến stress gồm: nhóm tuổi, trình độ học vấn khác, áp lực thủ tục hành chính, hỗ trợ của gia đình, hỗ trợ của cấp trên và tham gia đội hậu cần (p<0,05). Sức khỏe tâm thần của NVYT là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt sau tác động của đại dịch COVID-19. Các nhà quản lý cần xây dựng những chính sách hỗ trợ giúp NVYT có thể đối phó với các vấn đề trầm cảm, lo âu và stress tại cơ sở y tế.

MÃ TÀI LIỆU

 TCYDH.2022.02913

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0927.007.596

Sức khỏe tâm thần là nền  tảng cho  sựkhỏe mạnh và hoạt động hiệu quảcủa các cá nhân, là trạng  thái  không  có  rối  loạn  tâm  thần,  mà  còn bao  gồm  khảnăng  suy  nghĩ,  học  hỏi  và  hiểu được  cảm  xúc  của  một người  và  phản ứng  của người khác và là một trạng thái cân bằng, cảbên trong cơ thểvà  với môi trường.  Các  yếu  tốthểchất,  tâm  lý,  xã  hội, văn hóa, tinh thần  và  các yếu tốliên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra  sựcân  bằng  này,  có  mối  liên  hệkhông  thể tách  rời  giữa  sức  khỏe  tâm  thần  và  thểchất1. Theo World Health Organization(WHO), hơn 100 triệu người bị rối loạn sức khỏe tâm thần ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Chỉ riêng rối loạn trầm cảm là nguyên nhân gây ra 5,73% gánh nặng bệnh tật ở khu vực này. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến năm 2014 là  14,2%,  trong  đó  riêng  rối  loạn  trầm  cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát trong năm  2015 là 5,87  trên  100000  dân1. Rối loạn sức khỏe tâm thần đang là mối lo ngại của các quốc gia đang ở cấp độ toàn cầu, bao gồm các nước phát triển và đang  phát  triển,  nước  giàu  hay  nghèo2.  Năm 2017, toàn thế giới có 13% người bị cácrối loạn tâm thần, tương đương 970 triệu người. Trong đó, tỷ lệ bị trầm cảm là 3,5%, lo âu là 3,8%. Ước tính, các bệnh tâm thần và stress chiếm khoảng 32,4% số năm sống và tình trạng tàn tật (YLDs) và 13% số năm số tàn tật hiệu chỉnh (DALYs)3.Theo ghi nhận của cơ quan An toàn và Sức khỏe của Anh quốc, ghi nhận có 822.000 trường hợp stress,  trầm  cảm,  lo  âu  liên  quan  đến  nghề nghiệp trong hai năm 2020-2011, tỷ lệ là 2.480 người trên 100.000 người lao động4. Đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch, gây tử vong thứ 4 trên toàn thế giới và được dự báo là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong vào năm 20305. Đại  dịch  COVID-19  đã  gây  ra  một  thách  thức chưa từng có đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới.Đặc biệt, rủi ro đối với nhân  viên  y  tế  (NVYT)  là  một  trong  những  lỗ hổng lớn nhất của hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới6. NVYT phải làm việc với cường độ cao, gặp căng thẳng rất lớn, các NVYT cũng rất cần sự chăm sóc về sức khỏe tâm thần, việc không có hệ thống hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội làm tăng nguy cơ rối loạn tâm lý và tiến triển đến bệnh lý tâm thần ở NVYT7.  Các nghiên  cứu  ghi  nhận  tỷ  lệ  xuất  hiện  các  triệu chứng tâm lý ở các NVYT trong đại dịch COVID-19 cao hơn so với các trận đại dịch trước đó. Theo  một  nghiên  cứu  tại  Trung  Quốc  của  Zai Đông  Quan,  tỷ  lệ  trầm  cảm  ở  các  NVYT  đạt 50,7%, và các triệu chứng liên quan đến stress chiếm 70,4% trong dịch COVID-198. Chính vì thế việc  đánh  giá  vấn  đề  sức  khỏe  tâm  thần  của NVYT là cần thiết.Mục tiêu nghiên cứuXác định tỷ lệ trầm cảm, lo âu, và stress và các yếu tố liên quan của nhân viên y tế quận Tân Phú, sử dụng thang đo DASS-21 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/