Các yếu tố liên quan và nguy cơ té ngã ở ngƣời bệnh cao tuổi điều trị nội trú
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Các yếu tố liên quan và nguy cơ té ngã ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú.Té ngã ở người cao tuổi là một vấn đề chung và quan trọng. Nó không chỉ gây hậu quả nặng nề cho các cá nhân mà còn là gánh nặng cho hệ thống y tế. Trên thế giới, ước tính có 646.000 trường hợp té ngã tử vong xảy ra mỗi năm, khiến nó trở thành nguyên nhân thứ hai gây tử vong do thương tích không chủ ý, sau chấn thương giao thông đường bộ. Hơn 80% tử vong liên quan đến té ngã xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á chiếm 60% số ca tử vong này [88].
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, khoảng 28-35% số người trong độ tuổi 65 té ngã mỗi năm [23] tăng tới 32- 42% đối với những người trên 70 tuổi [78]. Năm 2017, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ già hóa dân số. Năm 2012, người từ 60 tuổi trở lên là 9.016.604 người, chiếm tỷ lệ 10,2% [83] và năm 2016 là 10,1 triệu người chiếm 11% tổng dân số. Như vậy, ước tính có khoảng 2,5 – 3,1 triệu người cao tuổi té ngã mỗi năm.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00594 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Bệnh viện không phải là nơi bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh bởi vì nguy cơ của các sự cố y khoa thường trực và có thể xảy ra bất cứ khi nào. Mặc dù người bệnh mong đợi và kỳ vọng được chăm sóc và điều trị một cách an toàn, hiệu quả, chất lượng. Tuy nhiên, trong môi trường bệnh viện, té ngã là sự kiện bất lợi thường gặp thứ ba được báo cáo bới Cơ quan giám sát sức khỏe quốc gia (ANVISA) của Braxin. Dữ liệu từ hệ thống này đã chỉ ra rằng từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 3 năm 2017, hơn 12.000 sự té ngã đã được báo cáo.
Tại Anh, té ngã là sự cố y khoa được báo cáo thường xuyên nhất, khoảng 283.000 lượt té ngã được báo cáo hàng năm tại các bệnh viện trên khắp nước Anh và xứ Wales với hơn 36.000 báo cáo từ các đơn vị sức khỏe tâm thần và 38.000 bệnh viện cộng đồng [57]. Tỷ lệ té ngã trong các đơn vị sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi dao động từ 7,7 đến 48 lần mỗi 1.000 giường [70].
Chi phí tài chính cho các chấn thương liên quan đến té ngã là đáng kể. Năm 2015, chi phí của chăm sóc y tế cho té ngã hơn 31 tỷ đô la [23]. Ngoài ra chi phí trung bình mà bệnh viện phải chi trả cho chấn thương do té ngã là hơn 30.000 đô la mỗi năm. Dự kiến chi phí chăm sóc y tế liên quan đến té ngã lên đến 43,8 tỷ đô la vào năm 2020 [47].
Vấn đề phòng ngừa té ngã, phòng ngừa những tổn thương từ nhẹ đến nặng hoặc tử vong do té ngã gây ra là quan trọng trong các cơ sở y tế. Phòng ngừa té ngã là một trong những mục tiêu quan trọng mà tổ chức y tế thế giới (WHO) muốn hướng tới. Chuẩn Joint Commitment International (JCI) cũng có một tiêu chuẩn riêng cho việc này [12]. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 43 hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, người bệnh tử vong hoặc di chứng nghiêm trọng do té ngã trong lúc được chăm sóc y tế tại cơ sở y tế là sự cố y khoa nghiêm trọng cần báo cáo bắt buộc [4]. Hơn nữa, đánh giá mức độ nguy cơ té ngã là một trong những chỉ số đánh giá chất lượng bệnh viện, liên quan đến an toàn của người bệnh, đặc biệt là đối với người cao tuổi [37]. Vì vậy, các cơ sở y tế cần thiết sử dụng các công cụ cụ thể, được xác nhận hợp lệ, cho phép đánh giá chính xác về nguy cơ té ngã để họ có thể ngăn ngừa và giảm các nguy cơ này trong môi trường bệnh viện. Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng thang đo té ngã Morse- một công cụ đã được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới để phân loại nguy cơ té ngã tại bệnh viện một cách hiệu quả [84].
Việc xác định mức độ nguy cơ té ngã và các yếu tố liên quan sẽ hỗ trợ việc định hướng chăm sóc của điều dưỡng để thực hiện các biện pháp can thiệp góp phần phòng ngừa hoặc giảm tỉ lệ té ngã trong bệnh viện. Ngoài ra, việc sử dụng một công cụ cụ thể sẽ bổ sung vào quy trình chăm sóc hỗ trợ điều dưỡng lập kế hoạch chăm sóc, hành động can thiệp phù hợp theo từng mức độ nguy cơ nhằm đáp ứng nhu cầu của người bệnh khi nằm viện.
Đối tượng điều trị và chăm sóc tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh là người cao tuổi, đa bệnh lý, có nhiều yếu tố nguy cơ té ngã nên chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố liên quan và nguy cơ té ngã ở ngƣời bệnh cao tuổi điều trị nội trú”. Với mong muốn qua việc xác định các yếu tố liên quan và đánh giá, dự đoán được nguy cơ té ngã sẽ giúp ích cho điều dưỡng phân loại, triển khai chương trình phòng chống té ngã phù hợp với người bệnh tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu hỏi nghiên cứu
Người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh có mức độ nguy cơ té ngã như thế nào và các yếu tố liên quan đến mức độ nguy cơ té ngã này là gì?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá mức độ nguy cơ té ngã và các yếu tố liên quan ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Viện Y Dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định mức độ nguy cơ té ngã ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Viện Y Dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến mức độ nguy cơ té ngã ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Viện Y Dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Các yếu tố liên quan và nguy cơ té ngã ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú
Mục lục
Bảng đối chiếu thuật ngữ việt anh ……………………………………………………..iii
Danh mục các chữ viết tắt………………………………………………………………… iv
Danh mục sơ đồ và biểu đồ……………………………………………………………….. v
Danh mục các bảng …………………………………………………………………………. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………… 1
Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 3
Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………….. 4
Định nghĩa té ngã…………………………………………………………………………… 4
1.2. Định nghĩa yếu tố nguy cơ………………………………………………………………. 4
1.3. Dịch tể học té ngã ở người cao tuổi………………………………………………….. 4
1.4. Yếu tố nguy cơ té ngã kinh điển ở người cao tuổi………………………………. 5
1.5. Thang đo Morse …………………………………………………………………………….. 9
1.6. Các nghiên cứu liên quan………………………………………………………………. 11
1.7. Học thuyết của Heinrich ……………………………………………………………….. 12
1.8. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………………….. 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU … 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………… 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………….. 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………. 17
2.4. Biến số ……………………………………………………………………………………….. 22
2.5. Phương pháp kiểm soát sai lệch……………………………………………………… 24
2.6. Xử lý số liệu………………………………………………………………………………… 25
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………… 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ …………………………………………………………………… 27
3.1. Đặc điểm người bệnh cao tuổi điều trị nội trú………………………………….. 27
3.2. Mức độ nguy cơ té ngã của người bệnh theo thang đo Morse ……………. 30
3.3. Mức độ nguy cơ té ngã …………………………………………………………………. 32
3.4. Mối liên quan giữa đặc điểm người bệnh và các yếu tố nguy cơ đến mức độ
nguy cơ té ngã theo thang đo Morse……………………………………………………… 33
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………….. 39
Đặc điểm người bệnh……………………………………………………………………. 39
Mức độ nguy cơ té ngã của người bệnh…………………………………………… 44
Các yếu tố liên quan……………………………………………………………………… 44
Điểm mạnh và hạn chế của đề tài …………………………………………………… 53
Tính ứng dụng của đề tài ………………………………………………………………. 54
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………… 55
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………….. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2-1. Biến số đặc điểm cá nhân…………………………………………………………..22
Bảng 2-2. Biến số các yếu tố nguy cơ ………………………………………………………..23
Bảng 3-1. Thông tin chung về người bệnh ………………………………………………….27
Bảng 3-2. Phân bố người bệnh theo các yếu tố nguy cơ ……………………………….28
Bảng 3-3. Phân bố người bệnh theo việc sử dụng thuốc từ 4 loại trở lên, thuốc
thần kinh, huyết áp, kháng viêm, lợi tiểu…………………………………………………………29
Bảng 3-4. Phân bố người bệnh theo tiêu chí đánh giá của thang đo Morse ……..30
Bảng 3-5. Phân bố bệnh lý của người bệnh …………………………………………………31
Bảng 3-6. Mối liên quan giữa đặc điểm người bệnh đến mức độ nguy cơ……….34
Bảng 3-7. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ đến mức độ nguy cơ té ngã
theo thang đo Morse……………………………………………………………………………………..35
Bảng 3-8. Mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc của người bệnh đến mức độ
nguy cơ té ngã theo thang đo Morse ……………………………………………………………….36
Bảng 3-9. Kết quả phân tích đa biến về mối liên quan giữa các yếu tố sử dụng ≥
4 loại thuốc, thuốc điều trị tăng huyết áp và vật lý trị liệu đến mức độ nguy cơ té
ngã theo thang đo Morse ……………………………………………………………………………….37
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Các yếu tố liên quan và nguy cơ té ngã ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú
Recent Comments